mẹ trong vụ Xuân 2014.
Thời gian sinh trưởng phát triển của ngô nói chung và ngô tẻ nói riêng từ khi gieo đến khi chín thường kéo dài trong khoảng 110 – 160 ngày. Thời gian này dài hay ngắn khác nhau phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Một giống có thời gian sinh trưởng ngắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng vụ, gối vụ từđó tăng hiệu quả sản xuất. Qua theo dõi, đánh giá sinh trưởng phát triển của các dòng bố mẹ trong điều kiện vụ Xuân 2014 thu được kết quả trình bày trong bảng 3.1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
Bảng 3.1 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các dòng ngô thí nghiệm (Vụ Xuân năm 2014 tại Gia Lâm – Hà Nội).
Đơn vị: ngày Thời vụ KHD TLNM (%) G-M (ngày) G-TP (ngày) G-PR (ngày) Chênh lệch TP- PR (ngày) TGST (ngày) Tháng 3 Mo17 83,1 10 80 82 2 111 B73 84,2 10 82 85 3 117 Tháng 4 Mo17 90,0 8 74 79 5 113 B73 88,6 10 77 83 6 120 Tháng 2 Mo17 87,5 13 75 76 1 120 B73 82,6 12 76 80 4 118 D1 97,4 13 74 78 4 115 D2 97,4 13 75 78 3 116 D3 100,0 12 80 82 2 120 D4 94,8 12 73 75 2 120 D5 94,7 12 75 80 5 x D6 97,4 12 82 86 4 121 D7 92,1 14 81 87 6 120 D8 94,7 12 87 93 6 121 D9 94,8 12 76 81 5 116 D10 97,4 11 71 77 6 115 D11 92,1 13 75 81 6 117 D12 92,1 13 75 82 7 120 D13 92,1 12 78 84 6 120 D14 100,0 11 81 85 4 120 D15 94,8 14 75 78 3 116 D16 97,4 11 75 80 5 115 D17 100,0 11 75 80 5 115 D18 94,8 12 85 88 3 120 D19 100,0 13 76 82 6 116 D20 89,5 11 82 85 3 121
Ghi chú: TLNM: tỷ lệ nảy mầm, G - M: gieo – mọc, G - TP: Gieo - Tung phấn, G - PR: Gieo - Phun râu,TGST: thời gian sinh trưởng, x: cây chết
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
* Tỷ lệ nảy mầm.
Tỷ lệ nảy mầm là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hạt giống. Tỷ lệ nảy mầm của hạt phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của dòng, giống và
điều kiện ngoại cảnh, chủ yếu là nhiệt độ và ẩm độ trong đất.
Hai dòng dòng ngô Mo17 và B73 có khả năng này mầm và sinh trưởng trong điều kiện đồng bằng sông Hồng tại Việt Nam, tỷ lệ nảy mầm cao và dao
động trong khoảng 82,6 - 90,0%. Khi trồng ở tháng 4 cho tỷ lệ nảy mầm của cả
Mo17 và B73 là cao nhất so với hai tháng còn lại.
Tỷ lệ nảy mầm của các dòng thử trong thí nghiệm khá cao, đạt từ 89,5 – 100% số cây nảy mầm. Dòng có tỷ lệ nảy mầm đạt 100% là D3, D14, D19. Các dòng ngô trong thí nghiệm có tỷ lệ mảy mầm khá chỉ có dòng D20 có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất đạt 89,5%. Vụ Xuân năm 2014, khi gieo hạt vào thời điểm sau Tết, thời tiết đã có nắng và nhiệt độ khá ấm, thỉnh thoảng có mưa phùn, làm cho hạt nảy mầm nhanh và đồng đều.
*Thời gian gieo đến mọc
Giai đoạn gieo đến mọc mầm được tính từ lúc gieo hạt đến khi hạt nẩy mầm và nhô lên khỏi mặt đất. Thời kỳ này có tác dụng tạo cây ngô con có sức sống cao và thể hiện sự đồng đều của ruộng ngô. Giai đoạn từ gieo đến mọc có vai trò rất lớn đối với vòng đời sinh trưởng của cây ngô. Nó là nền tảng để cây ngô phát triển sau này. Ở các thời gian trồng khác nhau thì thời gian mọc mầm của các dòng ngô cũng khác nhau, trồng ở tháng 2 thời gian mọc mầm kéo dài nhất là dòng Mo17 13 ngày, trồng vào tháng 4 thời gian mọc mầm đối với dòng Mo17 là 8 ngày, dòng B73 là 10 ngày. Vào tháng 4 nhiệt độ đã ấm hơn thì thời gian mọc mầm của Mo17 và B73 cũng rút ngắn hơn so với trồng vào tháng 3 và tháng 2.
Các dòng thử trong thí nghiệm có thời gian từ gieo đến nảy mọc mầm dao
động từ 11-14 ngày, trong đó chỉ có D7 và D15 có thời gian mọc mầm dài nhất là 14 ngày, các dòng ngô còn lại trong thí nghiệm có thời gian từ gieo đên mọc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 mầm 11 ngày là các dòng D10, D14, D16, D17 D20. Nhìn chung các dòng ngô trong thí nghiệm có thời gian từ gieo đến mọc khá dài.
*Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ, tung phấn, phun râu.
Giai đoạn này chủ yếu là sinh trưởng sinh dưỡng, chiếm thời gian dài nhất trong toàn bộ chu kỳ sống của cây. Giai đoạn tích lũy dinh dưỡng, là nền tảng phát triển cơ quan sinh sản và đóng góp phần lớn vào việc tích lũy năng suất. Vì vậy, trong giai đoạn này cần tập trung các biện pháp kỹ thuật, dinh dưỡng giúp cây ngô sinh trưởng phát triển tốt.
Giai đoạn mọc đến trỗ cờ tung phấn được chia làm hai thời kỳ: thời kỳ
cây con, thời kỳ vươn cao và phân hóa cơ quan sinh sản. Quá trình sinh trưởng của cây con thời kỳ đầu (bắt đầu từ cây đạt 3 – 4 lá đến 7 – 9 lá). Giai đoạn này thân lá trên mặt đất phát triển chậm, chịu hạn tốt. Giai đoạn cây ngô 3 – 4 lá, cây chuyển từ tự dưỡng sang dị dưỡng, phát triển chủ yếu ở rễ, nên cần độ
thông thoáng của đất. Giai đoạn vươn cao, cây ngô sinh trưởng thân lá nhanh, bộ rễ phát triển mạnh, cơ quan sinh sản gồm bông cờ và bắp phân hóa mạnh. Giai đoạn này quyết định số hoa đực và hoa cái, cũng như quyết định khối lượng chất dinh dưỡng dự trữ trong thân lá.
Thời gian từ gieo đến tung phấn – phun râu là một trong các giai đoạn sinh trưởng của cây ngô. Giai đoạn này cây ngô kết thúc giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng bắt đầu giai đoạn sinh trưởng sinh thực, sau đó hầu như cây không tăng thêm về chiều cao và ra thêm lá. Trong giai đoạn này cần chú ý tạo điều kiện thuân lợi cho các dòng sinh trưởng và phát triển một cách tốt như: bón thúc phân, tưới nước …
Thời gian từ gieo đến tung phấn của các dòng thử dao động từ 71 đến 87 ngày. Dòng tung phấn sớm nhất là D10 sau 71 ngày trồng, dòng D4 là sau 73 ngày trồng. Dòng tung muộn nhất là D8 sau 88 ngày trồng.
Thời gian từ gieo đến phun râu của các dòng ngô trong thí nghiệm dao
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 Thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu phụ thuộc vào đặc
điểm di truyền của dòng, giống và điều kiện ngoại cảnh. Dòng, giống ngô nào có thời gian tung phấn và phun râu càng ngắn thì quá trình thụ phấn, thụ tinh diễn ra càng nhanh và tập trung. Do đó, việc nghiên cứu sự chênh lệch giữa tung phấn và phun râu của các dòng ngô là cơ sở để bố trí thời vụ gieo trồng sao cho thời gian tung phấn và phun râu trùng khớp là hết sức quan trọng giúp nâng cao năng suất hạt và đặc biệt trong sản suất hạt giống.
Trong vụ tháng 4 có chênh lệch thời gian tung phấn và phun râu của dòng B73 lớn nhất là 6 ngày, đặc điểm này gây bất lợi cho quá trình thụ phấn thụ tinh. Trồng vào tháng 2 và tháng 3 thời gian từ tung phấn đến phun râu của dòng B73 là 3- 4 ngày. Dòng Mo17 có thời gian tung phấn và phun râu trong
điều kiện vụ Xuân ở Việt Nam thuận lợi hơn, trồng vào tháng 2 và tháng 3 số
ngày chênh lệch giữa tung phấn và phun râu là 1 - 2 ngày và trồng vào tháng 4 là 5 ngày. Kết quả cho thấy trồng tháng 2 và trồng tháng 3, dòng Mo17 sẽ có khả năng kết hạt tốt hơn dòng B73. Thời vụ trồng thích hợp cho tung phấn và phun râu của dòng Mo17 và B73 tròng điều kiện vụ Xuân vùng Đồng bằng Sông Hồng là tháng 2.
Các dòng thử theo dõi có thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu từ 2 đến7 ngày. Các dòng có sự chênh lệch giữa tung phấn và phun râu ngắn như D3, D4 là 2 ngày. Một số dòng có thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu dài như D12 là 7 ngày, các dòng còn lại có thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu trong khoảng từ 3-6 ngày.
*Thời gian sinh trưởng
Sau quá trình thụ phấn thụ tinh hạt ngô được hình thành và phát triển thời gian này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, điều kiện thời tiết khí hậu, kỹ thuật canh tác. Đây là thời kỳ các chất hữu cơ được tích lũy dần vào hạt ngô, quá trình tích lũy kéo dài tới giai đoạn chín hoàn toàn. Ngô chín hoàn toàn khi chân hạt có chấm đen, thân lá và lá bi khô dần.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 Ngô QCVN 01-56: 2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, phân nhóm ngô theo thời gian sinh trưởng trong điều kiện miền Bắc Việt Nam như sau: nhóm chín sớm có TGST dưới 105 ngày, nhóm chín trung bình có TGST từ 105 đến 120 ngày, nhóm chín muộn có TGST lớn hơn 120 ngày.
Hai dòng ngô Mo17, B73 trồng vào các tháng khác nhau có thời gian sinh trưởng từ 113 - 120 ngày thuộc nhóm trung ngày.
Thời gian từ gieo đến chín sinh lý (TGST) của các dòng thử trong vụ
Xuân năm 2014 từ 115 đến 120 ngày thuộc nhóm sinh trưởng trung ngày. Dòng D1, D2, D9, D10, D15, D16, D17, D19 đều có thời gian sinh trưởng khoảng 115 – 116 ngày. Các dòng D6, D8, D20 có thời gian sinh trưởng là 121 ngày.