Công tác tiếp công dân, tiếp nhận đơn thư

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai giai đoạn 2010 – 2014 tại huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 60)

Trong những năm gần đây, tình hình khiếu nại, tố cáo nói chung, khiếu nại, tranh chấp về lĩnh vực đất đai của công dân trên địa bàn huyện diễn biến phức tạp do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chính sách pháp luật chưa hoàn chỉnh; các chính sách quản lý mới đối với nền kinh tế thị trường được xây dựng nhưng chưa đồng bộ thiếu thống nhất tạo kẽ hở trong công tác quản lý; trong lãnh

đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở trình độ năng lực còn hạn chế, ý thức, trách nhiệm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Nguyên nhân trực tiếp là do một số cấp ủy, đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong tiếp nhận giải quyết kịp thời các đơn thư của công dân, khi giải quyết thì đại khái, qua loa, đùn đẩy kéo dài, khi có kết luận thì xử lý chưa nghiêm, thiếu kiên quyết triệt để. Mặt khác còn do trình độ nhận thức hiểu biết pháp luật nói chung, pháp luật khiếu nại, tố cáo, đất đai nói riêng của nhân dân còn hạn chế, nên không ít những trường hợp bị một số phần tử vì động cơ cá nhân lôi kéo, xúi giục, kích động mà đi khiếu nại, khiếu kiện, trong khi đó các chế tài xử lý những người khiếu kiện không đúng, sai sự thật, lợi dụng quyền khiếu nại, khiếu kiện vi phạm pháp luật hiện nay chưa cụ thể.

Tiếp công dân và xử lý đơn thư là công tác có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 khiếu nại, khiếu kiện. Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã tập trung chỉđạo các cấp

ủy chính quyền địa phương, các đơn vị có liên quan triển khai và coi công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư là công tác trọng tâm của đơn vịđểđảm bảo phát triển kinh tế, ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3.3.1.1 Công tác tiếp công dân

UBND huyện xác định việc tiếp công dân là nhiệm vụ chính trị của cơ quan, là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan. Việc tiếp công dân luôn gắn với việc giải quyết các đơn thư, bước đầu hạn chếđược đơn thư vượt cấp và khiếu kiện ra tòa.

Kết quả, từđầu năm 2010 đến 31/12/2014, tại Trụ sở tiếp công dân của HĐND - UBND huyện Yên Mỹđã tiếp 563 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Trong đó: năm 2010 là 115 lượt người; năm 2011 là 112 lượt người; năm 2012 là 97 lượt người; năm 2013 là 121 lượt người; năm 2014 là 118 lượt người;

Về khiếu nại, tố cáo, đề nghịđông người: trên địa bàn huyện nhìn chung ít vụ

việc đông người. Một số trường hợp xảy ra vụ khiếu nại đông người chủ yếu trong lĩnh vực đất đai như: vụ việc khiếu nại của 20 hộ dân xã Trung Hòa về bồi thường thu hồi đất dự án trường cao đẳng nghề kinh tế - kỹ thuật LOD năm 2010; vụ việc khiếu nại của 07 hộ dân tại xã Ngọc Long về giải phóng mặt bằng mở rộng đường 386 năm 2011; vụ việc khiếu nại của 07 hộ dân tại xã Liêu Xá về không được bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất canh tác thực hiện dự án xây dựng khu đô thị Thăng Long năm 2012... Theo số liệu thống kê, giai đoạn từ năm 2010 đến 2014 có 26 lượt đoàn đông người.

3.3.1.2 Công tác tiếp nhận đơn thư

Công tác xử lý đơn thư là một trong những công việc quan trọng trong công tác giải quyết đơn. Trong những năm qua, các cơ quan, ban ngành đã phát huy tốt vai trò tham mưu, chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan để phân loại, xử lý kịp thời đơn thư của công dân đúng theo quy định.

Sau khi nhận được đơn thư, cán bộ chuyên trách sẽ tiến hành phân loại đơn thư. Với những đơn thư không thuộc thẩm quyền, sẽ có văn bản trả lời hướng dẫn cụ thể cho công dân hiểu và thực hiện đúng. Đối với những đơn thư thuộc thẩm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 quyền, UBND huyện chuyển cho các đơn vị tham mưu, đề xuất phương án giải quyết kịp thời, nhanh chóng, đầy đủ, chính xác, giúp người dân yên tâm sản xuất, góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế.

Trong 5 năm, từ năm 2010 đến năm 2014, UBND huyện đã nhận được 425

đơn, với 227 đơn thuộc thẩm quyền (năm 2010: 55 đơn, năm 2011: 38 đơn, năm 2012: 45 đơn, năm 2013: 34 đơn; năm 2014: 55 đơn). Trong đó: Khiếu nại: 123

đơn; tranh chấp đất đai: 44 đơn; đơn khác (tố cáo, kiến nghị, phản ánh): 60 đơn (Bảng 3.7).

Bảng 3.7. Tổng hợp đơn thư trên địa bàn huyện Yên Mỹ giai đoạn 2010 - 2014

Năm

Số

lượng (vụ)

Phân loại đơn

Khiếu nại Tranh chấp đất đai Đơn khác Số lượng (vụ) Tỷ lệ (%) Số lượng (vụ) Tỷ lệ (%) Số lượng (vụ) Tỷ lệ (%) 2010 55 32 58,18 7 12,73 16 29,09 2011 38 26 68,42 5 13,16 7 18,42 2012 45 25 55,56 8 17,78 12 26,67 2013 34 16 47,06 11 32,35 7 20,59 2014 55 24 43,64 14 25,45 18 32,73 Tổng 227 123 54,19 44 35,77 60 48,78

(Nguồn: UBND huyện Yên Mỹ)

Nội dung đơn thư chủ yếu thuộc lĩnh vực đất đai, gồm 162/227 đơn, phản ánh các vấn đề nổi trội: bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đòi lại đất, tranh chấp ranh giới đất, tranh chấp đường đi, ngõ xóm… Tổng hợp đơn thư vềđất đai được thể hiện ở bảng 3.8 và hình 3.3.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

Bảng 3.8. Kết quả tiếp nhận đơn thư vềđất đai trên địa bàn huyện Yên Mỹ giai đoạn 2010 - 2014

Năm Số lượng (vụ)

Nội dung

Khiếu nại Tranh chấp đất đai Đơn khác Số lượng (vụ) Tỷ lệ (%) Số lượng (vụ) Tỷ lệ (%) Số lượng (vụ) Tỷ lệ (%) 2010 31 21 67,74 7 22,58 3 9,68 2011 30 24 80,00 5 16,67 1 3,33 2012 37 25 67,57 8 21,62 4 10,81 2013 26 13 50,00 11 42,31 2 7,69 2014 38 23 60,53 14 36,84 2 5,26 Tổng 162 106 65,43 44 27,16 12 7,41

(Nguồn: UBND huyện Yên Mỹ)

Hình 3.3. Tỷ lệ các loại đơn vềđất đai trên địa bàn huyện Yên Mỹ

giai đoạn 2010 - 2014 (Nguồn: UBND huyện Yên Mỹ)

Kết quả bảng 3.8 và hình 3.3 cho thấy: trong giai đoạn 2010 - 2014 đơn thư

khiếu nại về đất đai chiếm tỷ lệ lớn (65,81%). Có một số vụ việc tồn đọng kéo dài, công dân bức xúc, khiếu nại vượt cấp lên tỉnh, khiếu nại đông người. Một số ít vụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 nhưng công dân còn cố chấp, tiếp tục đến khiếu nại tại trụ sở tiếp công dân của tỉnh, trung ương nhiều lần, nhất là các trường hợp liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, GPMB gây mất ổn định tình hình chính trị tại địa phương và khiếu nại kéo dài dây dưa, vượt cấp.

Đơn thư xảy ra trên tất cả các xã trên địa bàn huyện, tập trung ở các xã: Trung Hòa, Ngọc Long, Giai Phạm, Lý Thường Kiệt. Kết quả tiếp nhận đơn thư về đất đai trên địa bàn huyện Yên Mỹ giai đoạn 2010 - 2014 phân theo đơn vị hành chính được thể hiện trên bảng 3.9.

Bảng 3.9. Thực trạng tiếp nhận đơn thư theo đơn vị hành chính

thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện Yên Mỹ giai đoạn 2010 - 2014

Đơn vị hành chính Tổng đơn Khiếu nại Tỷ lệ (%) Tranh chấp đất đai Tỷ lệ (%) Đơn khác Tỷ lệ (%) Trung Hòa 33 28 26,42 6 13,64 0 0 Ngọc Long 20 15 14,15 4 9,09 2 16,67 Lý Thường Kiệt 18 11 10,38 5 12,20 2 16,67 Giai Phạm 17 15 14,15 2 4,55 0 0 Liêu Xá 14 10 9,43 4 9,76 0 0 Minh Châu 13 8 7,55 3 7,32 1 8,33 Trung Hưng 12 7 6,60 3 7,32 1 8,33 Hoàn Long 6 5 4,90 0 0 1 8,33 Thanh Long 5 0 0 5 12,20 0 0 Thị trấn 4 0 0 4 9,76 0 0 Tân Việt 4 1 0,98 3 7,32 0 0 Yên Phú 3 1 0,98 0 0 2 16,67 Đồng Than 4 3 2,94 1 2,44 0 0 Việt Cường 4 2 1,96 2 4,88 0 0 Yên Hòa 2 0 0 1 2,44 1 8,33 Nghĩa Hiệp 2 0 0 0 0 2 16,67 Tân Lập 1 0 0 1 2,44 0 0 Tổng cộng 162 106 100,00 44 100,00 12 100,00

(Nguồn: UBND huyện Yên Mỹ)

Bảng 3.9 cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2014, đơn thư về tranh chấp đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

đất đai tập trung tại nhóm xã có số lượng đơn thư lớn gồm xã Trung Hòa, xã Ngọc Long, xã Giai Phạm, xã Lý Thường Kiệt, xã Liêu Xá, nơi có các dự án phải thu hồi

đất để thực hiện GPMB. Tại các xã có số lượng đơn thư vềđất đai ít như xã Yên Phú, Yên Hòa, Tân Việt, Việt Cường, Đồng Than... là do các xã này nằm cách xa và tách biệt so với trung tâm huyện, mức độ hiểu biết và nhận thức về pháp luật đất đai của người sử dụng đất còn thấp, người sử dụng đất thường bằng lòng với cuộc sống thực tại, không có nhiều toan tính về giá trị kinh tế nên ít xảy ra mâu thuẫn vềđất đai.

3.3.2 Thc trng gii quyết khiếu ni vđất đai trên địa bàn huyn Yên M giai

đon 2010 - 2014

3.3.2.1 Thực trạng khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Yên Mỹ giai đoạn 2010 - 2014

Trong 5 năm, từ năm 2010 - 2014, huyện Yên Mỹ tiếp nhận 106 đơn khiếu nại vềđất đai bao gồm các vấn đề: (1) Khiếu nại quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, (2) Khiếu nại về GCNQSDĐ, (3) Khiếu nại các hành vi của cán bộ, công chức nhà nước khi thực hiện công vụ trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng, (4) khiếu nại khác (như khiếu nại quyết định cưỡng chế thu hồi đất, khiếu nại quyết

định bắt buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả)… Số liệu được tổng hợp ở

bảng 3.10.

Bảng 3.10. Thực trạng khiếu nại vềđất đai trên địa bàn huyện Yên Mỹ giai đoạn 2010 - 2014

Năm Tổng Số vụ Nội dung khiếu nại Bồi thường GPMB Cấp giấy CNQSDĐ Hành vi của cán bộ, công chức Nội dung khác 2010 21 13 4 1 3 2011 24 11 8 1 4 2012 25 17 5 0 3 2013 13 5 7 0 1 2014 23 11 11 0 1 Tổng 106 57 35 2 12

(Nguồn: Phòng TN & MT huyện Yên Mỹ)

Qua bảng 3.10 ta thấy trong giai đoạn 2010 - 2012 số vụ khiếu nại tăng dần theo từng năm, đến năm 2013 thì số vụ lại giảm xuống đáng kể. Nguyên nhân là do trong giai đoạn 2010 - 2012 trên địa bàn huyện Yên Mỹ có nhiều dự án bồi thường,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 giải phóng mặt bằng nên xảy ra nhiều vụ việc khiếu nại về giá bồi thường, đến năm 2013, các dự án đã dần hoàn thiện, chỉ còn những dự án nhỏ nên vụ việc khiếu nại cũng giảm xuống. Đến năm 2014, số vụ có chiều hướng tăng lên là do có thêm một số dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng mới. Cụ thể: năm 2010 có 21 vụ, chiếm 20,59% tổng số vụ của cả giai đoạn; năm 2011 có 24 vụ, chiếm 23,52% tổng số vụ

của cả giai đoạn; năm 2012 có 25 vụ, chiếm 24,51% tổng số vụ của cả giai đoạn; và năm 2013 có 13 vụ, chiếm 12,75% tổng số vụ của cả giai đoạn; năm 2014 có 23 vụ, chiếm 21,70% tổng số vụ của cả giai đoạn.

Hình 3.4. Tình hình khiếu nại thể hiện theo nội dung khiếu nại vềđất đai trên

địa bàn huyện Yên Mỹ giai đoạn 2010 - 2014

(Nguồn: Phòng TN & MT huyện Yên Mỹ)

Qua hình 3.4 cho thấy dạng khiếu nại về quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng chiếm tỷ lệ lớn nhất 53,77% (57 vụ), khiếu nại về giấy chứng nhận QSDĐ 33,02% (35 vụ), khiếu nại khác chiếm 11,77% (12 vụ), khiếu nại hành vi hành chính trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng chiếm tỷ lệ ít nhất 1,96% chỉ có 02 vụ việc.

Kết quảđiều tra ý kiến đánh giá của người dân về công tác khiếu nại đất đai cho thấy: nguyên nhân dẫn đến khiếu nại đất đai chủ yếu gồm các nội dạng như: giá bồi thường, hỗ trợ GPMB thấp, việc cấp, thu hồi GCNQSDĐ không đúng diện tích; một số trường hợp do cán bộ, công chức thực hiện không đúng quy định của pháp luật (bảng 3.11).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

Bảng 3.11. Kết quả phỏng vấn nguyên nhân phát sinh khiếu nại vềđất

đai tại huyện Yên Mỹ giai đoạn 2010 - 2014

STT Nội dung khiếu nại Nguyên nhân khiếu nại Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Bồi thường, hỗ trợ GPMB Giá bồi thường, hỗ trợ GPMB 27 54

2 Cấp, thu hồi GCNQSD đất Không đúng diện tích 15 30

3 Hành vi của cán bộ, công chức Thực hiện không đúng quy

định của pháp luật 2 4

4 Khiếu nại khác Nguyên nhân khác 6 12

Tổng số phiếu 50 100 - Khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ GPMB: Trong thời gian qua, cùng với sự

phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhiều dự án đã được phê duyệt nhằm đáp

ứng nhu cầu đi lại, giao lưu, buôn bán của người dân như: dự án xây dựng khu đô thị Liêu Xá, dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, dự án mở rộng đường 200, dự án đường 5B ... Tuy nhiên, đồng nghĩa với việc mở rộng, chỉnh trang phát triển hạ tầng thì diện tích đất của người dân cũng bị thu hẹp do quá trình thu hồi đất của Nhà nước. Trong quá trình thu hồi đất để GPMB cho các khu vực qui hoạch làm đường, xây dựng khu dân cư, khu tái định cư mới đã làm phát sinh nhiều khiếu nại. Khiếu nại chủ yếu tập trung vào giá bồi thường (chiếm 54%). Đa số người dân

được hỏi đều không đồng tình với giá bồi thường đất của Nhà nước, họ cho rằng mức giá bồi thường là thấp so với thực tế, giá thị trường. Đây là vấn đề bức xúc không chỉ người dân huyện Yên Mỹ và còn nhiều nơi khác trong cả nước.

- Khiếu nại việc cấp hoặc thu hồi GCNQSDĐ: Người dân có kiến nghị về

tiến độ cấp GCNQSD đất chậm, cấp sai diện tích. Nguyên nhân là do thủ tục cấp giấy phải qua nhiều bộ phận từ bộ phận một cửa, một cửa chuyển tới Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định ra quyết định trình Chủ tịch UBND huyện ký xác nhận, sau đó Phòng Tài nguyên và Môi trường lại trả hồ sơ về một cửa, sau đó một

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 cửa lại chuyển qua VPĐKQSD đất in giấy rồi chuyển sang một cửa trả cho xã. Bên cạnh đó, số lượng cán bộ của VPĐKQSDĐ ít, mà công việc thì nhiều, đòi hỏi phải

đáp ứng đúng thời hạn nên không thể tránh khỏi sai sót. Đặc biệt, việc đo đạc qua các thời kỳ có sự thay đổi, tại huyện Yên Mỹ cấp giấy chứng nhận theo bản đồ năm 2005, trong khi đó trên địa bàn huyện đang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ theo chương trình VLAP nên số liệu đo đạc có thể khác nhau. Do đó, khiếu nại phát sinh từ công tác cấp GCNQSDĐ chiếm tỷ lệ khá lớn (chiếm 32%).

- Khiếu nại hành vi của cán bộ, công chức trong thực hiện giải phóng mặt bằng. Nguyên nhân này chủ yếu phát sinh do sự hiểu biết và chính sách pháp luật

đất đai còn hạn chế, khi nhà nước thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, người dân không chấp thuận, họ cho rằng việc thực hiện cưỡng chế khi họ chưa nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng là không đúng quy định của pháp luật và tiến hành viết

đơn khiếu kiện về hành vi cưỡng chế của các cán bộ, công chức đến cơ quan nhà

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai giai đoạn 2010 – 2014 tại huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 60)