Tình hình chăn nuôi của huyệnCờ Đỏ, thành phố Cần Thơ từ năm

Một phần của tài liệu tình hình chăn nuôi và tiêm phòng bệnh trên heo, gà, vịt ở huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ từ năm 2010 đến năm 2013 (Trang 41)

đến năm 2013

Huyện Cờ Đỏ là một huyện thuần nông, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên có nhiều phế phẩm nông nghiệp như tấm, cám, gạo… là điều kiện để người dân tận dụng và kết hợp với thời gian lao động nhàn rỗi để mở rộng, phát triển mô hình chăn nuôi theo hình thức hộ gia đình.

Nhưng đa số người dân còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế nên ít có khả năng để phát triển chăn nuôi hoặc phải vay mượn vốn để xây dựng, duy trì chăn nuôi. Điều đó ảnh hưởng đến khả năng chăn nuôi của người dân do rủi ro nếu dịch bệnh xảy ra người dân cần chi phí để điều trị hoặc ít có khả năng tái đàn trở lại.

33

Thực tế trong chăn nuôi ở heo, gà, vịt thường xảy ra nhiều bệnh, có một số bệnh có thể được người nuôi chủ động mua vaccine về tự tiêm phòng theo sự hướng dẫn của cán bộ thú y. Các bệnh thường được quan tâm như bệnh tai xanh, lỡ mồm long móng ở heo, cúm gia cầm ở gà vịt là những bệnh lây lan nhanh, rất nguy hiểm nên được trạm thú y huyện Cờ Đỏ tổ chức tiêm phòng rộng rãi mỗi năm có 2 đợt.

Bảng 2 Tổng đàn heo, gà, vịt của huyện Cờ Đỏ từ 2010-2013

Loại vật nuôi Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Heo 25.927 22.318 25.415 24.685

105.280 121.872 115.138 103.138

Vịt 572.084 600.448 546.164 508.582

Theo trạm thú y Cờ Đỏ thì tổng đàn heo, gà, vịt của huyện tuy không lớn nhưng huyện vẫn đứng thứ ba về đàn gà, vịt và thứ tư về đàn heo trong những quận, huyện có tổng đàn heo, gà, vịt có tổng đàn lớn của thành phố.

Bảng số liệu trên cho thấy số lượng đàn vịt của huyện tương đối lớn, gấp nhiều lần so với các vật nuôi khác. Điều này có thể do huyện Cờ Đỏ là huyện nông nghiệp chủ yếu là sản xuất lúa nên sau khi thu hoạch người dân tận dụng những đồng trống có lúa vơi vãi để nuôi vịt chạy đồng với số lượng khoảng vài trăm con. Số lượng đàn gà cao hơn nhiều so với đàn heo một phần có thể do người dân có tập quán nuôi gà thả vườn, sử dụng diện tích vườn rộng cùng với nguồn thức ăn tự nhiên bên cạnh đó để nuôi heo thì phải xây dựng chuồng trại, diện tích chuồng thường không lớn nên mỗi hộ gia đình chỉ nuôi được với số lượng ít.

Về đàn heo.

Qua bảng 2 cho thấy đàn heo của huyện qua các năm có sự tăng, giảm nhưng số lượng không lớn. Năm 2011 tổng đàn giảm nhiều nhất với 3.609 con (13,91%) so với năm 2010. Năm 2012, 2013 tổng đàn có dấu hiệu tăng và số lượng chênh lệch tương đối ít so với năm 2010. Nguyên nhân có thể do phần lớn người dân còn chăn nuôi nhỏ lẻ, số lượng nuôi ở mỗi hộ không nhiều, năm 2010 ở huyện xảy ra dịch bệnh cùng với giá cả heo thấp làm cho tâm lí người dân ngại chăn nuôi dẫn đến tổng đàn năm 2011 giảm so với năm 2010. Năm 2012 giá heo tăng tình hình chăn nuôi heo ổn định trở lại.

Về đàn gà.

Đàn gà của huyện cao nhất vào năm 2011 với tổng đàn là 121.872 con tăng 16.592 con (15,75%) so với năm 2010 nhưng những năm về sau thì tổng đàn có xu

34

hướng giảm so với năm 2011. Năm 2012 đàn gà giảm 6.734 con (5,52%), năm 2013 giảm 18.724 con (15,36%) so với năm 2011.

Về đàn vịt.

Tổng đàn vịt của huyện có số lượng thấp nhất vào năm 2013 với 508.582 con. Số lượng này giảm 63.458 con (11,09%) so với năm 2010, 91.866 con (15,3%) so với năm 2011 và 53.456 con (11,36%) so với năm 2012. Tổng đàn vịt cao nhất là vào năm 2011 với số lượng là 600.448 con. Ở huyện Cờ Đỏ có 2 trang trại nuôi vịt và 14 lò ấp trứng vịt (trạm thú y Cờ Đỏ, 2014), hình thức nuôi chủ yếu của người dân là nuôi vịt chạy đồng (tận dụng phụ phế phẩm nông nghiệp: lúa còn lại trên đồng sau khi thu hoạch), những năm trước đây thì đàn vịt chạy đồng ở huyện vẫn duy trì và phát triển (năm 2011 tổng đàn tăng 28.364 con so với năm 2010) nhưng hiện nay trong sản xuất lúa người dân đã cơ giới hóa trong sản xuất nên rút ngắn thời gian thu hoạch hơn đồng thời hiệu quả cũng nâng cao (lúa ít thất thoát hơn), thời gian đồng nghỉ sau thu hoạch rút ngắn hơn trước do phải sản xuất 3 vụ một năm. Ngoài ra người nuôi còn phải thuê đồng để chăn thả, thức ăn tự nhiên hạn chế nên người nuôi phải mua nhiều thức ăn bổ sung nên làm tăng nhiều chi phí . Có thể vì vậy mà đàn vịt chạy đồng ở huyện trong những năm gần đây có chiều hướng giảm.

Tình hình dịch bệnh ở huyện trong những năm gần đây: Năm 2010 huyện có xảy ra đợt dịch lỡ mồm long móng ở thị trấn Cờ Đỏ và các xã Thới Xuân, Thới Đông làm 1.678 con heo mắc bệnh trong đó tiêu hủy là 136 con, điều trị khỏi là 703 con. Ngày 04/03/2014 trên địa bàn huyện xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm xảy ra ở ấp Thới Thuận, xã Thới xuân với số lượng gia cầm mắc bệnh là 8.825 con. Đến ngày 31/03/2014 tình hình dịch cúm gia cầm ở huyện đã được khống chế.

Một phần của tài liệu tình hình chăn nuôi và tiêm phòng bệnh trên heo, gà, vịt ở huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ từ năm 2010 đến năm 2013 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)