Thẩm quyền và trình tự giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai giai đoạn 2010 – 2014 tại huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 30)

1.3.2.1 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai

a) Thẩm quyền giải quyết khiếu nại vềđất đai

Kế thừa quy định của Luật Khiếu nại, Tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2005) thì Luật Khiếu nại năm 2011 xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại là: cấp nào ban hành quyết định hành chính thì thủ trưởng cấp đó có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu; Thủ trưởng cơ quan nhà nước hành chính cấp trên có thẩm quyền

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính của cấp dưới bị khiếu nại và đã giải quyết lần đầu nhưng vẫn còn bị khiếu nại (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2011); Thủ trưởng cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp cán bộ, công chức có hành vi hành chính bị khiếu nại thì (người đó) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu. So với Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 thì Luật Khiếu nại 2011 đã xác định rõ trách nhiệm giải quyết khiếu nại của Chủ tịch tỉnh, Bộ trưởng và Thủ tướng Chính phủ (Chính phủ, 2011).

Theo Điều 163 Nghịđịnh 181/2004/NĐ-CP, trình tự giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; hành vi hành chính của cán bộ, công chức thuộc UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), thuộc Phòng TN&MT thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) được quy định cụ thể như sau:

- Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày UBND cấp huyện, có quyết định hành chính trong quản lý đất đai hoặc cán bộ công chức thuộc UBND cấp xã, thuộc Phòng TN&MT, thuộc UBND cấp huyện có hành vi hành chính trong khi giải quyết công việc về quản lý đất đai mà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không đồng ý với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó thì có quyền nộp đơn khiếu nại đến UBND cấp huyện.

- Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định của Luật Khiếu nại, Tố cáo (nay là Luật Khiếu nại năm 2011).

- Trong thời hạn không quá bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày có quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền khởi kiện ra Toà án nhân dân hoặc khiếu nại

đến UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh).

Trường hợp khiếu nại đến UBND cấp tỉnh thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo (nay là Luật Khiếu nại 2011). Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND cấp tỉnh là quyết định giải quyết cuối cùng, phải được công bố công khai và gửi cho người khiếu nại, người khác có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Theo Điều 164 Nghịđịnh số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003, trình tự giải quyết khiếu nại đối với quyết

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

định hành chính của Sở TN&MT, của UBND cấp tỉnh hành vi hành chính của cán bộ, công chức thuộc Sở TN&MT, thuộc UBND cấp tỉnh, cụ thể:

- Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày Sở TN&MT, UBND tỉnh, có quyết định hành chính trong quản lý đất đai hoặc cán bộ, công chức thuộc Sở TN&MT, thuộc UBND tỉnh có hành vi hành chính trong giải quyết công việc về quản lý đất đai mà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không đồng ý với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó thì có quyền nộp đơn khiếu nại đến UBND tỉnh.

- Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo (nay là Luật Khiếu nại 2011).

- Trong thời hạn không quá bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày có quyết

định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp tỉnh mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân.

Áp dụng quy định tại Khoản 2, Điều 33, Luật Khiếu nại 2011: khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. Như vậy, so với Luật khiếu nại, tố cáo 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2005) và nghị định 181/2004/NĐ-CP thì công dân khi nhận thấy quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm đến lợi ích của cá nhân có thể khiếu nại tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc khởi kiện ra tòa ngay mà không cần qua giải quyết khiếu nại lần đầu. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sớm tiếp xúc với tòa án, là cơ quan chuyên trách, xét xử bình đẳng, khi giải quyết ra một bản án nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam , đồng thời giảm áp lực giải quyết các vụ việc lên cơ quan hành chính nhà nước.

b) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Theo quy định tại Điều 136, Luật Đất đai 2003 thì tranh chấp đất đai sau khi hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 - Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có GCNQSDĐ hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai 2003 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết.

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có GCNQSDĐ hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 5

Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 thì được giải quyết:

+ Trường hợp Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương là quyết định giải quyết cuối cùng;

+ Trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ TN&MT; quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT là quyết định giải quyết cuối cùng.

Cũng theo quy định tại Điều 33 và 35 Luật số 65/2011/QH12 ngày 29/03/2011 Sửa đổi bổ sung một sốđiều của Bộ luật tố tụng dân sự 2004:

- Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp tranh chấp về dân sự, hôn nhân.

- Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về

bất động sản.

Theo Điều 160 Nghịđịnh 181/2004/NĐ-CP, thẩm quyền giải quyết tranh chấp

đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy về quyền sử dụng đất được quy định như sau:

- Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.

Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 Trung ương; quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng.

- Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cưở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cưở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với hộ

gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Bộ TN&MT; quyết định giải quyết tranh chấp đất

đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT là quyết định giải quyết cuối cùng.

Theo quy định tại Điều 203, Luật Đất đai 2013, quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được mở rộng hơn đối với người đề nghị. Đối với những trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ theo quy định thì đương sự được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết:

- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. - Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về

tố tụng dân sự.

1.3.2.2 Quy trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai

a) Quy trình giải quyết khiếu nại về đất đai

Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại vềđất đai gồm các bước sau:

Bước 1. Chuẩn bị giải quyết - Nghiên cứu đề xuất

- Thụ lý giải quyết vụ việc. Ra quyết định thẩm tra, xác minh. - Ban hành kế hoạch thẩm tra, xác minh

Bước 2. Tiến hành xác minh, kết luận vụ việc - Vận dụng các biện pháp nghiệp vụđể xác minh - Kết luận sơ bộ vụ việc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

Bước 4. Thi hành quyết định xử lý khiếu nại và hoàn chỉnh hồ sơ giải quyết khiếu nại.

Các bước giải quyết Trách nhiệm Thời gian

CB tiếp dân

CB tiếp dân

CB được giao thụ lý

giải quyết 10 ngày Người có thẩm quyền;

Trưởng đoàn xác minh 10 ngày

Đoàn xác minh 30 - 45 ngày Người có thẩm quyền ban

hành quyết định xác minh 15 ngày Người KN và

người bị KN 07 ngày Trưởng đoàn xác minh 01 ngày

Hình 1.1. Quy trình giải quyết đơn khiếu nại

Khiếu nại

Tiếp nhận, vào sổ theo dõi Báo cáo người có thẩm quyền giải quyết Chuẩn bị giải quyết khiếu nại Ra quyết định và công bố quyết định Thẩm định xác minh vụ việc Ra quyết định giải quyết

Thi hành quyết định và hoàn chỉnh hồ sơ vụ việc Thông báo kết quả giải quyết đơn

thư khiếu nại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 b) Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện theo 5 bước (hình 1.2).

Bước 1. Nghiên cứu hồ sơ của các bên có tranh chấp.

Bước 2. Tổ chức điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ liên quan.

Bước 3. Tổ chức hội nghị giải quyết tranh chấp đất đai.

Bước 4. Ban hành quyết định giải quyết tranh chấp.

Bước 5. Tổ chức thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp.

Hình 1.2. Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai giai đoạn 2010 – 2014 tại huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 30)