Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng ngô trong vụ

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng thích ứng và khả năng kết hợp của dòng ngô mo17 và b73 trong điều kiện miền bắc việt nam (Trang 59)

Xuân 2014

Năng suất là sự tổng hợp của nhiều yếu tố cấu thành như số bắp/cây, chiều dài bắp, đường kính bắp, số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng...mỗi sự thay đổi từ các yếu tố này đều ảnh hưởng đế năng suất. Năng suất vừa là yêu cầu vừa là mục đích của các nhà sản xuất ngô quan tâm, và cũng là mục tiêu cao nhất trong quá trình chọn tạo giống ngô mới. Ở cây ngô, năng suất thường do yếu tố di truyền quy định, nhưng bên cạnh đó biện pháp kỹ thuật canh tác cũng rất quan trọng để tạo điều kiện cho giống đạt được năng suất cao nhất. Năng suất do nhiều yếu tố tạo nên, khi nắm

được đặc điểm các yếu tố này sẽ giúp chúng ta có những biện pháp tác động hợp lý hoặc có hướng chọn giống ngô đúng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

Bảng 3.6 Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng ngô nghiên cứu trong Vụ Xuân năm 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội.

Thời

vụ KHD

Các chỉ tiêu theo dõi Số bắp/cây (bắp) Số hàng hạt/bắp (hàng) Số hạt / hàng (hạt) M1000 hạt (14%) NSLT (tạ/ha) (tạ/ha) NSTT Tháng 3 Mo17 0,7 7,5 20 359,7 21,53 15,07 B73 0,8 13,4 24,3 163 24,20 16,94 Tháng 4 Mo17 0,7 8,5 18,6 332,5 20,97 14,68 B73 0,8 14 17,5 168,5 18,82 13,18 Tháng 2 Mo17 0,8 9,5 18 335,5 26,16 18,31 B73 1 13,5 20,4 165,2 25,93 18,15 1 2 0,8 10 16 251,9 18,38 12,87 3 1 12,8 22 186,4 29,92 20,94 4 0,9 10 24 191,3 23,55 16,49 5 6 1 12 25,3 194,1 33,59 23,51 7 8 0,8 11 11 202,6 11,18 7,83 9 0,9 13 21 259,5 36,34 25,44 10 0,8 13,3 25 289,4 43,88 30,72 11 1 12,7 20 197,9 28,65 20,06 12 0,9 15,3 21,7 253,6 43,19 30,24 13 14 1 12,7 21,7 232,1 36,46 25,52 15 1 13 22,8 262,79 44,40 31,08 16 1 11,3 16,5 272,7 29,11 20,38 17 18 19 0,9 11 9,2 273,15 14,18 9,93 20

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

* Số bắp hữu hiệu/cây

Trên một cây ngô, thông thường chỉ có một bắp hữu hiệu, là bắp cho năng suất khi thu hoạch. Nhưng cũng có một số trường hợp trên một cây ngô xuất hiện nhiều hơn một bắp hữu hiệu. Những cây như thế cho năng suất cá thể cao, từđó cho năng suất cao. Chỉ tiêu số bắp hữu hiệu/cây phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống giống và điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là khả năng cho và nhận phấn của giống, còn một phần do dinh dưỡng, khả năng tích lũy.

Trong các thời vụ nghiên cứu, số bắp trên cây trung bình của dòng Mo17 dao

động từ 0,7 - 0,8 bắp và thấp hơn dòng B73 (0,8 - 1 bắp). Các dòng thử biến động từ 0,8 - 1 bắp/cây. Các dòng D1, D5, D7, D13, D17, D18, D20 là những dòng không có bắp.

* Số hàng hạt/bắp

Đây là yếu tố góp phần vào năng suất của cây ngô trong đó số hàng hạt/bắp phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen .Qua bảng số liệu 4.6 ta thấy các dòng bố mẹ trong thí nghiệm có số hàng hạt biến động từ 7,5 – 15,3.

Ở ngô, thông thường mỗi giống ngô có số hàng hạt/bắp đặc trưng, do di truyền quy định. Và số hàng hạt/bắp thường chịu ảnh hưởng lớn của đường kính bắp. Bảng 4.6 còn cho thấy sự tương quan giữa đường kính bắp và số hàng hạt/bắp. Những bắp có số hàng hạt nhiều thì cũng có đường kính bắp lớn. Do vậy, số hàng hạt/bắp tác động đến năng suất.

* Số hạt/hàng

Số hạt/hàng là chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các dòng. Nó phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh nhưđiều kiện chăm sóc, khí hậu thời tiết... Nếu thời tiết tốt, quang đãng, nắng nhẹ đồng thời có gió, quá trình thụ phấn diễn ra thuận lợi thì số hạt/hàng sẽ nhiều và ngược lại nếu gặp điều kiên bất thuận sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thụ phấn thụ tinh của các dòng từđó làm giảm tỷ lệ hạt/hàng.

Qua bảng số liệu 4.6 ta thấy số hạt trên hàng của dòng Mo17 trồng ở các thời vụ

dao động từ (18-20) hạt/hàng, trong khi đó dòng B73 có số hàng từ (17,5 - 24,3) hạt/hàng, trong đó trồng vào tháng 2 cho số hạt//hàng cao nhất đạt 24,3 hạt/hàng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53

* Khối lượng 1000 hạt

Với các cây lương thực như lúa, ngô khối lượng 1000 hạt là một chỉ tiêu rất

được quan tâm vì nó là yếu tố liên quan chặt đến năng suất. Đây là một tính trạng liên quan đến kiểu gen và cũng là chỉ tiêu chịu tác động của ngoại cảnh đến cây ngô. Khối lượng nghìn hạt là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống, tính trạng này phụ thuộc khá nhiều vào bản chất di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh và quá trình chăm sóc. Kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm này được thể hiện ở bảng 4.6cho thấy khối lượng nghìn hạt của các dòng biến động trong khoảng từ 248,25 – 405,05 (gam).

* Năng suất lý thuyết (NSLT)

Năng suất lí thuyết là chỉ tiêu nói lên tiềm năng năng suất của mỗi giống và chỉ

tiêu này là tổng hợp của các yếu tố như: số bắp trên cây, số hàng hạt trên bắp, số hạt trên hàng và P1000 hạt. Các chỉ tiêu hợp thành mà cao thì năng suất lý thuyết càng cao. Thông qua chỉ tiêu này để ta có thể xây dựng quy trình kĩ thuật hợp lý nhằm khai thác tối đa năng suất của mỗi giống. Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng cho năng suất của mỗi giống trong điều kiện nhất định, từ đó chúng ta có thể đề ra các biện pháp kỹ thuật tác động nhằm khai thác tối đa tiềm năng năng suất của các giống đó.

Kết quả thu được ở bảng 3.6 cho thấy, với dòng bố mẹ có năng suất thấp đạt từ 16,12 (D2) – 38,95 (D15) tạ/ha.

* Năng suất thực thu (NSTT)

Năng suất thực thu là năng suất mà thực tế ta thu được trên một đơn vị diên tích sau khi ta đã quy vềđộẩm 14%. Năng suất thực thu mới chính là năng suất thể

hiện được của giống, THL và cũng là thước đo đánh giá mức độ thành công của công tác chọn giống. Năng suất thực thu là biểu hiện cao nhất của cây trồng nên các yếu tố trong suốt quá trình sinh trưởng phất triển của cây ngô đều tác dộng tới nó. Năng suất thực thu là kết quả cuối cùng của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Năng suất thực thu phản ánh thực chất về khả năng sinh trưởng phát triển của cây ngô dưới tác động của các yếu tố di truyền và điều kiện ngoại cảnh... là yếu tố

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 Qua bảng số liệu 3.6 và ta thấy năng suất thực thu của các dòng bố mẹ dao

động trong khoảng từ 11,29 (D2) – 27,26 (D15) tạ/ha.

Qua bảng số liệu ta còn thấy tỷ lệ năng suất thực thu trên năng suất lí thuyết (NSTT/NSLT) chỉ số này phản ánh cho ta thấy giá trị thực của năng suất so với năng suất lí thuyết ta tính. Nếu tỷ số giữa NSTT/NSLT càng gần 1 điều đó chứng tỏ

năng suất thực tế thu được của giống đó càng đúng như lý thuyết ta đặt ra.

Bảng 3.7 Phân tích độ ổn định về năng suất của hai dòng thuần Mo17 và B73 Dòng Trung bình Hệ số hồi Dòng Trung bình Hệ số hồi

quy Ttn S

2di Prob

Mo17 17,18 0,889 0,42 0,458 0,881

B73 13,053 0,709 0,997 0,912 0,986 * Qua phân tích độổn định về năng suất của hai dòng Mo17 và B73 qua bảng 3.7 thấy rằng, dòng B73 kém ổn định hơn dòng Mo17 trong điều kiện vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam, thể hiện ở độ lệch của đường hồi quy (S2di) và P lớn. Dòng Mo17 có P lớn nhưng S2di lại tương đối nhỏ nên có thể kết luận dòng này ổn định và thích nghi trong môi trường thuận lợi. Như vậy, lựa chọn thời vụ và kỹ thuật nhân duy trì phù hợp với hai dòng ngô là rất cần thiết trong nhân dòng và lai nâng cao nguồn gen cũng như tạo giống ngô lai.

Thông qua đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất của hai dòng ngô Mo17 và B73 cho chúng tôi thấy, tương tự như các chỉ tiêu về sinh trưởng, chống chịu thì các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất của dòng ngô Mo17 luôn đối ngược với dòng ngô B73, điều này cũng phù hợp với các kết luận của các nghiên cứu trước đó về hai dòng ngô này.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng thích ứng và khả năng kết hợp của dòng ngô mo17 và b73 trong điều kiện miền bắc việt nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)