1. Phạm vi áp dụng chương trình
- Chương trình mô đun Chuẩn bị điều kiện nuôi cừu áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
- Chương trình có thể sử dụng dạy độc lập hoặc dạy kết hợp cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng.
- Chương trình áp dụng trong phạm vi cả nước.
- Ngoài đối tượng lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu học nghề.
2. Hướng dẫn phương pháp giảng dạy mô đun
Để đạt được hiệu quả dạy nghề cao giáo viên nên chọn phương pháp dạy nghề tích hợp, tiến hành dạy song song lý thuyết và thực hành.
- Giáo viên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực (như: nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm) để phát huy khả năng tư duy và sáng tạo của học viên.
- Giáo viên sử dụng các dụng cụ trực quan, mô hình và giáo án bài giảng điện tử với các bài tập, thực tế trong giảng dạy lý thuyết để người học nắm bắt những kiến thức một cách dễ dàng và không gây nhàm chán.
b) Phần thực hành
- Thực hiện hướng dẫn thực hành theo quy trình hướng dẫn kỹ năng.
- Khi giảng dạy cần kết hợp giữa việc giảng dạy, thảo luận ở trên lớp với việc tổ chức tìm hiểu thực tế quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại địa phương để đảm bảo tính thiết thực trong dạy nghề cho lao động nông thôn.
- Giáo viên sử dụng dụng cụ trực quan và thao tác mẫu, người học quan sát, làm theo và làm nhiều lần.
- Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp họ tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân.
- Giáo viên theo dõi kỹ năng thực hành của học viên và nhận xét được những khó khăn và sai sót trong khi thực hiện công việc và hướng dẫn cách khắc phục.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý
a) Phần lý thuyết:
- Nhận biết, mô tả nguồn gốc, đặc điểm, thành phần dinh dưỡng, cách sử dụng một số loại thức ăn trong chăn nuôi cừu.
- Lựa chọn, sử dụng các loại thức ăn phù hợp với các loại cừu. - Mô tả qui trình chế biến cho từng loại thức ăn.
- Phần thực hành:
- Lựa chọn, sử dụng các loại thức ăn phù hợp với các loại cừu. - Xác định được các loại thức ăn cần chế biến.
- Thực hiện được từng bước công việc trong quy trình chế biến từng loại thức ăn.
- Thực hiện được quy trình bảo quản từng loại thức ăn - Xác định được nguồn nước sạch sử dụng cho nuôi cừu
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Nguyễn Xuân Bả và cộng sự, 2011. Bước đầu nghiên cứu khả năng thích nghi giống cừu Phan Rang tại Thừa Thiên Huế.
- Đinh Văn Bình và Nguyễn Lân Hùng, 2003. Kỹ thuật chăn nuôi cừu. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.
- Đinh Văn Bình và cộng sự, 2007. Báo cáo nghiên cứu đánh giá khả năng sản xuất của giống cừu Phan Rang nhập từ Ninh Thuận sau 10 năm nuôi tại miền Bắc Việt Nam
- Đinh Văn Cải, De Boever và Phùng Thị Lâm Dung, 2003. Thành phần
hoá học và giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn cho trâu bò khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y năm 2004. Nhà xuất bản nông nghiệp.
- Lê Minh Châu và Lê Đăng Đảnh, 2005. Chăn nuôi cừu. Nhà xuất bản
Nông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Cù Xuân Dần, 1996. Sinh lý gia súc. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
- Hoàng Thế Nha, 2003. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cừu
Phan Rang nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Dê – Thỏ Sơn Tây. Luận văn Thạc sĩ. - Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Đức Tưởng, Khúc Thị Huệ, Phạm Trọng Đại, Trần Văn Nghĩa, Đinh Văn Bình, Nguyễn Văn Phương và Nguyễn Thị Duyên, 2006. Nghiên cứu tập tính sinh hoạt, ăn uống và nhai lại của dê Bách Thảo và cừu Phan Rang nuôi tại Ninh Thuận. Báo cáo khoa học Viện chăn nuôi 2006.
- Trần Quang Hân, 2007. Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh học và tình hình nhiễm bệnh của cừu Phan Rang nuôi tại Tây Nguyên. Tạp chí chăn nuôi số 4, trang 20-24.
- Trần Quang Hân, 2007. Năng suất, phẩm chất thịt và hiệu quả kinh tế của nuôi cừu Phan Rang tại Tây Nguyên. Tạp chí chăn nuôi số 3 năm 2007.
- Viện chăn nuôi quốc gia, 2001. Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
- http://www.cucchannuoi.gov.vn - http://www.vtc16.vn
Tên mô đun: Nuôi dưỡng chăm sóc cừuMã số mô đun: MĐ 04 Mã số mô đun: MĐ 04
Mã số mô đun: MĐ 04
Thời gian mô đun: 134 giờ (Lý thuyết: 24 giờ; Thực hành: 106 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
1. Vị trí: Nuôi dưỡng chăm sóc cừu là một trong những mô đun trọng tâm
trong chương trình dạy nghề Chăn nuôi cừu trình độ sơ cấp; được giảng dạy sau mô đun Chuẩn bị thức ăn, nước uống cho cừu.
2. Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề, tích hợp kiến thức chuyên
môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề về thực hiện các công việc nuôi dưỡng chăm sóc cừu.