Đặc điểm hình thái của các dòng ngô trong vụ Xuân 2014

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng thích ứng và khả năng kết hợp của dòng ngô mo17 và b73 trong điều kiện miền bắc việt nam (Trang 51)

Đặc điểm hình thái cây ngô là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện sự sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất của các dòng ngô. Nghiên cứu chỉ tiêu này giúp các nhà chọn giống lai tạo được con lai có đặc điểm hình thái tốt, đáp ứng nhu cầu của sản xuất. Qua đặc điểm hình thái của các dòng ngô giúp các nhà chọn giống có thể dự đoán tương đối chính xác đặc điểm hình thái của con lai cũng như việc

đánh giá độ thuần của các dòng trên đồng ruộng, từ đó có thể loại bỏ những dòng không đạt yêu cầu, điều này sẽ làm giảm chi phí trong công tác chọn tạo dòng thuần. Hình thái cây ngô gồm chiều cao cây cuối cùng, chiều cao đóng bắp, đường kính gốc, số lá cuối cùng, góc lá…. Mỗi dòng ngô khác nhau có những đặc trưng riêng về hình thái, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến năng suất, khả năng chống đổ và bố

trí mật độ trồng hợp lý. Kết quả theo dõi đặc điểm nông sinh học của các dòng ngô trong thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.4

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

Bảng 3.4 Một số đặc điểm nông sinh học của các dòng ngô thí nghiệm (Vụ Xuân năm 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội).

Thời vụ KHD Số lá CC CCCC CDB DKT DKG Tháng 3 Mo17 15,3 104,5 32,3 1,35 1,32 B73 16,2 124,4 40,2 1,33 1,28 Tháng 4 Mo17 15,6 110,5 34,6 1,28 1,26 B73 16,5 143,6 53,5 1,38 1,30 Tháng 2 Mo17 15,4 102,3 32,8 1,32 1,34 B73 16,6 117,5 41,4 1,29 1,32 D1 14,4 97,2 36,8 1,30 1,26 D2 15,0 99,3 37,9 1,35 1,37 D3 14,7 87,3 25,3 1,06 1,17 D4 15,0 87,4 30,7 1,19 1,23 D5 15,1 113,1 46,2 0,91 1,05 D6 14,0 103,6 33,1 1,24 1,29 D7 14,9 98,1 42,6 1,26 1,30 D8 15,3 107,5 40,8 1,35 1,40 D9 14,7 105,1 46,6 1,41 1,47 D10 15,9 100,9 58,2 1,40 1,42 D11 14,5 120,2 38,2 1,27 1,30 D12 15,9 97,6 42,1 1,27 1,30 D13 16,9 129,1 61,7 1,52 1,53 D14 15,1 100,7 34,2 1,17 1,25 D15 15,0 105,9 40,5 1,32 1,33 D16 16,9 85,9 44,4 1,35 1,36 D17 15,7 85,3 38,3 1,01 1,01 D18 14,9 101,3 38,8 1,28 1,28 D19 14,6 104,8 38,4 1,44 1,44 D20 15,4 84,5 38,4 1,12 1,17

(Số lá cc – Số lá cuối cùng, đv: cm; cccc – Chiều cao cây cuối cùng, đv: cm;CĐB: Chiều cao đóng bắp, ĐKT – đường kính thân, đv: cm; ĐKG – đường kính gốc, đv: cm)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

*Số lá cuối cùng

Lá là cơ quan quang hợp của cây ngô, quyết định đến năng suất cũng như chất lượng hạt ngô. Tổng số lá thật của cây ngô tính từ lá thật đầu tiên đến lá cuối cùng. Theo Garasencop, số lá của một giống hầu như không thay đổi bởi điều kiện trồng trọt, không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết hàng năm. Giới hạn sự thay đổi số lá trong điều kiện khác nhau trong điều kiện khác nhau không quá 1-2 lá (Đinh Thế Lộc và cộng sự, 1997). Lá liên quan đến quang hợp những dòng có số lá nhiều thường năng suất cao. Sinh trưởng của cây ngô có liên quan chặt chẽđến số lá, do đó tính tổng số lá trên cây là căn cứ để xác định thời gian từ gieo đến chín, những dòng có tổng số lá nhiều thì thời gian sinh trưởng càng dài. Số lá ngô càng tồn tại lâu trên cây thì hiệu suất quang hợp càng cao và quá trình tích luỹ vật chất vào hạt của cây ngô diễn ra mạnh. Tổng số lá trên cây còn có ý nghĩa với việc bố trí mật độ trồng và cho biết đặc trưng của dòng ngô thí nghiệm (dòng chín sớm, trung bình, muộn…)

Chỉ tiêu này được các nhà chọn giống quan tâm trong chọn tạo dòng cũng như

chọn tạo giống lai. Các giống có lá xanh, bền được ưu tiên lựa chọn do chúng có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh, chịu hạn, đồng thời hiệu suất quang hợp cao, tích lũy chất khô tốt, dẫn tới năng suất cao.

Qua kết quả theo dõi, đánh giá cho thấy số lá cuối cùng của dòng Mo17 và B73 là khác nhau, và ở các thời vụ trồng khác nhau thì tổng số lá của Mo17 và B73 chênh lệch không đáng kể. Dòng B73 có số lá lớn hơn dòng Mo17. Dòng Mo17 có tổng số lá là 15,3- 15,6 lá, dòng B73 có số lá từ 16,2- 16,6 lá.

Tổng số lá của các dòng thử trong thí nghiệm dao động từ 14,0 – 16,9 lá. Trong đó dòng D16 có số lá lớn nhất là 16,9 lá, dòng có số lá nhỏ là các dòng D6 (14,0 lá), dòng D1 (14,4 lá) dòng D11(14,5 lá) và dòng D19 (14,5 lá).

*Chiều cao cây cuối cùng

Thân cây là khung nâng đỡ bộ lá cũng như là bộ phận mang bắp. Chiều cao cây là phản ánh trung thực quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, cho phép bố trí hợp lý các bộ phận trong không gian nhất là bộ tán lá, giúp cho quần thể có khả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 Chiều cao cây cuối cùng được tính từ mặt đất đến đốt phân nhánh đầu tiên của bông cờ. Đây là một đặc điểm hình thái có liên quan chặt chẽ với các yếu tố di truyền, kỹ thuật canh tác và điều kiện ngoại cảnh. Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu liên quan đến tính chống đổ, giúp cho quần thể ngô sử dụng ánh sáng mặt trời có hiệu quả nhất và thực hiện các biện pháp kỹ thuật chăm sóc thích hợp (phun thuốc trừ sâu, thụ phấn cưỡng bức, thụ phấn bổ sung...). Từ đó quyết

định mật độ và các chế độ trồng xen với các loại cây trồng khác một cách hợp lý nhằm làm tăng hiệu quả kinh tế.

Chiều cao cuối cùng là một đặc tính dễ nhận biết của giống, đặc biệt là sự

phân ly tính trạng, lẫn giống hoặc để đánh giá mức độ đồng đều của quần thể. Bên cạnh đó chiều cao cuối cùng còn ảnh hưởng đến năng suất, tính chống đổ, mật độ

trồng trong sản xuất cũng như chọn làm dòng bố mẹđể lai tạo. Đối với các nhà chọn giống, chiều cao cây cuối cùng của các dòng ngô là cơ sởđể chọn bố mẹ cho các giống lai. Khi nghiên cứu về quần thể dòng, ta biết được độ biến động về chiều cao cây của các dòng: Nếu độ biến động lớn thì độ đồng đều của dòng thấp và ngược lại nếu độ

biến động nhỏ thì độđồng đều cao.

Theo dõi một số đặc điểm hình thái của các dòng ngô nghiên cứu qua 3 vụ

trồng khác nhau cho thấy trong điều kiện vụ Xuân ở vùng đồng bằng Sông Hồng dòng Mo17 và B73 có chiều cao cây thấp đạt từ (102,3 - 143,6cm), dòng B73 có chiều cao cây cao hơn dòng Mo17, dòng B73 có chiều cao đạt cao nhất trồng ở

tháng 4 là (173,6 cm), trồng ở thời vụ tháng 2 và tháng 4 chiều cao cây của dòng B73 lần lượt đạt (117,5 cm) và (124,4 cm). Dòng Mo17 có chều cao cây trồng ở các thời vụ tháng 2 là (102,3 cm), tháng 3 là (104,5 cm) và trồng ở tháng 4 chiều cao cây cuối cùng đạt ( 110,5 cm). Các dòng thử trong thí nghiệm cũng thuộc nhóm thấp cây có chiều cao đạt từ (84,5 – 129,1cm). Trong đó dòng có chiều cao cây thấp là dòng D20 (84,5 cm), dòng D17 (85,3 cm), dòng D13(129,1 cm) là dòng có chiều cao lớn nhất trong các dòng thử.

*Chiều cao đóng bắp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 hiệu trên cùng và thay đổi tuỳ thuộc đặc điểm di truyền của từng dòng ngô cũng như các biện pháp kỹ thuật chăm sóc. Nó phản ánh khả năng sinh trưởng và phát triển, khả năng chống đổ, khả năng nhận hạt phấn của của hoa cái và điều kiện cơ

giới hoá trong thu hoạch của cây ngô trên đồng ruộng.

Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào tính di truyền, trình độ thâm canh. Ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, trong điều kiện nhiệt độ cao dinh dưỡng đầy đủ, cây sinh trưởng tốt, bắp thường đóng cao hơn bình thường.

Thông thường những cây ngô sinh trưởng mạnh thì có vị trí đóng bắp cao hơn những cây sinh trưởng kém. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp phù hợp giúp quá trình thụ phấn, thụ tinh và tích luỹ dinh dưỡng vào hạt được thuận lợi. Chiều cao đóng bắp quá cao hoặc quá thấp đều gây bất lợi vị trí đóng bắp cao tạo thuận lợi cho quá trình nhận phấn của bắp ngô nhưng nếu chiều cao đóng bắp quá cao thì cây ngô chống

đổ kém, ngược lại chiều cao đóng bắp thấp khả năng chống đổ của cây tăng lên tuy nhiên vị trí đóng bắp quá thấp thì khả năng nhận phấn kém, bắp dễ bị sâu bệnh và chuột phá hoại từđó có thể làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm. Theo các nhà khoa học thì vị trí đóng bắp thích hợp nhất là ở khoảng giữa thân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiều cao đóng bắp của dòng Mo17 và B73 chênh lệch nhau nhiều, dòng B73 có chiều cao đóng bắp cao hơn dòng Mo17, dòng Mo17 có chiều cao đóng bắp qua các thời vụ dao động từ 32,3 – 34,6 cm, trong đó dòng B73 có chiều cao đóng bắp khá cao từ 40,2 – 53,5 cm. Chiều cao đóng bắp cao dẫn đến cây ngô chống đổ kém.

Chiều cao đóng bắp của các dòng thử dao động từ 30,7 – 61,7 cm. Trong đó

dòng D13 có chiều cao đóng bắp cao nhất 61,7 cm và D4 có chiều cao đóng bắp nhỏ nhất đạt 30,7 cm.

*Đường kính thân, đường kính gốc

Đường kính thân, đường kính gốc là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến khả

năng chống đổ của cây, các chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng chống đổ càng cao.

Đường kính thân và đường kính gốc hầu hết dưới 1,5cm, dòng có đường kinh thân, gốc to như B73, D10, D2, dòng có đường kính nhỏ như D5, D14, D17.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

3.4. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các dòng ngô nghiên cứu Vụ Xuân năm 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội.

Đặc tính chống chịu sâu bệnh là một trong những chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các dòng ngô. Cây ngô có nhược điểm là dễ bị nhiễm sâu bệnh làm giảm đáng kể năng suất và phẩm chất hạt. Trong quá trình sinh trưởng phát triển của mình, cây ngô thường bị các loại sâu bệnh phá hoại từ mức độ nhẹđến nặng tuỳ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và biện pháp kỹ thuật chăm sóc. Bên cạnh các chỉ tiêu như năng suất, chất lượng ...Chính vì vậy việc đánh giá khả năng chống chịu với sâu bệnh và điều kiện bất thuận

để tìm ra những dòng có khả năng chống chịu tốt là rất cần thiết.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy cây ngô bị một số loại sâu bệnh hại như: Sâu xám, sâu cắn lá, rệp hại cờ, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, bệnh phấn

đen, ung thư ngô, nhưng chủ yếu là sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, còn các loại sâu bệnh khác chiếm một tỷ lệ không đáng kể.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

Bảng 3.5 Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các dòng ngô nghiên cứu trong (Vụ Xuân năm 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội.)

Đơn vị tính: điểm Thời vụ KHD Tỷ lệ đổ gãy (%) Sâu đục thân Sâu đục bắp Đốm lá nhỏ Đốm lá lớn Tháng 3 M017 0 2 0 0 0 B73 0 0 0 5 4 Tháng 4 M017 0 1 1 1 1 B73 0 1 0 4 4 Tháng 2 M017 3,2 2 1 1 1 B73 3,5 1 2 3 3 D1 7,9 2 2 4 2 D2 3,2 2 3 4 2 D3 5,3 2 2 3 1 D4 5,8 2 2 3 2 D5 5,3 2 2 3 2 D6 3,7 2 2 4 1 D7 2,6 3 3 3 1 D8 5,3 2 4 3 1 D9 3,2 2 2 2 2 D10 0,0 2 2 3 2 D11 0,0 3 2 2 1 D12 0,0 2 3 3 2 D13 3,2 3 3 2 1 D14 5,3 3 2 2 1 D15 2,1 3 3 2 0 D16 3,6 3 4 3 2 D17 3,2 1 3 4 2 D18 4,5 3 4 3 2 D19 2,3 2 3 4 2 D20 3,2 3 2 3 2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

*Sâu đục thân

Sâu đục thân là sâu hại chính trên cây ngô, sâu hại trên tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây ngô. Chúng hại ngô ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và trên tất cả các bộ phân của cây ngô như lá, thân, bắp, bông cờ gây ảnh hưởng nghiêm trọng

đến năng suất và chất lượng ngô. Lúc cây ngô còn nhỏ, sâu đục vào lá cắn biểu bì làm giảm cường độ quang hợp. Hoặc sâu có thể cắn đục vào nõn lá, làm cho cây sinh trưởng yếu, nếu sâu hại nặng sẽ làm cụt ngọn, cây không còn khả năng sinh trưởng. Lúc cây ngô tạo bắp, sâu cắn các đốt thân, hoặc đục vào bắp, cắn hại râu ngô.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy sâu đục thân bắt đầu phát sinh lúc cây ngô được 7- 9 lá thật và phát triển mạnh khi cây ngô chuẩn bị trỗ cờ. Ở giai đoạn 7 – 9 lá, cây ngô phát triển mạnh về bộ lá nên khi bị sâu đục thân hại đã làm ảnh hưởng lớn

đến khả năng quang hợp của bộ lá làm cây sinh trưởng chậm, một số cây bị nặng sẽ

không cho năng suất. Ở giai đoạn trước trỗ, sâu phá hoại cờ làm cho cây không trỗ

thoát hoặc làm cho số hoa/ cờ giảm gây ảnh hưởng lớn đến lượng phấn tung sau này. Về sau, sâu hại nặng từ bắp phun râu đến khi ngô gần chín sinh lý. Lúc này sâu đục các đốt thân và đục vào bắp hại râu ngô, do đó ảnh hưởng đến năng suất ngô.

Đánh giá tỉ lệ nhiễm sâu bệnh trên đồng ruộng của các dòng ngô nghiên cứu cho thấy, trồng vào tháng 3 dòng ngô Mo17 bị nhiễm sâu đục thân ở mức độ trung bình (điểm 3) và nặng hơn dòng B73 (điểm 1), ở các thời vụ tháng 2 và tháng 4 mức

độ nhiễm sâu đục thân của dòng Mo17 giảm đi (điểm 2) nhưng vẫn cao hơn dòng B73, qua đó cho thấy dòng ngô B73 có khả năng chống chịu sâu đục thân tốt hơn dòng Mo17.

Tất cả các dòng bố mẹ tham gia thí nghiệm đều bị sâu hại ở mức độ từđiểm 1-3.

* Bệnh đốm lá

Có hai loại đốm lá là: Đốm lá lớn và đốm lá nhỏ. Bệnh gây những vết đốm nhỏ trên lá, sau chuyển thành những vết chết hoại dài, làm lá khô. Bệnh làm giảm diện tích quang hợp của lá, làm giảm khả năng tích lũy chất khô, từ đó giảm năng suất, phẩm chất ngô sau này.

Ngược lại về chỉ tiêu chống chịu bệnh đốm lá lớn và đốm lá nhỏ, lại có sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 vụ từđiểm (3-5), trong khi đó dòng ngô ngô Mo17 tỷ lệ này thấp ở (điểm 0-1).

Kết quả theo dõi cho thấy, hầu hết các dòng ngô theo dõi đều bị nhiễm bệnh nhưng ở mức độ nhẹ và vừa. Các dòng D1, D2, D6, D17, D19 nhiễm bệnh ở mức

điểm 4 (25 – 35% bị bệnh), các dòng còn lại bị nhiễm bệnh ở mức nhẹ (1-3 điểm).

* Khả năng chống đổ

Đổ gãy là một trong những nguyên nhân quan trọng gây thiệt hại cho sản xuất ngô. Đặc tính chống đổ bao gồm đổ thân và đổ rễ. Khả năng chống đổ gãy là một chỉ tiêu quan trọng trong xu hướng chọn tạo giống ngô hiện đại, nó phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm giống: như chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, đường kính thân, số rễ chân kiềng... Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào các biện pháp kĩ thuật, điều kiện ngoại cảnh và thực trạng sâu bệnh trên đồng ruộng.

Thí nghiệm tiến hành trong vụ xuân năm 2014, giai đoạn cây ngô vươn cao và thụ phấn thụ tinh có nhiều đợt mưa và gió to. Dòng Mo17 và B73 có khả năng chống

đổ khá tốt, trồng vào tháng 2 và tháng 3 không xảy ra đổ gẫy, trồng vào thời vụ tháng 4 thì có xảy ra đổ gẫy nhưng tỷ lệ thấp.

3.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng ngô trong vụ Xuân 2014 Xuân 2014

Năng suất là sự tổng hợp của nhiều yếu tố cấu thành như số bắp/cây, chiều

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng thích ứng và khả năng kết hợp của dòng ngô mo17 và b73 trong điều kiện miền bắc việt nam (Trang 51)