Con cái lai thử bằng lai ngẫu nhiên các cây S9 của mỗi thế hệ với dòng thuần Mo17 là cây thử. 100 con lai của F2 × Mo17 và F2-Syn 8 × Mo17 và 50 con lai BCP1 × Mo17 và BCP2 × Mo17, cũng như bố mẹ lai thử được thu hoạch. Thí nghiệm đánh giá tại 4 địa phương trong năm 1990 và 3 địa phương năm 1991. Ảnh hưởng lấn át gen là có ý nghĩa với tính trạng năng suất và độ ẩm hạt và khoảng 21% và 18% phương sai trung bình các thế hệ. Phương sai di truyền và hệ số di truyền của năng suất hạt xắp xếp là F2-Syn 8 > F2 > BCP1 > BCP2. Dưới cường độ chọn lọc thấp (a = 20%), xếp loại các thế hệ là BCP22 > F2 >> F2-Syn 8 > BCPI. Dưới cường độ chọn lọc cao (a = 1%), xếp loại là F2 > F2-Syn 8 > BCP2 > BCP1. Sự lựa chọn giữa F2 và lai trở lại làm nguồn quần thể cơ bản, các tác giả gợi ý rằng tiến bộ rất hạn chế nếu giao phối ngẫu nhiên F2 trước khi chọn lọc và tự phối.
Những nghiên cứu gần đây đã phân nhóm những dòng ngô ưu tú North Dakota (ND) vào các nhóm di truyền và đánh giá ổn định giữa phân nhóm bằng marker SSR và số liệu lai đỉnh. 13 dòng tự phối ND đại diện cho đa dạng của nền di truyền đã đưa vào lai dialle năm 2000. Các THL và 12 đối chứng được đánh giá ở bốn môi trường trong hai năm 2001 và 2002. Ngoài ra các dòng này cũng được lai với dòng thử lai thương mại đại diện cho các nhóm di truyền đã biết trước năm 2002. Các THL giữa các dòng của chung và các dòng của các tư nhân và được đánh giá ở ba môi trường năm 2003. Các dòng ND246, ND278, ND280, ND281, ND282 và ND284 đã nằm trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23
nhóm di truyền BSSS. Các dòng ND277, ND285, ND286, ND290, và ND291 nằm trong nhóm di truyền Lancaster Sure Crop . Các dòng ND257 và ND288 nằm trong nhóm Minnesota #13. Số liệu lai đỉnh của ND278 và ND290 biểu hiện có KNKH cao với các tester đại diện trên một nhóm ưu thế lai. Nghiên cứu của các tác giả cho rằng marker SSR không hoàn toàn chính xác và tin cậy để phân nhóm di truyền khi nguồn vật liệu di truyền rất đa dạng và đối lập nhau. Do vậy các tác giả khuyến cáo rằng đánh giá đồng ruộng để phân nhóm các dòng tự phối ngô là cần thiết.
Bảy dòng ngô trắng (CML176 ,CML181, CML184, Bo59W, Tx807, Tx811, và TxX124) và 9 dòng ngô vàng (CML190, CML193, Tx802, Tx814, Tx818, Tx820, Do940y, TxX808, và TxX806) đã được đánh giá trong các thí nghiệm lai diallel ở 5 môi trường miền Nam Mỹ. Năng suất các tổ hợp lai QPM thấp hơn giống ngô thương mại đối chứng. Qua các môi trường, hiệu quả GCA không có ý nghĩa về năng suất hạt nhưng có ý nghĩa cao về tình trạng nông học và chất lượng hạt. Trên cơ sở hiệu quá GCA các dòng tự phối của đại học Taxas chín sớm, thấp cây và độ ẩm hạt nhỏ hơn các dòng tự phối á nhiệt đới của CIMMYT và Đại học Nam Phi.
Năm 2004, nghiên cứu KNKH của các dòng của Viện Nghiên cứu Ngô với các dòng của CIMMYT, cho thấy các dòng có năng suất tương đối cao, ổn định qua các vụ, có khả năng chống đổ, chống chịu với một số sâu bệnh chính tương đối tốt. 4 dòng DF-2, DF-5, DF7, DF9 của Viện Nghiên cứu Ngô, 4 dòng G21MH169, G21MH52, CML41 và CML285 của CIMMYT được xác định có KNKH riêng cao với cây thử. Các dòng này có thể kết hợp với cây thử để tạo nhanh một số giống ngô lai tốt (Viện nghiên cứu Ngô, 2005).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu:
+ Hai dòng Mo17 và B73 nhập nội từĐại học Riverside Mỹ. + 20 dòng ngô trong nước và nhập nội.
+ 20 tổ hợp lai (THL) tạo ra trong vụ Xuân năm 2014. + Giống DK6919 làm đối chứng.
Danh sách các dòng, như bảng sau:
Bảng 2.1. Tên và nguồn gốc 20 dòng ngô tẻ và 2 Tester
STT Ký hiệu Tên dòng Nguồn gốc
1 A Mo17 Mỹ 2 B B73 Mỹ 3 D1 B311 Trung Quốc 4 D2 GNTQ101 Trung Quốc 5 D3 K31 Việt Nam 6 D4 CT1211 Việt Nam 7 D5 D77 Mỹ 8 D6 M72311 Việt Nam 9 D7 VNT9 Trung Quốc 10 D8 DF Việt Nam 11 D9 D551 Mỹ 12 D10 D2612 Việt Nam 13 D11 DH1 Việt Nam 14 D12 D66 Mỹ 15 D13 BA331 Pioniear 16 D14 B3131 Pioniear 17 D15 TPB311 Trung Quốc 18 D16 T2311 Việt Nam 19 D17 B3131 Trung Quốc 20 D18 D122111 Mỹ 21 D19 D442 Trung Quốc 22 D20 C11 Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25
Bảng 2.2. Ký hiệu các tổ hợp lai STT Ký hiệu THL STT Ký hiệu THL
(Với Tester 1) STT Ký hiệu
THL (Với Tester 2) 1 THL1 Mo17 x D3 11 THL11 B73 x D3 2 THL2 Mo17 x D6 12 THL12 B73 x D6 3 THL3 Mo17 x D9 13 THL13 B73 x D9 4 THL4 Mo17 x D10 14 THL14 B73 x D10 5 THL5 Mo17 x D11 15 THL15 B73 x D11 6 THL6 Mo17 x D12 16 THL16 B73 x D12 7 THL7 Mo17 x D14 17 THL17 B73 x D14 8 THL8 Mo17 x D15 18 THL18 B73 x D15 9 THL9 Mo17 x D16 19 THL19 B73 x D16 10 THL10 Mo17 x D19 20 THL20 B73 x D19 * Sơ đồ bố trí thí nghiệm Vụ Xuân: 2014 Dải bảo vệ D1 D2 D3 D4 D5 D6 D7 D8 D9 D10 D11 D12 D13 D14 D15 D16 D17 D18 D19 D20
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 Vụ Thu Đông 2014 Dải bảo vệ D3 D12 D6 D14 D9 D15 D10 D16 D11 D19 Dải bảo vệ NLI NLII THL3 THL10 THL4 THL17 THL9 ĐC THL2 THL19 THL20 THL3 THL5 THL20 THL1 THL13 THL19 THL15 THL14 THL1 THL17 THL2 THL12 THL5 THL6 THL7 THL13 THL6 ĐC THL9 THL16 THL11 THL11 THL18 THL15 THL8 THL18 THL12 THL7 THL14
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27
Địa điểm nghiên cứu:
Thí nghiệm tại Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam.
Thời gian thực hiện: Vụ Xuân 2014, Vụ Thu đông 2014.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Đánh giá khả năng thích ứng của dòng Mo17 và B73 trong điều kiện vụ Xuân ở miền Bắc Việt Nam.
Nội dung 2: Lai tạo tổ hợp lai giữa các dòng ngô trong nước với hai dòng thử Mo17 và B73.
Nội dung 3: Đánh giá KNKH của Mo17 và B73 với một số dòng ngô trong nước.
2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng thích ứng của dòng Mo17 và B73.
Lai tạo tổ hợp lai giữa các dòng ngô trong nước với hai dòng thử Mo17 và B73.
-Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp đánh giá tập đoàn giống (thông dụng). Các công thức thí nghiệm được bố trí liền nhau và không nhắc lại.
-Thí nghiệm trồng 3 thời vụ khác nhau với 2 dòng thử Mo17 và B73: trồng vào ngày 15 tháng 2, ngày 15 tháng 3 và ngày 15 tháng 4 năm 2014, bố trí không lặp lại, diện tích ô thí nghiệm 10,5m2, theo dõi tất cả các cây trong ô thí nghiệm.
- Các dòng thử gieo vào tháng 2.
-Lai dòng Mo17 và B73 với các dòng trong nước tạo tổ hợp lai đểđánh giá khả năng kết hợp trong vụ Thu Đông 2014.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 Sơđồ lai
STT Cây thử Mo17 Cây thử B73
D1 D1× Mo17 D1× B73 D2 D2× Mo17 D2× B73 D3 D3× Mo17 D3× B73 D4 D4× Mo17 D4× B73 D5 D5× Mo17 D5× B73 D6 D6× Mo17 D6× B73 D7 D7× Mo17 D7× B73 D8 D8× Mo17 D8× B73 D9 D9× Mo17 D9× B73 D10 D10× Mo17 D10× B73 D11 D11× Mo17 D11× B73 D12 D12× Mo17 D12× B73 D13 D13× Mo17 D13× B73 D14 D14× Mo17 D14× B73 D15 D15× Mo17 D15× B73 D16 D16× Mo17 D16× B73 D17 D17× Mo17 D17× B73 D18 D18× Mo17 D18× B73 D19 D19× Mo17 D19× B73 D20 D20× Mo17 D20× B73
Thí nghiệm 2: Đánh giá KNKH của Mo17 và B73 với một số dòng ngô trong nước.
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) lặp lại hai lần với THL và giống đối chứng. Thí nghiệm được bố trí vào ngày 15 tháng 9 năm 2014.
- Các dòng bố mẹ trồng không lặp lại
- Khoảng cách hàng x hàng = 70cm và cây x cây = 25cm, tương ứng mật độ
57.000 cây/ha. Diện tích mỗi ô thí nghiệm 14 m2.
2.4.Kỹ thuật áp dụng, các chỉ tiêu theo dõi
Quy trình kỹ thuật áp dụng và các chỉ tiêu theo dõi theo: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống ngô QCVN 01-56 : 2011/BNNPTNT.
*Kỹ thuật áp dụng
Đất cày sâu 25-30 cm, bừa nhỏ đảm bảo độ tơi xốp, bằng phẳng, sạch cỏ dại. Trước khi gieo hạt lên luống rộng rộng 0,7 m luống cao 20-25 cm. Sau đó rạch hàng gieo hạt cách hạt 25 cm đểđảm bảo mật độ 57.000 cây/ ha. Gieo hạt sâu 3-4 cm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 +Phân bón: Lượng phân bón cho 1 ha: 5-7 tấn phân chuồng, 120 N, 90 kg P2O5, 60 kg K2O.
+ Cách bón:
- Bón lót: Trước khi gieo hạt bằng cách bón rải hoặc bón theo hàng rạch sau
đó phủ 1 lớp đất mỏng kín phân. Lượng bón: Toàn bộ phân chuồng và phân lân. - Bón thúc: chia làm 3 đợt:
+ Đợt 1: Khi cây có 4-5 lá thật bón 1/4 N + 1/2 K2O. + Đợt 2: Khi cây có 8-9 lá thật bón 1/2 N + 1/2 K2O.
+ Đợt 3: Khi cây xoáy nõn (trước trỗ 15 ngày) bón toàn bộ lượng phân đạm còn lại. + Chăm sóc
- Từ khi gieo đến khi ngô 3 lá thật: Tiến hành xới xáo phá váng, bắt sâu. - Khi ngô 3-4 lá thật: Bón thúc đợt 1 kết hợp xới xáo nhẹ bề mặt, làm cỏ và vun nhẹ.
- Khi ngô 7-9 lá: Cuốc xới giữa 2 hàng, làm cỏ và bón thúc đợt 2. Khi cây xuất hiện sâu cắn lá, sâu đục thân hoặc bệnh khô vằn, bệnh đốm lá dùng thuốc hóa học để phun trừ.
+ Tưới nước thường xuyên cho ngô đảo bảo độ ẩm đồng ruộng 70-80%. Đặc biệt nhu cầu nước của cây ngô lớn vào thời kỳ cây con, trỗ cờ tung phấn và chín sữa. Theo dõi nếu thiếu nước phải tưới và úng phải tiêu ngay, tưới theo băng hoặc theo rãnh để ngấm rồi rút cạn.
+ Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi thường xuyên trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, quan sát phát hiện để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
*Các chỉ tiêu theo dõi
+Các giai đoạn sinh trưởng phát triển (gieo đến mọc, gieo đến trỗ cờ, gieo đến phun râu, gieo đến chín)
+Một số đặc điểm tính trạng nông sinh học (chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá, đường kính gốc, màu sắc thân lá, màu sắc cờ, màu sắc hạt)
+Khả năng chống chịu đồng ruộng (khả năng chống đổ, khả năng chống chịu sâu bệnh)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 +Năng suất và yếu tố tạo thành năng suất (số bắp/cây, số hàng hạt/bắp, số
hạt/hàng, khối lượng 1000 hạt, năng suất cá thể)
+Các chỉ tiêu thích nghi (chiều dài đuôi chuột, khối lượng 1000 hạt). +Khả năng chống chịu
- Sâu đục thân: Ghi tổng số cây bị hại/ tổng số cây trong ô,đánh giá bằng cách cho điểm theo thang điểm từ 1 - 5
Điểm 1: Không bị sâu(<5% số cây bị sâu)
Điểm 2:Nhẹ (có 5- 15% số cây bị nhiễm sâu)
Điểm 3: Vừa (có 15- 25% số cây bị nhiễm bệnh)
Điểm 4: Nặng (có 25- 35% số cây bị nhiễm sâu)
Điểm 5: rất nặng( có 35- 50% số cây bị nhiễm sâu)
- Bệnh khô vằn: Số cây bị bệnh/tổng số cây trong ô thí nghiệm. Đánh giá bằng cách cho điểm từ 1- 5.
Điểm 1: không có vết bệnh
Điểm 2: có vết bệnh ở sát gốc
Điểm 3: vết bệnh lan đến những đốt sát gốc
Điểm 4: vết bệnh lan đến bắp (lá bi)
Điểm 5: vết bệnh lan toàn cây
- Bệnh đốm lá: Đếm số cây bị bệnh/tổng số cây trong ô thi nghiệm.Đánh giá bằng cách cho điểm theo thang điểm 1 – 5.
Điểm 1: Không nhiễm (< 5% diện tích lá bị bệnh).
Điểm 2: Nhẹ (có từ 5 - 15% diện tích lá bị bệnh)
Điểm 3: Vừa (có từ 15- 30% diện tích lá bị bệnh)
Điểm 4: Nặng (có từ 30 – 50 diện tích lá bị bệnh)
Điểm 5: Rất nặng (có từ 50% diện tích lá bị bệnh trở lên)
- Đổ gãy thân: Đếm số cây bị gẫy ởđoạn thân phía dưới bắp/tổng số cây trong ô khi thu hoạch.
Điểm 1: tốt: < 5% cây gãy
Điểm 2: khá: 5- 15% cây gãy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31
Điểm 4: Kém: 30- 50% cây gãy
Điêm 5: Rất kém: >50% cây gãy
- Đổ rễ(%):Đếm số cây nghiêng 1 góc >300 so với chiều thẳng đứng của cây. Theo dõi trước khi thu hoạch
+ Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất:
Chiều dài bắp: Đo khoảng cách giữa hai đầu mút của hàng hạt dài nhất. - Đường kính bắp (cm): Đo ở giữa bắp.
- Số hàng hạt/ bắp: Một hàng được tính khi có 50% số hạt so với hàng dài nhất. - Số hạt/ hàng: Được đếm theo hàng hạt có chiều dài trung bình.
- Khối lượng 1000 hạt (gram) ở độ ẩm 14%: Cân 2 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt, nếu hiệu giữa 2 lần cân không chênh lệch < 5 gam là chấp nhận được, đo ởđộ ẩm hạt lúc đếm rồi quy về khối lượng hạt ởđộẩm tiêu chuẩn 14%.
(100 – A) P1000 hạt (ở 14% )=
(100 – 14) Trong đó : A là độẩm hạt ngay sau khi thu hoạch.
- Ẩm độ khi thu hoạch (%): Lấy mẫu như khi tính tỷ lệ hạt/ bắp, đo bằng máy Kett- Grainer.
- Năng suất lý thuyết (NSLT- tạ/ ha) ởđộẩm 14%: SHH/ B . SH/ H . Số B/C . Mật độ . P1000 hạt (ở 14%) NSLT = 100.000.000 Trong đó: + HH/ bắp : số hàng hạt/ bắp + SH/H: số hạt/ hàng + Số B/C: số bắp/cây
- Năng suất thực thu : thu tất cả các bắp trên ô thí nghiệm (tạ/ha)
2.5. Xử lý số liệu
Kết quả thí nghiệm được phân tích bằng excell và phương sai ANOVA, xác
định hệ số biến động (CV%) và sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa (LSD0.05) Phân tích khả năng kết hợp theo mô hình phân tích khả năng kết hợp của Gardner và Eberhart (1966) là:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 Trong đó :
+Yijk là năng suất của tổ hợp lai giữa kiểu gen thứ i và kiểu gen thứ j trong lần lặp lại thứ k;
+µ là giá trị trung bình chung;
+gi và gj là hiệu ứng khả năng kết hợp chung tương ứng của bố mẹ thứ i và thứ j; +sij là hiệu ứng khả năng kết hợp riêng của tổ hợp giữa kiểu gen thứ i và kiểu gen thứ j;
+eijk là sai số gắn với quan sát thứ ijk.
Phần mềm sử dụng chương trình IRRISTAT ver 5.0 và chương trình thống kê sinh học của Nguyễn Đình Hiền (1995).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
I. Đánh giá khả năng thích ứng của dòng Mo17 và B73. Lai tạo tổ hợp lai giữa các dòng ngô trong nước với hai dòng thử Mo17 và B73.
3.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của dòng Mo17 và B73, và các dòng bố mẹ trong vụ Xuân 2014. mẹ trong vụ Xuân 2014.
Thời gian sinh trưởng phát triển của ngô nói chung và ngô tẻ nói riêng từ khi gieo đến khi chín thường kéo dài trong khoảng 110 – 160 ngày. Thời gian này dài hay ngắn khác nhau phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Một giống có