- Phòng bệnh
+ Vệ sinh phòng bệnh Khi chưa có dịch.
Thực hiện nghiêm ngặt quy chế vệ sinh phòng bệnh. Kiểm dịch biên giới. Kiểm soát vận chuyển gia súc.
Không chăn thả trên cánh đồng có gia súc bệnh.
Khi có dịch.
Khai báo nhanh chóng để có biện pháp đối phó với dịch. Công bố dịch và có biện pháp chống dịch triệt để.
Gia súc phải được cách ly điều trị và chăm sóc chu đáo.
Không vận chuyển, giết mổ và buôn bán gia súc trong vùng đã có lệnh công bố có dịch.
Giới hạn đàn gia súc mắc bệnh trong một vùng, không được đưa ra ngoài phạm vi có dịch.
Tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi (Hồ Thị Việt Thu, 2012).
+ Vaccine phòng bệnh
Sử dụng vaccine tiêm phòng: chỉ được phép sử dụng các loại vaccine theo quy định của cục thú y: Vaccince của công ty Merial (Pháp) và Intervet (Hà Lan) ở các vùng trên.
Đối với heo.
Tiêm phòng lần đầu: tiêm cho tất cả các heo từ 2 tuần tuổi và tiêm nhắc lại sau 4 tuần.
Tiêm nhắc lại: thực hiện ở 6 tháng tuổi đối với heo sinh sản và sau đó tiêm lại 6 tháng 1 lần.
Đối với heo nái cần tiêm nhắc lại trước khi đẻ 2-3 tuần để tăng miễn dịch thụ động cho heo con qua sữa đầu (Bùi Quang Anh, 2003).
22
Vaccine được sản xuất bởi công ty Intervet (Hà Lan).
Vaccine đơn giá: Decivac FMD DOE-type O1. Đây là vaccine chứa kháng nguyên O Manisa hoặc O R2/75 (phân lập từ Ấn Độ và có mã số trong Intervet là O1).
Vaccine nhị giá: Decivac FMD DOE-type O1, A17/82. Đặc tính kháng nguyên trong vaccine này là virus LMLM type O1 và type A17/82 đã được vô hoạt.
Vaccine tam giá: Decivac FMD DOE-type O1, A17/82, Asia1. Đây cũng là loại vaccine có tính kháng nguyên vô hoạt virus LMLM type O1, A17/82, type Asia1.
Vaccine của công ty Merial (Pháp). Aftovax dùng cho thú nhai lại.
Aftopox dùng cho thú nhai lại và heo.
Vaccine Aftopox là vaccine vô hoạt có nhũ dầu làm chất bổ trợ, chống bệnh LMLM ở heo và thú nhai lại (trâu, bò, dê, cừu).
- Điều trị
Không có thuốc điều trị bệnh.
Theo quy định của FAO, OIE và pháp lệnh thú y 2004 của nước ta, súc vật bị bệnh phải tiêu hủy: đốt hoặc chôn sâu với thuốc sát trùng.
Bệnh ít gây chết, nếu chăm sóc tốt bệnh có thể khỏi. Đối với gia súc mắc bệnh cần để gia súc nghỉ ngơi ở những nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát. Cho ăn thức ăn dễ tiêu. Đối với các vết thương cần được rửa bằng các chất sát trùng nhẹ như xanh methylen 2%, boric acid 2-3%, hoặc tắm bằng dung dịch xút 1%. Sử dụng kháng sinh (penicillin, tetramycin) bôi lên các vết thương để tránh phụ nhiễm sẽ giúp cho vết thương mau lành.
Tiêm kháng sinh để điều trị phụ nhiễm (ampicillin, amoxillin, lincomycin). Kháng huyết thanh cũng có kết quả điều trị tốt nếu phát hiện sớm, liều tiêm 120- 500ml/con tùy thể trọng gia súc (Hồ Thị Việt Thu, 2012).