Triệu chứng và bệnh tích

Một phần của tài liệu tình hình chăn nuôi và tiêm phòng bệnh trên heo, gà, vịt ở huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ từ năm 2010 đến năm 2013 (Trang 28)

- Triệu chứng

Theo Phạm Sỹ Lăng (2006), heo bệnh sẽ có nhưng triệu chứng lâm sàng đặc trưng như: mọc các mụn nhỏ ở miệng, mọng nước, sau đó vỡ ra, có màu xám đỏ, xám và phủ lớp bựa. Cùng thời gian này nhiệt độ tăng cao 41-420C. Những nốt loét này lan sang lớp thượng bì của lưỡi và vòm họng.

Ở quanh móng chân cũng mọc các mụn loét giống như ở niêm mạc miệng. Ở heo cái còn thấy mụn loét ở quanh núm vú. Các trường hợp loét ở miệng, con vật ăn uống khó khăn hoặc không ăn được; nốt loét quanh móng có thể làm bong móng con vật, làm chúng không đi lại được. Bệnh nặng còn thấy có hiện tượng loét dạ dày và có viêm nhiễm khuẩn thứ phát. Trong các ổ dịch, súc vật trưởng thành chết khoảng 5%. Những súc vật non chết cao, có thể đến 50%. Virus type C còn gây viêm cơ tim và làm cho súc vật trưởng thành chết với tỷ lệ cao. Heo nái mang thai sẽ sẩy thai.

Trên heo, con vật kém ăn, thở nhiều; chảy nước dãi thường ít hoặc không thấy. Thường thấy mụn nước ở 4 chân, miệng có mụn loét, mụn nước ở kẽ móng chân, long móng. Mụn mọc ở đầu vú, ở bụng. Bệnh kéo dài 1-2 tuần, nếu chăm sóc kém, sức đề kháng kém con vật có thể chết (Hồ Thị Việt Thu, 2012).

- Bệnh tích

Bệnh tích ở đường tiêu hóa: mụn nước và vết loét ở miệng, lợi, chân răng, lưỡi, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, có khi có những mảng xuất huyết, thối nát, tụ máu hoặc có những vết sẹo.

20

Bệnh tích ở hệ tuần hoàn: cơ tim biến chất mềm, có vết xám, trắng nhạt, vàng nhạt. Bao tiêm sưng, tích nước trong hoặc hơi đục, tâm nhĩ lấm tấm xuất huyết (thể ác tính).

Ngoài ra đôi khi có thể thấy lách sưng có màu đen (Hồ Thị Việt Thu, 2012).

Một phần của tài liệu tình hình chăn nuôi và tiêm phòng bệnh trên heo, gà, vịt ở huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ từ năm 2010 đến năm 2013 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)