II. Đánh giá KNKH của Mo17 và B73 với một số dòng ngô trong nước
3.13. Khả năng chống chịu đồng ruộng của các tổ hợp lai vụ Thu Đông 2014
Cùng với chỉ tiêu năng suất và chất lượng, đặc tính chống chịu sâu bệnh và chống đổ gãy là những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống ngô. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các THL ngô. Nghiên cứu về chỉ tiêu này đang được các nhà chọn giống quan tâm đặc biệt. Bên cạnh những biện pháp kĩ thuật như canh tác hữu cơ giảm sâu bệnh và sản xuất ngô bền vững, thì việc chọn tạo giống chống chịu với bệnh nấm, vi khuẩn và virus là một trong những cơ sở khoa học để xây dựng quy trình sản xuất ngô tối ưu, làm
giảm chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế tác động xấu đến môi trường sống, an toàn cho người và sinh vật.
* Khả năng chống chịu sâu bệnh của các THL
Đặc tính chống chịu sâu bệnh là một trong những chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các tổ hợp lai ngô. Chính vì vậy việc đánh giá khả năng chống chịu với sâu bệnh và điều kiện bất thuận để tìm ra những THL có khả năng chống chịu tốt là rất cần thiết.
Kết quả quan sát trên ruộng trồng các tổ hợp lai và đối chứng cho thấy,
trong vụ Thu Đông năm 2014 xuất hiện các loại sâu bệnh chính là: sâu đục thân và bệnh gỉ sắt. Tình hình cụ thểđược trình bày ở bảng 3.18.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81
Bảng 3.18 Tỷ lệ đổ gốc, gãy thân và nhiễm sâu bệnh hại chính của các THL vụ Thu Đông 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội
STT Đổ gốc (%) Gãy thân (%) Sâu đục thân Gỉ sắt (Điểm) Tỷ lệ (%) Điểm THL1 60,77 2,08 6,25 2 2 THL2 22,18 2,08 29,17 4 1,5 THL3 38,84 0,00 22,92 3 2 THL4 75,98 0,00 8,33 2 2 THL5 60,03 4,17 18,75 3 2 THL6 51,09 0,00 10,42 2 1,5 THL7 73,70 0,00 2,08 1 1 THL8 85,95 0,00 4,17 1 2 THL9 81,57 0,00 16,67 3 0,5 THL10 66,36 0,00 20,83 3 1 THL11 59,02 2,08 10,42 2 1 THL12 75,28 0,00 4,17 1 1 THL13 43,86 0,00 4,17 1 1 THL14 51,56 0,00 4,17 1 1,5 THL15 78,75 2,08 8,33 2 2 THL16 62,71 2,08 4,17 1 2 THL17 65,93 0,00 6,25 2 2,5 THL18 57,69 0,00 12,50 2 1 THL19 90,00 0,00 6,25 2 1 THL20 91,38 0,00 8,33 2 1 ĐC 32,38 0,00 2,08 1 0
*Ghi chú: THL: Tổ hợp lai; ĐC: Đối chứng
Trong điều kiện vụ Thu Đông 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội thì tất cả các THL và đối chứng đều bị sâu đục thân phá hại. Sâu đục thân (Chilo partellus) là một loại sâu hại chính ở ngô. Chúng hại trên cây ngô ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82 và trên tất cả các bộ phân của cây như lá, thân, bắp, bông cờ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng ngô. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy sâu đục thân bắt đầu phát sinh lúc cây xoắn nõn và gây hại cho đến lúc thu hoạch bắp. Dễ thấy, tỷ lệ sâu đục thân trên các THL dao động khá lớn từ 2,08 đến 22,92% và đều nhiễm nặng hơn so với đối chứng, trừ THL7 có tỷ lệ sâu đục thân bằng với đối chứng là 2,08%. THL3 có tỷ lệ sâu đục thân phá hại là cao nhất, đạt 22,92%.
Qua đánh giá tỷ lệ sâu đục thân bằng thang điểm từ 1 đến 5 thấy rằng, các tổ hợp lai nhận điểm 1 (nhiễm nhẹ nhất) cùng với đối chứng là THL7, THL8, THL12, THL13, THL14 và THL16.
Bệnh gỉ sắt do nấm Puccinia maydis gây ra, đây là bệnh nấm rất phổ biến trên cây ngô, chủ yếu gây hại trên lá và thân. Vết bệnh có màu vàng sẫm bên trong chứa khối bột màu nâu đỏ, vết bệnh phát triển mạnh làm lá khô rụi, ảnh hưởng đến hiệu suất quang hợp và giảm năng suất ngô. Qua theo dõi thấy rằng, tất cả các THL đều nhiễm bệnh gỉ sắt từ mức rất nhẹ đến nhiễm vừa, tương ứng với điểm từ 0,5 -
2,5. Trong đó THL9 nhiễm bệnh nhẹ nhất (0,5 điểm); các tổ hợp lai THL7, THL10, THL11, THL12, THL13, THL18, THL19 và THL20 nhiễm ở mức rất nhẹ (1 điểm); THL17 nhiễm bệnh nặng nhất (2,5 điểm); đối chứng DK6919 không bị nhiễm gỉ sắt (điểm 0).
*Khả năng chống đổ gãy của các THL
Khả năng chống đổ của một giống phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm hình thái của giống đó như chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, đường kính thân, đường kính gốc… Ngoài ra, khả năng chống đổ gãy còn phụ thuộc vào các biện pháp kĩ
thuật, điều kiện ngoại cảnh và thực trạng sâu bệnh trên đồng ruộng.
Do ảnh hưởng của bão nên tỷ lệ đổ gốc thời kỳ xoắn nõn của các THL là rất lớn, dao động từ 22,18 đến 91,38%. Tổ hợp lai có khả năng chống đổ tốt nhất là THL2 với tỷ lệ đổ gốc 22,18%, tiếp đến là THL3 với tỷ lệ đổ gốc 38,84%, tổ hợp lai bị đổ gốc nặng nhất là THL20 (91,38%) và THL19 (90%).
Mặc dù tỷ lệ đổ gốc của các THL do ảnh hưởng của bão là rất lớn, nhưng tỷ lệ gãy thân của các THL lại rất nhỏ, hầu hết các THL không có cây bị gãy, chỉ có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83
THL5 gãy thân với tỷ lệ 4,17%, các tổ hợp lai THL1, THL2, THL11, THL15 và THL16 gãy thân với tỷ lệ 2,08%.