Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Yên Mỹ gia

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai giai đoạn 2010 – 2014 tại huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 76)

đon 2010 - 2014

3.3.3.1 Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Yên Mỹ giai đoạn 2010- 2014

Hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Mỹ thì tại các xã, thị trấn các tranh chấp đất đai cũng phát sinh nhiều hơn do quá trình xây dựng, chỉnh trang đường phố… Do đó ở cấp xã việc tranh chấp đất đai trở thành vấn đề

nóng bỏng đòi hỏi cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã phải xác định được giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải là trách nhiệm của cấp mình từ đó đưa ra những giải pháp giải quyết cho đúng luật pháp, đảm bảo giữ được tình làng nghĩa xóm, nhằm hạn chế những khiếu nại phát sinh không đáng có lên cấp trên. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010 - 2014 trên địa bàn huyện vẫn có 44 vụ việc tranh chấp

đất đai chuyển từ cấp xã lên cấp huyện giải quyết. Trong đó: năm 2010 có 7 vụ, chiếm 15,91% tổng số vụ của giai đoạn; năm 2011 có 5 vụ, chiếm 11,36% tổng số

vụ của cả giai đoạn; năm 2012 có 8 vụ, chiếm 18,18% tổng số vụ của cả giai đoạn; năm 2013 có 11 vụ, chiếm 25,00% tổng số vụ của cả giai đoạn; Năm 2014 có 13 vụ, chiếm 29,55% tổng số vụ của giai đoạn (bảng 3.15).

Bảng 3.15. Tình hình tranh chấp vềđất đai trên địa bàn huyện Yên Mỹ giai đoạn 2010 - 2014

Năm Số vụ Nội dung tranh chấp Ranh giới thửa đất QSDĐ trong quan hệ thừa kế Đòi lại đất Đường đi, ngõ xóm 2010 7 1 0 5 1 2011 5 1 2 1 1 2012 8 3 1 4 0 2013 11 4 0 6 1 2014 13 4 1 8 0 Tổng 44 13 4 24 3

(Nguồn: Phòng TN & MT huyện Yên Mỹ)

Các dạng tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện Yên Mỹ bao gồm các nội dung: (1) Tranh chấp về ranh giới đất; (2) Tranh chấp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 QSDĐ trong quan hệ thừa kế; (3) Tranh chấp để đòi lại đất; (4) tranh chấp đường làng, ngõ xóm. Tỷ lệ các dạng tranh chấp đất đai được thể hiện trên hình 3.6.

Hình 3.6. Tình hình tranh chấp đất đai thể hiện theo nội dung trên địa bàn huyện Yên Mỹ giai đoạn 2010 - 2014

(Nguồn: Phòng TN & MT huyện Yên Mỹ)

Qua hình 3.6 cho thấy, dạng tranh chấp đòi lại đất chiếm tỷ lệ nhiều nhất (54,55%); tranh chấp quyền sử dụng đất trong quan hệ thừa kế chiếm tỷ lệ ít nhất (9,09%).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các dạng tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Yên Mỹ chủ yếu phát sinh từ kết quả chuyển nhượng QSDĐ, cho mượn, cho thuê

đất, cụ thể:

- Tranh chấp phát sinh từ chuyển nhượng đất đai:

+ Tranh chấp ranh giới đất: Đất đai đã được khai thác, sử dụng, mua bán, trao

đổi từ rất lâu nhưng những chính sách pháp luật để quản lí hoạt động này ở nước ta thì mới được ban hành vào khoảng 18 năm trở lại đây, khi luật Đất Đai 1993 có hiệu lực thi hành. Hiến pháp năm 1980 qui định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và nghiêm cấm việc mua bán đất đai. Chính vì thế, Nhà nước không ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về giao, cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Quan hệ chuyển dịch mua bán đất đai trước ngày 15/10/1993 không được Nhà nước thừa nhận. Tuy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 nhiên, cùng với quá trình đổi mới của toàn bộ nền kinh tế - xã hội của đất nước, yêu cầu sử dụng đất phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, xây dựng và phát triển công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ... thuộc các thành phần kinh tế ngày càng gia tăng, nhu cầu giao dịch về đất đai được đặt ra. Tại huyện Yên Mỹ vào những năm 1991 - 1993, hiện tượng mua bán đất đai bắt đầu xuất hiện và diễn ra sôi động. Thực chất quan hệ mua bán nhà ở thời gian này là hiện tượng mua bán ngầm không được pháp luật qui định. Hai bên mua bán trao tay, tự viết giấy tờ cam kết với nhau, tự đánh dấu mốc giới, do đó sự sai sót về diện tích là không tránh khỏi. Nhiều năm qua

đi, mốc giới cũng mất đi, đến khi kê khai để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đo đạc để chuyển nhượng đã phát sinh tranh chấp. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp ở các thửa đất tái định cư thường địa chính xã cắm mốc không chính xác dẫn đến người xây nhà trước lấn chiếm của thửa đất bên cạnh.

+ Tranh chấp đòi lại đất: Do việc chuyển nhượng thửa đất trước đây không có giấy tờ chứng minh hoặc giấy tờ không hợp pháp, bên chuyển nhượng nay muốn lấy lại đất nên có đơn thư tranh chấp..

+ Tranh chấp đường đi, ngõ xóm: Nguyên nhân này phát sinh do người nhận chuyển nhượng không tính đến đường đi riêng cho gia đình, người chuyển nhượng hứa cho đường đi chung nhưng khi quan hệ làng xóm không tốt dẫn đến tranh chấp.

- Tranh chấp phát sinh từ việc cho mượn, cho thuê đất: Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ lớn (45%). Vào những năm 1998 - 2000, trên địa bàn huyện Yên Mỹ nổi lên phong trào vào các tỉnh phía Nam làm kinh tế mới hay lên các tỉnh phía Bắc như

Thái Nguyên... để làm ăn buôn bán. Việc cho mượn đất để ở, sản xuất, nhờ trông coi hộđã xảy ra vào thời điểm này. Đến những năm gần đây, khi những hộ gia đình này trở về đòi lại đất thì người mượn đất không trả lại nữa, dẫn đến phát sinh về

tranh chấp đất đai. Một số chủ sử dụng đất không có nhu cầu sử dụng nên cho các hộ khác thuê đất với thời gian lâu dài, nay có nhu cầu sử dụng muốn lấy lại nhưng bên thuê đất đang sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh và không trả lại.

Ngoài ra, một phần thuộc về phong tục tập quán của người dân, đó là việc phân chia đất đai trong gia đình, đất chỉ được chia cho con trai, những người con gái sau khi lập gia đình không có đất được các anh em trong gia đình cho mượn hay

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68

ở nhờ. Đến sau này, khi đất đai trở nên có giá trị, việc lấy lại đất, tranh giành đất trở

nên phổ biến gây nên nhiều cuộc tranh chấp, xô xát gây mất tình anh em. Đây là những vụ tranh chấp đòi hỏi việc giải quyết phải thấu tình đạt lí của các ban ngành

địa phương.

- Tranh chấp phát sinh do lấn chiếm: Nguyên nhân này chỉ chiếm tỷ lệ thấp (10%). Tình trạng lấn chiếm đất xảy ra chủ yếu do việc quản lí sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân không chặt chẽ. Các vụ việc lấn chiếm thường tập trung vào lấn chiếm đường đi, ranh giới đất dẫn đến phát sinh về ranh giới và tranh chấp

đường đi, ngõ xóm.

- Nguyên nhân khác: nguyên nhân phát sinh trong quan hệ thừa kế đối với thửa đất không có giấy tờ hợp pháp, chiếm 10%.

3.3.3.2 Thực trạng hòa giải tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Yên Mỹ giai đoạn 2010 - 2014

Sau khi thụ lý đơn tranh chấp đất đai, đơn vị phụ trách giải quyết tiến hành làm việc với các đối tượng có đơn đề nghịđể tìm ra hướng giải quyết phù hợp. Tuy UBND huyện Yên Mỹ đã chú trọng và đầu tư vào công tác phân tích, giải thích, khuyến khích công dân rút đơn nhằm giải quyết theo hướng hòa giải, nhưng trong giai đoạn 2010 - 2014, số lượng đơn tranh chấp được hòa giải thành công tại cấp huyện chỉđạt 6/44 đơn tiếp nhận, chiếm tỷ lệ ít (14,63%).

Thực tế công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Yên Mỹ cho thấy, nếu việc giải quyết tranh chấp đất đai hòa giải thành công là tốt nhất, điều này chỉ

xảy ra khi hai bên đương sự hiểu rõ căn nguyên và hậu quả của việc tranh chấp và

được thỏa thuận về quyền lợi giữa các bên (cụ thể tại huyện Yên Mỹ hòa giải thành công tại 02 trường hợp tranh chấp về ranh giới, 03 trường hợp tranh chấp đòi lại

đất, 01 trường hợp tranh chấp về đường đi, ngõ xóm). Tuy nhiên, một số đối tượng có đơn tranh chấp đòi hỏi quyền lợi không đúng quy định của pháp luật, thường cố

tình không nghe phân tích, giải thích của cán bộ giải quyết đơn nên việc hòa giải thành là rất khó.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69

3.3.3.3 Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Yên Mỹ giai đoạn 2010 - 2014

Tính từ năm 2010 đến hết năm 2014, UBND huyện Yên Mỹđã tiếp nhận 44

đơn tranh chấp đất đai. Qua thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Yên Mỹ cho thấy, biện pháp giải quyết của UBND huyện trong thời gian qua

đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng chỉ mang tính chất áp dụng chung Luật Đất

đai 2003 và các văn bản pháp luật có liên quan để áp dụng vào thực tế của từng vụ

tranh chấp. UBND huyện Yên Mỹ chưa có văn bản nào quy định biện pháp giải quyết cho từng dạng tranh chấp đất đai khác nhau. Đây là một khó khăn chính trong quá trình giải quyết.

a) Tranh chấp về ranh giới đất

Qua thực tiễn diễn biến tranh chấp đất đai xảy ra từ năm 2010 đến năm 2014 trên địa bàn huyện Yên Mỹ, số lượng vụ việc tranh chấp ranh giới quyền sử dụng đất là 13/44 vụ, chiếm tỷ lệ lớn (29,55%). UBND huyện đã giải quyết xong 13/13 vụ việc đạt tỷ lệ 100% tổng số vụ tranh chấp ranh giới quyền sử dụng đất (có 02 vụ việc hòa giải thành công).

Khi có tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất, đơn vị giải quyết gặp rất nhiều khó khăn lúng túng về thu thập, đánh giá chứng cứ, vì các hồ sơ, tài liệu chứng minh nguồn gốc đất đai không rõ ràng, dẫn đến việc xác định nguồn gốc đất

đai mất thời gian. Nhiều trường hợp tranh chấp ranh giới xảy ra lỗi của các cơ quan Nhà nước do không đo đạc cụ thể diện đất khi cấp đất, dẫn đến sai sót, khi người sử

dụng đất đo diện tích đất để chuyển nhượng thì phát hiện diện tích đất thực tế ít hơn so với quyết định cấp đất cũng như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, vụ việc tranh chấp về ranh giới trên địa bàn huyện Yên Mỹ không nhiều nên tỷ lệ

giải quyết đạt 100%.

b) Tranh chấp QSDĐ liên quan đến quyền thừa kế

Dạng tranh chấp này trên địa bàn huyện Yên Mỹ không nhiều. Trong giai đoạn 2010 - 2014 số vụ tranh chấp QSDĐ liên quan đến quyền thừa kế là 4/44 vụ, chiếm 9,09%. UBND huyện Yên Mỹđã giải quyết xong 04/04 vụ dạng này.Dạng tranh chấp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 này chủ yếuxảy ra do người có quyền sử dụng đất khi chết không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp. Thực tế khi tiếp nhận dạng tranh chấp này, UBND huyện còn lúng túng trong phân định thẩm quyền giải quyết là của Tòa án hay UBND huyện. Theo Thông tư liên tịch số 01/2002/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC ngày 03/1/2002 hướng dẫn về thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đế

quyền sử dụng đất thì tranh chấp về Thừa kế quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Toà án. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, tại tiểu mục 1.4, mục 1, phần II quy định: Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có giấy chứng nhận QSDĐ hay một trong các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với quyền sử

dụng đất, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai. Đồng thời, trong quá trình giải quyết vẫn còn khó khăn, lúng túng do ngoài Luật Đất đai phải áp dụng các văn bản pháp luật khác như Luật Dân sự, nghị quyết số 02/NQ/2004/HĐTP và các văn bản hướng dẫn kèm theo. Do vậy, thời gian giải quyết các vụ việc thường chậm so với quy định.

c) Tranh chấp đểđòi lại đất

Qua thực tiễn diễn biến tranh chấp đất đai xảy ra từ năm 2010 đến năm 2014 trên địa bàn huyện Yên Mỹ, số lượng vụ việc tranh chấp để đòi lại quyền sử dụng

đất là 24/44 vụ, chiếm tỷ lệ vượt trội (54,55%). Để giải quyết được dạng tranh chấp này cần xác định rõ nguồn gốc đất, loại đất, mục đích sử dụng đất và tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh đơn thư. Qua kết quả giải quyết của huyện Yên Mỹ cho thấy

đã giải quyết xong 19 vụ (hòa giải thành 03 vụ), còn tồn đọng 05 vụđang tiến hành giải quyết. Dạng tranh chấp này 05 vụ được thành lập Tổ công tác giải quyết (đã giải quyết xong); còn lại chủ yếu được giao cho Phòng Tài nguyên - Môi trường giải quyết với 19 vụ việc (trong đó giải quyết xong 14 vụ, còn 05 vụđang tiến hành giải quyết), nguyên nhân là do cán bộ của phòng Tài nguyên - Môi trường còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu công việc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71 d) Tranh chấp đường đi, ngõ xóm

Trong giai đoạn 2010 - 2014, trên địa bàn huyện Yên Mỹ xảy ra 03 vụ tranh chấp về đường đi, ngõ xóm. Chủ yếu do người nhận chuyển nhượng không tính đến

đường đi riêng cho gia đình, người chuyển nhượng hứa cho đường đi chung nhưng khi có quan hệ làng xóm không tốt dẫn đến tranh chấp. Đây là dạng tranh chấp có số lượng ít nhất nhưng lại rất khó giải quyết theo pháp luật. Chủ yếu là giải quyết thông qua hòa giải cơ sở, thấu tình đạt lý. Rút kinh nghiệm khi thẩm định hồ sơ chuyển nhượng, Phòng TNMT không phê duyệt những hồ sơ không có đường đi chung hoặc đường đi chung không rõ ràng. Kết quả giải quyết, huyện Yên Mỹđã giải quyết xong 03 vụ.

Tổng hợp kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Yên Mỹ giai

đoạn 2010 - 2014 được thể hiện ở bảng 3.16.

Bảng 3.16. Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Yên Mỹ giai đoạn 2010 - 2014

Năm Đơn tiếp nhận

Đã giải quyết xong Tranh chấp tiếp

Tồn đọng Hòa giải thành công Giải quyết bằng hành chính Tổng đã giải quyết xong Cấp tỉnh Tòa án 2010 7 1 6 7 2 0 0 2011 5 0 5 5 1 2 0 2012 8 1 6 7 1 1 1 2013 11 2 7 9 1 1 2 2014 13 2 9 11 0 0 2 Tổng 44 6 33 39 5 4 5

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Mỹ)

Sau khi thụ lý, tiếp nhận đơn, huyện đã rất chú trọng đến công tác hòa giải nhưng hiệu quả còn chưa cao, tỷ lệ các vụ hòa giải thành chỉđạt 13,63%, còn lại chủ

yếu là phải giải quyết theo con đường hành chính (chiếm 38/44 vụ việc). Các trường hợp còn lại gửi đơn tranh chấp tại huyện Yên Mỹ phải giải quyết theo con đường hành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 chính gồm: 11 trường hợp tranh chấp về ranh giới QSDĐ, 4 trường hợp tranh chấp QSDĐ phát sinh trong quan hệ thừa kế, 21 trường hợp tranh chấp đòi lại đất, 2 trường hợp tranh chấp đường đi, ngõ xóm.

Kết quảđiều tra, phỏng vấn 30 hộ gia đình, cá nhân có tranh chấp đất đai cho thấy: phần lớn các hộ cho rằng thời gian giải quyết là vừa phải (chiếm 53,3%); 20%

đánh giá kết quả giải quyết nhanh; 13,3% đánh giá thời gian giải quyết chậm; 13,4%

đánh giá thời gian giải quyết quá chậm (bảng 3.17).

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai giai đoạn 2010 – 2014 tại huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)