Phòng bệnh cúm gia cầm

Một phần của tài liệu tình hình chăn nuôi và tiêm phòng bệnh trên heo, gà, vịt ở huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ từ năm 2010 đến năm 2013 (Trang 38)

- Đối với vùng chưa có dịch

Nên tự túc con giống trong từng gia đình, từng thôn xã. Nếu mua con giống từ nơi khác, phải có xác nhận của cơ quan thú y để đảm bảo rằng gia cầm này xuất phát từ những cơ sở hoặc vùng an toàn với dịch cúm gia cầm.

Việc nuôi thủy cầm như vịt, vịt xiêm nên nuôi nhốt trong ao, hồ hạn chế thả tự do ngoài cánh đồng, sông rạch và tránh cho gia cầm tiếp xúc với các loài chim hoang.

Không mua hoặc tiêu thụ sản phẩm gia cầm (thịt, trứng) không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch thú y.

30

Không nên đến những vùng có dịch. Nếu đi vào vùng có dịch phải rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ, thay quần áo.

Nên tự túc thức ăn cho gà, vịt, khi cần mua thức ăn phải đảm bảo nguồn thức ăn này không từ vùng có dịch.

Cho gia cầm ăn uống đầy đủ hợp vệ sinh, sạch sẽ. Chuồng trại thoáng mát tránh gió lùa hoặc quá nóng, quá ẩm hay quá lạnh.

Về thú y: áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm nhằm đảm bảo đàn gia súc không bị xâm nhập bởi các mầm bệnh như virus, vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng và các tác nhân gây bệnh khác.

Mỗi hộ gia đình cần thực hiện năm không để ngăn chặn dịch. Không nuôi thả gia cầm tràn lan.

Không buôn bán gia cầm mắc bệnh.

Không ăn thịt gia cầm mắc bệnh hoặc gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi có dịch phải khai báo, không được che dấu.

Không vứt xác gia cầm chết bừa bãi.

- Phòng bệnh bằng vaccine

Một số chủng vaccine đã được các nước sử dụng sau khi xảy ra dịch cúm như: vaccine vô hoạt đồng chủng (Inactivated homologous vaccine), vaccine vô hoạt dị chủng (Inactivated heterologous vaccine), vaccine tái tổ hợp (Recocmbinant vaccine) (Suarez và Schultz- Cherry, 200).

Quy trình tiêm phòng vaccine phòng bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam.

Vịt: sử dụng vaccine vô hoạt, nhũ dầu H5N1 do Trung Quốc sản xuất tiêm phòng lần thứ nhất lúc 14 ngày tuổi và tiêm phòng nhắc lại lần hai 28 ngày sau khi tiêm phòng mũi thứ nhất.

Gà: sử dụng vaccine vô hoạt, nhũ dầu H5N1 do Trung Quốc sản xuất tiêm phòng lần thứ nhất lúc 14 ngày tuổi. Nếu sử dụng vaccine vô hoạt, nhũ dầu H5N2 thì tiêm phòng lần thứ nhất lúc 14 ngày tuổi và tiêm phòng nhắc lại lần hai 28 ngày sau khi tiêm phòng mũi thứ nhất.

31

CHƯƠNG III

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu tình hình chăn nuôi và tiêm phòng bệnh trên heo, gà, vịt ở huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ từ năm 2010 đến năm 2013 (Trang 38)