Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên (Trang 41)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Những số liệu này chủ yếu đƣợc thu thập từ các sách, niên giám thống kê qua các năm, cơ sở lý thuyết và các bài viết đƣợc chọn lọc trên các tạp chí, cẩm nang giáo dục, các thông tin trên mạng internet và các luận văn đã nghiên cứu trƣớc đó về chất lƣợng đào tạo…Những thông tin này chủ yếu phục vụ cho phần tổng quan.

Các số liệu về tình hình đào tạo của Nhà trƣờng qua 3 năm đƣợc thu thập từ các báo cáo kết quả đào tạo, báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết của Nhà trƣờng. Sau khi thu thập, các số liệu này đƣợc tiến hành xử lý để đƣa ra các chỉ tiêu cần nghiên cứu. Các số liệu này đã đƣợc các ban ngành, sở tài chính kiểm tra nên độ chính xác cao. Nguồn thu thập thông tin cho dữ liệu thứ cấp đƣợc nhắc đến nhƣ sau:

-Thƣ viện trƣờng Đại học Thái Nguyên -Tạp chí giáo dục

-Các bài tham luận về chất lƣợng đào tạo

-Bài giảng về Phƣơng pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu -Báo cáo tổng kết năm học

-Những luận văn nghiên cứu về nâng cao chất lƣợng đào tạo -Internet

2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Bao gồm các số liệu về tình hình đào tạo thực tế của Nhà trƣờng qua việc điểu tra để thu thập ý kiến của nhiều đối tƣợng khác nhau nhƣ:

o Điều tra từ cán bộ quản lý

o Điều tra từ giáo viên

o Điều tra từ học sinh, sinh viên

- Cách thu thập số liệu sơ cấp đƣợc thực hiện qua các bƣớc nhƣ sau:  Với các phiếu điều tra từ cán bộ quản lý và giáo viên:

Bƣớc 1: Xác định quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamane:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

n = N

(1+N*e2) n: Quy mô mẫu

N: Kích thƣớc của tổng thể, N = 259 (tổng số cán bộ quản lý và giáo viên năm học 2012 - 2013).

= 0,05

Ta có: n = 259 / ( 1 + 259 * 0.052) = 157 => Quy mô mẫu: 157 mẫu.

Tuy nhiên, để tránh rủi ro khi gặp đối tƣợng khảo sát, và để đảm bảo dung lƣợng chính của mẫu, tác giả cộng thêm vào mẫu chính một mẫu phụ là 13 giảng viên.

Bƣớc 2:Tiến hành chọn mẫu phân tầng theo tiêu thức phòng, khoa.

Bƣớc 3: Sau khi phân tầng, trong từng tổ ta dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để chọn các mẫu sẽ điều tra.

Bƣớc 4: Tiến hành điều tra mẫu theo danh sách đã chọn.

Để quá trình phát và thu hồi phiếu khảo sát đạt đƣợc kết quả cao, tác giả thực hiện theo hình thức là: Tác giả gặp trực tiếp để đƣa phiếu và thông qua email. Tổng số phiếu phát ra là 170 phiếu và thu về đƣợc 161 phiếu, trong đó 157 phiếu hợp lệ.

Với các phiếu điều tra từ giáo viên và học sinh, sinh viên:

Cách làm tƣơng tự:

Ta có: n = (212 + 6.600) / ( 1 + 6.812 * 0.052) = 378 => Quy mô mẫu: 378 mẫu. Tác giả cộng thêm vào mẫu chính một mẫu phụ 42 mẫu. Chính vì vậy, tác giả đã phát ra 420 phiếu và thu về đƣợc 394 phiếu trong đó, trong đó 382 phiếu hợp lệ.

- Thời gian điều tra: Từ đầu tháng 12 đến cuối tháng 12/2013.

Để chuẩn bị cho việc điều tra, phỏng vấn và xin ý kiến của nhiều bên, tác giả đã thực hiện chuẩn bị mẫu điều tra và soạn thảo các câu hỏi cho từng đối tƣợng phù hợp (Mẫu câu hỏi đƣợc trình bày ở Phụ lục 01a và 01b của Luận văn).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Từ các thông tin thứ cấp và sơ cấp đã thu thập đƣợc, tổng hợp các thông tin để lên các bảng biểu, sử dụng một số công cụ của Microsoft 2007 và một số chƣơng trình ứng dụng khác để tính toán phục vụ cho quá trình phân tích.

Ngoài ra luận văn còn sử dụng phƣơng pháp biểu đồ để phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học về các nội dung nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Đề tài áp dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp phân tích nhƣ: phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp chi tiết, phƣơng pháp thống kê phân tích… Trong đó, phƣơng pháp đƣợc sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp so sánh và nghiên cứu mối quan hệ giữa các con số.

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phƣơng pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh đƣợc chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích đƣợc lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tƣơng đối hoặc số bình quân. Trong luận văn tác giả sử dụng phƣơng pháp:

So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phƣơng pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đƣa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

∆y = Yt - Yt-1 Trong đó:

+ Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.

+ ∆y : Hiệu số (sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc. So sánh số tương đối:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tỷ trọng: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phƣơng pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phƣơng pháp khác để quan sát và phân tích đƣợc tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đƣa ra cá biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

Yk Rk (%) = x 100 Y Trong đó: + Yk : Số liệu thành phần. + Y : Số liệu tổng hợp. + Rk (%): Tỷ trọng của Yk so với Y.

- Tốc độ thay đổi: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phƣơng pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh kế so kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh đƣợc khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đƣa ra các biện pháp giải quyết.

Yt - Yt-1 R∆y (%) = x 100 Yt-1 Trong đó: + Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.

+ R∆y (%): Tốc độ thay đổi giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong luận văn qua các phần nhƣ: - So sánh kết quả học tập của HS, SV giữa các năm học.

- So sánh trình độ, số lƣợng của giáo viên giữa các năm học. - So sánh cơ sở vật chất của trƣờng so với đạt chuẩn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.2.3.2. Phương pháp thống kê phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0

Luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê phân tích bằng phần mềm xử lý số liệu SPSS 16.0: sử dụng thang điểm Likert, sử dụng kiểm định One-Sample T - test để kiểm định giá trị trung bình của tổng thể nghiên cứu có ý nghĩa về mặt thống kê hay không.

Phân tích thống kê: sử dụng thang điểm 5, trong đó:

1 – Rất kém 2 – Kém 3 – Trung bình 4 – Tốt

5 – Rất tốt

Với giá trị khoảng cách đƣợc xác định:

d = Giá trị max – giá trị min

= 5 – 1 = 0,8

N 5

Tức là: Điểm trung bình từ 1,00 đến 1,8: Rất kém Điểm trung bình từ 1,81 đến 2,6: Kém

Điểm trung bình từ 2,61 đến 3,4: Trung bình Điểm trung bình từ 3,41 đến 4,2: Tốt

Điểm trung bình từ 4,21 đến 5,0: Rất tốt Kiểm định One – Sample T-Test:

Các giá trị trung bình đƣợc kiểm định bằng cách kiểm định trung bình theo phƣơng pháp One - Sample T - Test để xem xét ý nghĩa về mặt thống kê.

Thu thập số liệu sơ cấp từ các nguồn tài liệu của Trung tâm và phỏng vấn thành viên kênh trực tiếp.

Giả thiết kiểm định: H0 : = giá trị kiểm định H1 : # giá trị kiểm định

Với α = 0.05 là mức ý nghĩa của kiểm định. Nếu Sig. (P-value) > 0.05: H0 đƣợc chấp nhận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nếu Sig. (P-value) < 0.05: H0 bị bác bỏ, chấp nhận giả thiết H1.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Kết quả học tập của học sinh.

- Kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh. - Cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Đội ngũ giáo viên.

- Tính đúng đắn và rõ ràng của mục tiêu đào tạo.

- Sự phù hợp của nội dung chƣơng trình đào tạo với mục tiêu đào tạo. - Chất lƣợng của nội dung chƣơng trình đào tạo.

- Kết quả đào tạo phù hợp với nhu cầu của ngƣời sử dụng lao động.

TIỂU KẾT

Chƣơng 2 tác giả đã đƣa ra các câu hỏi đề tài cần giải quyết, hệ thống về phƣơng pháp nghiên cứu bao gồm các phƣơng pháp thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin. Trên cơ sở đó đƣa ra một số chỉ tiêu để phân tích thực trạng chất lƣợng đào tạo của trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO CỦA

TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÁI NGUYÊN

3.1. Giới thiệu khái quát về Nhà trƣờng

Tên tiếng việt: TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÁI NGUYÊN

Tên giao dịch quốc tế: THAI NGUYEN COLLEGE OF ECONOMICS AND FINANCE

Địa chỉ: Km 6, quốc lộ 3, nằm trên địa phận Phƣờng Thịnh Đán thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên tiền thân là trƣờng trung học kinh tế Bắc Thái thành lập ngày 20/12/1978 theo quyết định số 675/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái. Từ khi thành lập trƣờng đã 3 lần di chuyển địa điểm. Đƣợc sự quan tâm của Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh, phát huy nội lực nhà trƣờng đã vƣợt qua mọi khó khăn xây dựng trƣờng ngày càng phát triển đạt đƣợc những thành tích đáng kể.

* Giai đoạn từ 1978 - 1985

Địa điểm ban đầu thuộc phƣờng Đồng Quang - TP Thái Nguyên. Năm 1979 trƣờng di chuyển địa điểm sang Thị trấn Chùa Hang - Huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Đội ngũ cán bộ giáo viên ban đầu chỉ trên 10 ngƣời, cơ sở vật chất cũ nát. Trƣờng tập chung xây dựng cơ sở vật chất, tăng cƣờng đội ngũ, tổ chức tuyển sinh. Kết quả giai đoạn này đào tạo trên 3000 học sinh cho các hợp tác xã nông nghiệp, các ngành trong và ngoài tỉnh đáp ứng yêu cầu cán bộ cho cơ sở. Đƣợc UBND tỉnh tặng nhiều bằng khen về thành tích đào tạo.

* Giai đoạn 1985 - 1997

Đây là giai đoạn ngành giáo dục tiến hành cải cách theo nghị quyết Bộ chính trị, Tỉnh uỷ, xoá bỏ cơ chế bao cấp. Trƣờng vƣơn lên mở rộng quy mô đa dạng hoá hình thức và loại hình đào tạo, tăng số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ giáo viên, xây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dựng cơ sở vật chất - trƣờng đi vào ổn định và phát triển, đƣợc tặng nhiều bằng khen, giấy khen của Ngành, Tỉnh và của Chính Phủ.

* Từ 1997 đến nay

Đƣợc sự quan tâm của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Bộ Tài Chính, Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh Thái Nguyên đã đầu tƣ xây dựng mới cho trƣờng nhiều hạng mục công trình phục vụ giảng dạy và học tập, đội ngũ cán bộ giáo viên đƣợc tăng cƣờng, chất lƣợng đào tạo đƣợc nâng cao,… Sau 30 năm xây dựng và phát triển, trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên đã đạt nhiều thành tích nhƣ:

- Đƣợc Đảng, Nhà nƣớc tặng Huân chƣơng Lao động hạng nhất, Lao động hạng II, hạng III và nhiều huy chƣơng cho các tập thể, cá nhân.

- Trƣờng liên tục đạt danh hiệu trƣờng tiên tiến và tiên tiến xuất sắcvà đƣợc tặng nhiều Cờ thi đua xuất sắc của Chính Phủ, Bộ, Ngành, Tỉnh Thái Nguyên, nhiều bằng khen, giấy khen.

- Đảng bộ trƣờng liên tục 20 năm đạt trong sạch vững mạnh và trong sạch vững mạnh xuất sắc...

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ * Chức năng * Chức năng

Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên là cơ sở đào tạo công lập trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, có chức năng đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và trung cấp trong các lĩnh vực kinh tế gồm các ngành: Kế toán, tài chính, quản trị kinh doanh. Hiện nhà trƣờng còn liên kết với các trƣờng đại học, các viện trong và ngoài nƣớc đào tạo đại học, cao học và trình độ khác theo yêu cầu của ngành, xã hội và theo quy định của pháp luật.

Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Chịu sự quản lý nhà nƣớc về giáo dục, đào tạo của bộ giáo dục đào tạo và các bộ ngành có liên quan. Chịu sự quản lý hành chính trực tiếp theo lãnh thổ của uỷ ban nhân dân phƣờng Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Đƣợc hƣởng các chính sách, chế độ của nhà nƣớc áp dụng cho hệ thống các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề công lập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu, có tƣ cách pháp nhân, đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc và Ngân hàng, có con dấu để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.

* Nhiệm vụ

- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn trong các lĩnh vực kinh tế. Đào tạo lại, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý kinh tế cho các đơn vị.

- Xây dựng chƣơng trình, giáo trình, kế hoạch bài giảng, học tập đối với ngành nghề trƣờng đƣợc phép đào tạo theo chƣơng trình khung do Nhà nƣớc quy định.

- Thực hiện công tác tuyển sinh, quản lý quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục.

- Xây dựng, đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nƣớc.

- Tổ chức các hoạt động in ấn tài liệu, giáo trình phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.

- Phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế; liên kết, liên thông về đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nƣớc.

- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, tài sản, các nguồn vốn đƣợc Nhà nƣớc, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên giao.

- Quản lý tổ chức, biên chế theo quy định của UBND tỉnh Thái Nguyên. - Báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.

- Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở trong nhà trƣờng . - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)