Kết quả nghiên cứu trí nhớ thị giác của học sinh đươc thể hiện qua bảng 3.12 và hình 3.17, 3.18.
Bảng 3.12. Trí nhớ thị giác của học sinh theo tuổi và theo giới tính.
Tuổi Trí nhớ thị giác (điểm) X 1 - X 2 P(1-2) Nam Nữ X ± SD Tăng X ± SD Tăng 12 7,03 ± 1,44 - 7,01 ± 1,42 - 0,02 > 0,05 13 7,11 ± 1,46 0,08 7,05 ± 1,43 0,04 0,06 > 0,05 14 7,29 ± 1,45 0,18 7,23 ± 1,49 0,18 0,06 > 0,05 15 7,45 ± 1,43 0,16 7,41 ± 1,50 0,18 0,04 > 0,05 16 7,84 ± 1,27 0,39 7,58 ± 1,48 0,17 0,26 > 0,05 17 8,27 ± 0,89 0,43 8,11 ± 1,30 0,53 0,06 > 0,05 18 8,39 ± 0,75 0,12 8,29 ± 1,18 0,08 0,10 > 0,05
Hình 3.17. Đồ thị biểu điễn trí nhớ thị giác của học sinh. Hình 3.18. Biểu đồ biểu điễn mức tăng trí nhớ thị giác của học sinh. Trí nhớ thị giác (điểm) Mức tăng trí nhớ thị giác (điểm) Tuổi
Qua bảng 3.11 có thể nhận thấy, điểm trí nhớ thị giác của học sinh tăng dần từ 12 đến 18 tuổi. Điểm trí nhớ thị giác của học sinh nam tăng trung bình mỗi năm 0,23 điểm/năm, còn điểm trí nhớ của học sinh nữ tăng trung bình 0,20 điểm/năm. Ở giai đoạn này, não bộ của học sinh đã phát triển hoàn thiện về mặt cấu tạo, chức năng. Số lượng các đường liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não tăng lên, nên điểm trí nhớ thị giác của học sinh cũng tăng lên. Điều này cho thấy, việc tiếp nhận và duy trì thông tin trong não bộ cũng được tăng lên.
Trí nhớ thị giác của học sinh tăng không đều giữa các lứa tuổi. Thời điểm tăng nhanh nhất về điểm trí nhớ thị giác của học sinh nam và học sinh nữ là lúc 16 - 17 tuổi (đối với học sinh nam tăng 0,43 điểm/năm, đối với học sinh nữ tăng 0,53 điểm/năm).
Trong cùng một độ tuổi, khả năng ghi nhớ thị giác của học sinh nam luôn cao hơn của học sinh nữ. Tuy nhiên, mức chênh lệch không quá lớn và không có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ, không có sự khác biệt rõ về khả năng ghi nhớ thị giác của học sinh theo giới tính.
3.4.2. Trí nhớ thính giác của học sinh
Kết quả nghiên cứu trí nhớ thị giác của học sinh đươc thể hiện qua bảng 3.13 và hình 3.19, 3.20.
Qua kết quả ở bảng 3.13 có thể nhận thấy, trí nhớ thính giác của học sinh cũng tăng dần theo tuổi. Từ 12 đến 18 tuổi, điểm trí nhớ thính giác của học sinh nam tăng trung bình mỗi năm 0,20 điểm/năm, còn của học sinh nữ tăng 0,18 điểm/năm.
Như vậy, tốc độ phát triển trí nhớ thính giác của hoc sinh trong giai đoạn 12 - 18 tuổi gần tương đương nhau. Trí nhớ thính giác của học sinh tăng
không đều giữa các lứa tuổi, có lứa tuổi tăng nhanh, có lứa tuổi tăng chậm. Thời điểm tăng điểm trí nhớ thính giác của cả học sinh nam và nữ nhanh nhất
là lúc 15 - 16 tuổi. Đối với học sinh nam điểm trí nhớ thính giác tăng 0,31 điểm/năm, còn đối với học sinh nữ tăng 0,27 điểm/năm.
Bảng 3.13. Trí nhớ thính giác của học sinh theo tuổi và theo giới tính.
Tuổi Trí nhớ thính giác (điểm) X 1 - X 2 P(1-2) Nam Nữ X ± SD Tăng X ± SD Tăng 12 6,47 ± 1,11 - 6,35 ± 1,14 - 0,12 > 0,05 13 6,54 ± 1,12 0,07 6,52 ± 1,12 0,17 0,02 > 0,05 14 6,78 ± 1,08 0,24 6,70 ± 110 0,18 0,08 > 0,05 15 6,94 ± 1,03 0,16 6,86 ± 1,04 0,16 0,08 > 0,05 16 7,25 ± 0,82 0,31 7,13 ± 0,87 0,27 0,02 > 0,05 17 7,45 ± 0,45 0,20 7,21 ± 0,85 0,08 0,14 > 0,05 18 7,68 ± 0,81 0,23 7,43 ± 0,72 0,22 0,15 > 0,05
Tăng trung bình/năm 0,20 0,18
Hình 3.19. Đồ thị biểu điễn trí nhớ thính giác của học sinh. Trí nhớ thính
Hình 3.20. Biểu đồ biểu điễn mức tăng trí nhớ thính giác của học sinh. Trong cùng một độ tuổi, khả năng ghi nhớ thính giác của học sinh nam
luôn cao hơn so với của học sinh nữ. Tuy nhiên, mức chênh lệch về điểm trí nhớ thính giác giữa học sinh nam và học sinh nữ không lớn và không có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ, không có sự khác biệt rõ về khả năng ghi nhớ thính giác giữa học sinh nam và học sinh nữ.
3.4.3. So sánh khả năng ghi nhớ thị giác và thính giác của học sinh
Kết quả so sánh điểm trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của học sinh được thể hiện ở bảng 3.14 và hình 3.21.
Bảng 3.14 cho thấy, điểm trung bình của trí nhớ thị giác (7,58 điểm) cao hơn so với điểm trung bình của trí nhớ thính giác (6,95 điểm). Như vậy, khả năng ghi nhớ thị giác tốt hơn khả năng ghi nhớ thính giác. Ở tất cả các độ tuổi, điểm ghi nhớ thị giác luôn cao hơn điểm ghi nhớ thính giác. Tuy nhiên, mức chênh lệch không quá lớn. Sự khác nhau nhiều nhất là ở độ tuổi 17 bằng 0,86 điểm, ít nhất là 0,50 điểm ở độ tuổi 16. Theo nghiên cứu của chúng tôi,
Mức tăng trí nhớ thính giác (điểm)
điểm trí nhớ của học sinh tăng liên tục theo tuổi nhưng tăng không đồng đều qua các năm. Điều này cho thấy, càng lớn não bộ của học sinh càng phát triển hoàn thiện dần trong giai đoạn 12 - 18 tuổi.
Bảng 3.14. So sánh trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của học sinh
Tuổi Điểm trí nhớ X 1 - X 2 P(1-2) Thị giác Thính giác X ± SD Tăng X ± SD Tăng 12 7,02 ± 1,43 - 6,41 ± 1,11 - 0,61 < 0,05 13 7,08 ± 1,46 0,06 6,53 ± 1,12 0,12 0,55 < 0,05 14 7,26 ± 1,47 0,18 6,74 ± 1,09 0,21 0,52 < 0,05 15 7,43 ± 1,46 0,17 6,90 ± 1,04 0,16 0,53 < 0,05 16 7,71 ± 1,38 0,28 7,21 ± 0,84 0,29 0,50 < 0,05 17 8,19 ± 1,10 0,48 7,33 ± 0,65 0,12 0,86 < 0,05 18 8,34 ± 0,97 0,15 7,56 ± 0,77 0,23 0,78 < 0,05 Chung 7,58 ± 1,28 6,95 ± 0,95 0,91 < 0,05
Hình 3.21. Biểu đồ so sánh trí nhớ thị giác và thính giác của học sinh. Trí nhớ (điểm)
Thực tế cho thấy đến 12 tuổi hình ảnh ảnh điện não đồ của học sinh đã phát triển như của người trưởng thành [83]. Tuy nhiên, sự phát triển và hoàn thiện của hệ trả lời là phụ thuộc các vùng khác nhau của não bộ còn kéo dài đến 21 tuổi [48], [49]. Có lẽ, chính vì vậy mà trong giai đoạn 12 - 18 tuổi khả năng ghi nhớ của học sinh tăng dần theo tuổi.
Một điểm đáng lưu ý trong phần này là sự khác nhau giữa khả năng ghi nhớ thị giác và thính giác. Chúng tôi nghĩ, khả năng ghi nhớ thị giác tốt hơn là do mọi hoạt động ghi nhớ đều được hình thành trên nền tảng của trí nhớ hình tượng [49], [53]. Chính vì vậy, khả năng tiếp nhận hình ảnh qua mắt tốt hơn qua tai. Đây cũng là cơ sở cần tăng cường sử dụng giáo cụ trực quan trong dạy học.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, không có sự khác biệt về khả năng ghi nhớ của học sinh nam và học sinh nữ. Nhận xét này phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả [42], [52], [54], [55], [56], [57], [58], [61], [63], [64],...Muốn trí nhớ phát triển tốt phải dựa vào khả năng tập trung chú ý.
3.5. Khả năng chú ý của học sinh
Khả năng chú ý được xác đinh theo phương pháp Ochan Bourdon.
3.5.1. Độ tập trung chú ý của học sinh
Kết quả nghiên cứu về độ tập trung chú ý của học sinh được thể hiện trong bảng 3.15 và hình 3.22, 3.23.
Qua bảng 3.15 có thể nhận thấy, độ tập trung chú ý của học sinh tăng dần theo độ tuổi. Độ tập trung chú ý của học sinh nam tăng trung bình mỗi năm 0,86 điểm/năm, của học sinh nữ tăng trung bình 0,71 điểm/năm. Độ tập trung chú ý của học sinh nam và học sinh nữ cao nhất năm 18 tuổi (31,76 điểm đối với nam và 31,29 điểm đối với nữ). Độ tập trung chú ý của học sinh thấp nhất vào năm 12 tuổi (25,96 điểm đối với học sinh nam và 26,84 điểm đối với học sinh nữ).
Bảng 3.15. Độ tập trung chú ý của học sinh theo tuổi và theo giới tính. Tuổi Độ tập trung chú ý (điểm) X 1 - X 2 P(1-2) Nam Nữ X ± SD Tăng X ± SD Tăng 12 25,96 ± 1,44 - 26,84 ± 2,20 - - 0,88 > 0,05 13 26,64 ± 2,31 0,68 27,24 ± 2,37 0,40 - 0,60 > 0,05 14 27,27 ± 2,64 0,63 29,33 ± 5,20 2,09 - 2,06 > 0,05 15 28,71 ± 3,06 1,44 29,61 ± 5,63 0,28 - 0,9 > 0,05 16 29,50 ± 3,02 0,79 29,71 ± 4,03 0,1 - 0,21 > 0,05 17 30,18 ± 3,74 0,68 30,84 ± 4,87 1,03 - 0,66 > 0,05 18 31,76 ± 2,81 1,58 31,29 ± 5,54 0,35 0,47 > 0,05
Tăng trung bình/năm 0,86 0,71
Hình 3.22. Biểu đồ biểu diễn độ tập trung chú ý của học sinh. Độ tập trung
Hình 3.23. Biểu đồ biểu diễn mức độ tập trung chú ý của học sinh. Trong cùng một độ tuổi độ tập trung chú ý của học sinh nam và nữ không giống nhau. Trong giai đoạn 12 - 17 tuổi độ tập trung chú ý của học sinh nữ luôn cao hơn so với của học sinh nam. Ngược lại, đến năm 18 tuổi độ tập trung chú ý của học sinh nam lại cao hơn của học sinh nữ.
3.5.2. Độ chính xác chú ý của học sinh
Kết quả nghiên cứu độ chính xác chú ý của học sinh được thể hiện qua bảng 3.16 và hình 3.24, 3.25.
Qua bảng 3.16 và hình 3.24, 3.25 có thể thấy, độ chính xác chú ý của học sinh trong các độ tuổi có khác nhau và tăng dần theo độ tuổi. Độ chính xác chú ý cao nhất vào lúc 18 tuổi đối với học sinh nam và học sinh nữ (0,997% đối với học sinh nam và 0,992% đối với học sinh nữ), thấp nhất vào lúc 12 tuổi (0,979% đối với học sinh nam và 0,978% đối với học sinh nữ). Độ chính xác chú ý của học sinh trung bình mỗi năm tăng 0,003% đối với học sinh nam và 0,002% đối với học sinh nữ.
Mức tăng độ tập trung chú ý (điểm)
Bảng 3.16. Độ chính xác chú ý của học sinh theo lứa tuổi và theo giới tính. Tuổi Độ chính xác chú ý X 1 - X 2 P(1-2) Nam Nữ X ± SD Tăng X ± SD Tăng 12 0,979 ± 0,056 - 0,978 ± 0,056 - 0,001 > 0,05 13 0,981 ± 0,052 0,002 0,979 ± 0,056 0,001 0,002 > 0,05 14 0,983 ± 0,048 0,002 0,982 ± 0,053 0,003 0,001 > 0,05 15 0,988 ± 0,036 0,005 0,085 ± 0,043 0,003 0,003 > 0,05 16 0,989 ± 0,035 0,001 0,987 ± 0,041 0,002 0,002 > 0,05 17 0,994 ± 0,022 0,005 0,989 ± 0,035 0,002 0,005 > 0,05 18 0,997 ± 0,013 0,003 0,992 ± 0,025 0,003 0,005 > 0,05
Tăng trung bình/năm 0,003 0,002
Hình 3.24. Biểu đồ biểu diễn độ chính xác chú ý của học sinh. Độ chính xác
Hình 3.25. Biểu đồ biểu diễn mức tăng độ chính xác chú ý của học sinh. Độ chính xác của học sinh tăng dần theo độ tuổi với tốc độ tăng không đều. Từ 12 đến 18 tuổi độ chính xác chú ý của học sinh nam luôn cao hơn so với của học sinh nữ. Giữa học sinh nam và học sinh nữ có sự khác biệt vềđộ tập trung chú ý, nhưng lại không có sự khác biệt vềđộ chính xác chú ý.
Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 3.16 có thể thấy, độ tập trung chú ý và độ chính xác chú ý của học sinh tăng dần theo tuổi. Hiện tượng thay đổi khả năng chú ý từ 12 đến 18 tuổi có liên quan đến quá trình phát triển của hệ thần kinh, cụ thể là sự hoàn chỉnh hóa hệ dẫn truyền li tâm [53].
Năng lực trí tuệ luôn thể hiện khả năng hoạt động phân tích và tổng hơp của não bộ, nó là kết quả của quá trình phát triển và hoàn thiện hóa hệ thần kinh [49]. Ngoài ra, độ tập trung chú ý và độ chính xác chú ý còn được hoàn thiện dần qua quá trình rèn luyện học tập và trong cuộc sống. Vì vậy, càng lên lớp cao độ tập trung của học sinh càng được nâng lên. Thực tế cho thấy, giữa trí tuệ và khả năng tập trung chú ý có mối tương quan thuận. Ngoài
Mức tăng độ chính xác chú ý (%)
ra, không có sự khác biệt về khả năng chú ý giữa học sinh nam và học sinh nữ. Điều này khẳng định, học sinh trong nghiên cứu từ 12 đến 18 không có sự khác biệt trong hoạt động trí tuệ theo giới tính.
3.6. Trạng thái cảm xúc của học sinh
Trạng thái cảm xúc của học sinh được đánh giá qua các chỉ tiêu: trạng thái cảm xúc chung, cảm xúc về sức khỏe (C), cảm xúc về tâm trạng (A), cảm xúc về tính tích cực (H). Kết quảđược tổng hợp đểđánh giá cảm xúc chung.
3.6.1. Cảm xúc chung của học sinh
Kết quả nghiên cứu cảm xúc chung của học sinh được thể hiện trong
bảng 3.17 và hình 3.26, 3.27.
Bảng 3.17. Cảm xúc chung của học sinh theo tuổi và theo giới tính.
Tuổi Cảm xúc chung (điểm) X 1 - X 2 P(1-2) Nam Nữ X ± SD Giảm X ± SD Giảm 12 211,37 ± 11,2 - 209,75 ± 10,45 - 1,62 > 0,05 13 208,35 ± 10,75 3,02 208,05 ± 11,03 1,70 0,30 > 0,05 14 205,02 ± 9,55 3,33 203,90 ± 8,59 4,15 1,12 > 0,05 15 203,94 ± 8,55 1,08 200,74 ± 6,41 3,16 3,20 > 0,05 16 197,00 ± 3,64 6,94 195,26 ± 1,96 5,48 1,74 > 0,05 17 193,50 ± 1,87 3,50 193,25 ± 1,72 2,01 0,25 > 0,05 18 191,29 ± 0,98 2,21 191,06 ± 1,40 2,19 0,23 > 0,05
Giảm trung bình/năm 3,35 3,13
Qua bảng 3.17 có thể thấy, điểm trạng thái cảm xúc của học sinh nam và học sinh nữđều giảm dần theo tuổi nhưng không đồng đều. Trạng thái cảm xúc của cả học sinh nam và học sinh nữ đều đạt điểm cao nhất lúc 12 tuổi và điểm thấp nhất lúc 18 tuổi. Học sinh nam có điểm cảm xúc cao nhất bằng
211,37 điểm và thấp nhất là 191,29 điểm. Học sinh nữ có điểm cảm xúc cao nhất là 209,75 điểm và thấp nhất là 191,06 điểm. Ở cùng một độ tuổi, điểm cảm xúc của học sinh nam và học sinh nữ không giống nhau. Sự khác nhau không đáng kể. Hình 3.26. Biểu đồ biểu diễn cảm xúc chung của học sinh. Hình 3.27. Biểu đồ biểu diễn mức giảm cảm xúc chung của học sinh. Cảm xúc chung (điểm) Mức giảm cảm xúc chung (điểm)
3.6.2. Cảm xúc về sức khỏe của học sinh
Kết quả nghiên cứu cảm xúc về sức khỏe của học sinh được thể hiện trong bảng 3.18 và hình 3.28, 3.29.
Bảng 3.18. Cảm xúc về sức khỏe của học sinh theo tuổi và theo giới tính.
Tuổi Cảm xúc vế sức khỏe (điểm) X 1 - X 2 P(1-2) Nam Nữ X ± SD Giảm X ± SD Giảm 12 70,02 1,30 - 70,18 1,57 - - 0,16 > 0,05 13 69,58 0,83 0,44 69,72 0,67 0,46 - 0,14 > 0,05 14 67,63 3,12 1,95 68,02 2,69 1,70 - 0,39 > 0,05 15 66,24 2,94 1,39 67,27 3,09 0,75 - 1,03 > 0,05 16 64,81 2,66 1,43 65,24 2,86 2,03 - 0,43 > 0,05 17 63,53 1,63 1,28 64,62 2,61 0,62 - 1,09 > 0,05 18 63,05 0,62 0,48 63,15 0,78 1,47 - 0,10 > 0,05
Giảm trung bình/năm 1,16 1,17
Hình 3.28. Biểu đồ biểu diễn cảm xúc về sức khỏe của học sinh. Cảm xúc về sức
Hình 3.29. Biểu đồ biểu diễn mức giảm cảm xúc về sức khỏe của học sinh. Các số liệu trong bảng 3.18 cho thấy, điểm cảm xúc về sức khỏe của học sinh giảm dần theo tuổi nhưng không đều. Học sinh nam có điểm cảm xúc về sức khỏe cao nhất vào lúc 12 tuổi bằng 70,02 điểm và thấp nhất lúc 18 tuổi bằng 65,05 điểm, giảm trung bình 1,16 điểm/năm. Còn đối với học sinh nữ, điểm cảm xúc về sức khỏe cao nhất lúc 12 tuổi bằng 70,18 điểm và thấp nhất là 63,15 điểm lúc 18 tuổi, giảm trung bình 1,17 điểm/năm.