Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi (biểu đồ 3.1) tỉ lệ bệnh nhân suy thận mạn do viêm cầu thận chiếm 68%, tiếp theo là viêm tế bào thận mạn chiếm 13%, thận đa nang chiếm 9%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như của một số tác giả khác được tiến hành tại Việt Nam như NguyễnVăn Thịnh , Võ Văn Văn với tỷ lệ viêm cầu thận mạn lần lượt là 77.53% và 86.7% [14],[18]. Đồng thời kết của này cũng cho thấy không có sự khác biệt về các nhóm nguyên nhân suy thận mạn ở hai giai đoạn suy thận IV và V. So với các nghiên cứu được tiến hành tại các nước phát triển thì nguyên nhân suy thận mạn thường là do tăng huyết áp và đái tháo đường thì ở nước ta hai nguyên nhân chính dẫn tới suy thận mạn vẫn là viêm cầu thận mạn và viêm thận bể thận mạn.
39
4.2. BÀN LUẬN ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU
4.2.1. Thiếu máu
Là dấu hiệu thường gặp nhất trong suy thận mạn, mức độ thiếu máu tuỳ theo giai đoạn suy thận. Suy thận càng nặng thì thiếu máu càng nhiều. Trên thực tế nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám vì thiếu máu mới phát hiện ra là do suy thận mạn. Thiếu máu sẽ càng làm nặng thêm các biến chứng tim mạch. Trong nghiên cứu này thì có tới 52,4 % bệnh nhân suy thận mạn có triệu chứng lâm sàng là thiếu máu (bảng 3.3), và số lượng hồng cầu trung bình của nhóm nghiên cứu là 2.83±0.61(T/L), nồng độ hemoglobin là 79.35±16.56 (g/l) (bảng 3.5). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng có sự khác biệt khi so sánh với Mai Thị Hiền [6], nghiên cứu này thì triệu chứng thiếu máu gặp ở 100% các bệnh nhân suy thận mạn. Tuy nhiên nồng độ hemoglobin của chúng tôi có thấp hơn so với nghiên cứu của Võ Văn Văn, Hoàng Bùi Bảo, Huỳnh Văn Minh ở bệnh nhân suy thận mạn đang điều trị bằng thận nhân tạo chu kỳ là (81.86±24.53 g/l) [17]. Điều này có thể lý giải rằng bệnh nhân được điều trị tại Bạch Mai trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn là những bệnh nhân nặng được chuyển từ tuyến dưới lên cho nên chưa được điều trị tích cực tình trạng thiếu máu bằng erythropoietin .