1.3.1.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và công tác chỉ đạo về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai
Công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và được thể chế hóa qua các thời kỳ tại các Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, mới đây nhất là Hiến pháp năm 2013 và quy định trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật khác của Việt Nam. Chủ
trương, đường lối của Đảng còn được thể hiện qua nhiều văn bản, trong đó nhấn mạnh đến trách nhiệm của các cấp uỷĐảng và chính quyền trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Đứng trước tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai trong một vài năm gần đây không ngừng gia tăng và diễn biến phức tạp, điển hình như một số vụ việc: vụ việc khiếu nại của một số công dân tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên liên quan đến dự án Khu đô thị, thương mại - du lịch Văn Giang; vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng... (Thanh tra chính phủ 2013), Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã tập trung chỉ đạo và ban hành thêm nhiều văn bản để giải quyết khiếu nại, tố cáo như: Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật vềđất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đều có nội dung nhấn mạnh về công tác xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai; Thông báo Kết luận số 130/TB-TW ngày 10/01/2009 của Bộ Chính trị về tình hình kết quả
giải quyết khiếu nại tố cáo từ năm 2006 và giải pháp trong thời gian tới (Bộ Chính trị, 2009); Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳđẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong đó nhấn mạnh: Các cơ quan có thẩm quyền phải tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm các KNTC về đất đai theo đúng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17 quy định của pháp luật về KNTC, tố tụng hành chính, tố tụng dân sự; công bố công khai kết quả giải quyết (Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 2012);
Ngày 23/11/2012, tại kỳ họp lần thứ 4, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 39/2012/QH13 về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết KNTC của công dân đối với các QĐHC về đất đai đã chỉ rõ: “Thủ trưởng các cơ quan HCNN theo thẩm quyền chủđộng xem xét từng vụ việc khiếu nại, tố cáo vềđất đai trong phạm vi quản lý để giải quyết kịp thời, dứt điểm, công bố công khai kết quả giải quyết, không để khiếu kiện vượt cấp, diễn biến phức tạp, khiếu kiện đông người; chịu trách nhiệm về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo...” (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2012).
Năm 2012, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 14/5/2012 về
chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC và nhiều văn bản khác để chỉ đạo công tác giải quyết KNTC, trong đó tập trung vào các nội dung: Chấn chỉnh, xử lý những tồn tại trong công tác quản lý nhà nước vềđất đai (như
công tác quy hoạch sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất, cấp giấy chứng nhận QSDĐ...); giải quyết kịp thời những vụ việc KNTC vềđất đai ngay từ khi mới phát sinh, không để trở thành “điểm nóng”, gây phức tạp về an ninh, trật tự; tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp trong công tác giải quyết KNTC, tập trung vào những địa bàn trọng điểm thường xảy ra các vụ việc KNTC đông người, phức tạp nhằm ổn định tình hình chính trị - xã hội (Chính phủ, 2012).
Có thể nói khiếu nại, tố cáo vềđất đai đang là một thách thức đối với Đảng, các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền và toàn thể xã hội. Việc giải quyết dứt điểm, có hiệu quả vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì sựổn
định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cả nước và ở từng địa phương. Việc giải quyết KNTC trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan HCNN cần phải đổi mới, thường xuyên tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
đểđiều chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai (về thể chế, bộ máy tổ chức…), quan tâm, chú trọng đến lợi ích chính đáng, thiết thực của người dân trong giải quyết KNTC nhằm đảm bảo công bằng xã hội, góp phần ổn định tình hình an ninh,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18 chính trị, trật tự an toàn xã hội là vấn đề hết sức cấp bách hiện nay đối với Đảng và Nhà nước ta.
1.3.1.2 Các văn bản, quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai
a) Văn bản do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành -Bộ Luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15 tháng 06 năm 2004 và Luật sửa đổi một sốđiều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011 thay thế Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998.
- Luật Tố tụng dân sự ngày 24 tháng 6 năm 2004; - Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013 thay thế Luật Đất đai năm 2003; - Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
- Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính của Ủy ban thường vụ
Quốc hội ngày 21 tháng 5 năm 1996;
- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
án hành chính năm 1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 05 tháng 4 năm 2006; - Nghị quyết số 30/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Quốc hội về
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước; - Nghị quyết số 755/2008/NQ-UBTVQH ngày 02 tháng 04 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể
về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991.
b) Văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ
hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo;
- Nghị định số 53/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 04 năm 2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 tháng 12 năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung mội số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15 tháng 06 năm 2004;
- Chỉ thị số 36/2004/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ
quan hành chính nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi
đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố
cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Khiếu nại, tố cáo;
- Nghị định 75/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/10/2012 về việc quy
định chi tiết một sốđiều của Luật Khiếu nại năm 2011, có hiệu lực 20/11/2012; - Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Thanh tra;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Đất đai 2013;