Kết quả nghiên cứu được phân tích và xử lý trên máy vi tính bằng chương trình Microsoft Excel.
Việc xử lý số liệu được tiến hành theo 2 bước.
Bước 1
+ Kiểm tra các phiếu trả lời của học sinh nghiên cứu về trí tuệ, trí nhớ, khả năng chú ý, trạng thái cảm xúc, kiểu hình thần kinh, chỉ số vượt khó. Những phiếu nào không đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt của test cần được loại bỏ và yêu cầu học sinh làm lại
+ Đối chiếu với tiêu chuẩn đánh giá của các loại test được sử dụng để chấm điểm các phiếu trả lời của từng học sinh.
+ Lập bảng thống kê số liệu theo các chỉ số nghiên cứu.
Bước 2
Tính toán các thông số theo thuật toán thống kê xác suất dùng trong y, sinh học. Để phân tích, đánh giá kết quả, việc tính số liệu được thực hiện trên máy vi tính, sử dụng chương trình Microsof Excel.
Số liệu được kiểm định bằng “T - Test” theo phương pháp Student - Fisher. Các mẫu nghiên cứu đều có n >30, nên các số liệu được nhập đầy đủ sẽ được máy tinh xử lý để tính giá trị trung bình (X ).
- Tính giá trị trung bình theo công thức:
n X X n i i ∑ = = 1
Trong đó: X - Giá trị trung bình;
i
X - Giá trị thứ i của đại lượng X; n - Số cá thể ở mẫu nghiên cứu.
- Tính độ lêch chuẩn theo công thức: n X X SD n i i i ∑= = − = 1 2 ) ( (n≥30) 1 ) ( 1 2 − − = ∑ = = n X X SD n i i i (n <30) Trong đó: SD- Độ lệch chuẩn;
(Xi −X ) - Độ lệch của từng giá trị so với giá trị trung bình; n - Số cá thể ở mẫu nghiên cứu.
- Hệ số tương quan Pearson (r)
r = [ ∑ ∑ ] [ ∑ ∑ ] ∑ ∑ ∑ − × − − 2 2 2 2 ) ( ) ( ( ) )( ( i i i i i i i i Y Y n X X n Y X Y X n
Trong đó: r - Hệ số tương quan giữa hai đại lượng X và Y; Xi - Từng giá trị của đại lượng X;
Yi - Từng giá trị của đại lượng Y; n - Số cá thể nghiên cứu.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Các chỉ số sinh học của học sinh
3.1.1. Chiều cao đứng của học sinh
Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng của học sinh được thể hiện trong bảng 3.1 và hình 3.1, 3.2.
Bảng 3.1. Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo tuổi và theo giới tính.
Tuổi Chiều cao đứng (cm) X 1 - X 2 P (1-2) Nam Nữ X ± SD Tăng X ± SD Tăng 12 140,78 ± 2,02 - 142,15 ± 2,05 - -1,37 > 0,05 13 146,02 ± 2,24 5,24 147,53 ± 2,12 5,38 -1,31 > 0,05 14 152,18 ± 2,23 6,16 150,48 ± 1,49 2,95 1,70 > 0,05 15 158,37 ± 2,15 6,19 153,16 ±1,03 2,68 5,21 < 0,05 16 161,35 ± 2,63 2,98 154,18 ± 2,03 1,02 7,17 < 0,05 17 162,92 ± 2,05 1,57 155,36 ± 1,06 1,18 6,97 < 0,05 18 164,09 ± 1,22 1,17 156,83 ± 1,32 1,47 7,26 < 0,05
Tăng trung bình/năm 3,89 2,45
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 và hình 3.1, 3.2, cho thấy, chiều cao đứng của học sinh tăng liên tục từ 12 - 18 tuổi. Trong 7 năm, chiều cao đứng của học sinh nam tăng thêm 23,31 cm, mỗi năm tăng trung bình 3,89 cm. Chiều cao đứng của học sinh nữ tăng thêm 14,68 cm, mỗi năm tăng trung bình 2,45 cm. Như vậy, trong giai đoạn 12 - 18 tuổi tốc độ tăng chiều cao theo tuổi của học sinh diễn ra không đều, tốc độ tăng chiều cao đứng của học sinh nam lớn hơn so với của học sinh nữ. Chiều cao đứng của học sinh nam tăng nhanh
nhất lúc 12 - 15 tuổi. Sau đó, tốc độ tăng chiều cao giảm dần. Chiều cao đứng của học sinh nữ tăng nhanh nhất lúc 12 lên 13 tuổi. Sau đó tốc độ tăng chiều cao giảm dần.
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn chiều cao đứng của học sinh.
Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn mức tăng chiều cao đứng của học sinh. Chiều cao đứng
(cm)
Tuổi Mức tăng chiều cao
Trong đó, thời điểm tăng trưởng nhảy vọt chiều cao đứng của học sinh nam là 14 - 15 tuổi (tăng 6,19 cm), của học sinh nữ là 12 - 13 tuổi (tăng 5,38 cm). Như vậy, thời điểm tăng nhảy vọt chiều cao đứng của học sinh nữ xuất hiện sớm hơn của học sinh nam. Điều này xảy ra do, thời điểm dậy thì của học sinh nữ đến sớm hơn so với của học sinh nam. Sau thời kì tăng nhảy vọt, tốc độ tăng chiều cao đứng của học sinh nam và học sinh nữ đều giảm dần.
Ở cùng một độ tuổi, chiều cao đứng của học sinh nam và nữ không giống nhau. Trong giai đoạn đầu từ 12 - 13 tuổi, học sinh nữ cao hơn học sinh nam. Còn ở giai đoạn sau từ 14 - 18 tuổi, chiều cao đứng học sinh nam lại cao hơn của học sinh nữ.
Qua kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.1 có thể thấy, so với số liệu về chiều cao đứng của trẻ em trong công trình nghiên cứu của tác giả Trần Thị Loan (2002) [64], Lê Ngọc Trọng và cs (2003) [85], Đỗ Hồng Cường (2009) [8] thì chiều cao đứng của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có giá trị tương đương. So với các tác giả khác như Đoàn Yên và cs (1993) [93], “HSSH” [84], Thẩm Thị Hoàng Điệp (1996) [18], Tạ Thúy Lan và cs (1998) [54], thì chiều cao đứng của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn (Bảng 4.1 - phụ lục). Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong nghiên cứu của chúng tôi với những công trình nghiên cứu trước đó. Trước hết phải nói đến là địa bàn nghiên cứu khác nhau, điều kiện sống khác nhau, thời điểm tiến hành nghiên cứu khác nhau. Tốc độ tăng trưởng của học sinh không phải là hằng định mà luôn biến đổi theo thời gian.
Thời điểm tăng nhảy vọt về chiều cao đứng của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi đến sớm hơn một năm so với “HSSH” [84], Đoàn Yên và cs [93], Thẩm Thị Hoàng Điệp [18], Trần Thị Loan [64]. So với kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Hồng Cường [8] thì thời điểm tăng nhảy vọt về chiều cao đứng của học sinh nam trong nghiên cứu của chúng tôi lại đến
muộn hơn một năm. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Trọng [85].
Trong một số công trình nghiên cứu, các tác giả Việt Nam đã có nhận xét, chiều cao của trẻ em thuộc mọi lứa tuội hiện nay tăng lên nhiều so với các nghiên cứu trước đây [8], [54], [61], [63], [64], [93]. Trước đây, do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trẻ em chưa được quan tâm nhiều dẫn đến bị thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu nên sự gia tăng chiều cao bị ảnh hưởng. Còn ngày nay, đời sống kinh tế của người dân được cải thiện nâng lên, trẻ em được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nên cơ thể phát triển tốt hơn. Điều này có thể thấy qua sự thay đổi về cân nặng.
3.1.2. Cân nặng của học sinh
Cùng với chiều cao, cân nặng cũng là chỉ số luôn thay đổi trong quá trình phát triển cá thể.
Cân nặng của học sinh được thể hiện trong bảng 3.2 và hình 3.3, 3.4 Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3.2 và hình 3.3, 3.4 có thể thấy, cân nặng của học sinh tăng liên tục từ 12 - 18 tuổi. Trong 6 năm cân nặng của học sinh nam tăng 19,87 kg, mỗi năm tăng trung bình 3,31 kg. Cân nặng của học sinh nữ tăng thêm 12,95 kg, mỗi năm tăng trung bình 2,15 kg. Như vậy, trong giai đoạn 12 - 18 tuổi tốc độ tăng cân nặng theo tuổi của học sinh diễn ra không đều, tốc độ tăng cân nặng của học sinh nam lớn hơn so với của học sinh nữ. Tốc độ tăng cân nặng của học sinh nam tăng dần trong giai đoạn 12 - 16 tuổi, sau đó giảm dần ở giai đoạn từ 17 -18 tuổi. Còn ở học sinh nữ, tốc độ tăng cân nặng tăng dần trong giai đoạn 12 - 14 tuổi và giảm dần ở giai đoạn 15 - 18 tuổi.
Ở cùng một độ tuổi, cân nặng của học sinh nam và học sinh nữ không giống nhau. Trong giai đoạn đầu 12 - 14 tuổi cân nặng của học sinh nam nhỏ hơn so với của học sinh nữ, còn ở giai đoạn từ 15- 18 tuổi, cân nặng của học sinh nam lại lớn hơn so với của học sinh nữ.
Bảng 3.2. Cân nặng (kg) của học sinh theo tuổi và theo giới tính. Tuổi Cân nặng (kg) X 1 -X 2 P (1-2) Nam Nữ X ± SD Tăng X ± SD Tăng 12 32,56 ± 1,31 - 33,25 ± 1,14 - - 0,69 > 0,05 13 35,87 ± 2,87 3,31 36,38 ± 1,93 3,13 - 0,51 > 0,05 14 39,12 ± 2,69 3,25 40,24 ± 2,06 3,86 - 1,12 > 0,05 15 44,06 ± 1,15 4,94 42,16 ± 1,97 1,92 1,90 > 0,05 16 49,47 ± 1,15 5,41 43,03 ± 1,01 0,87 6,44 < 0,05 17 51,39 ± 2,08 1,79 44,05 ± 1,84 1,02 7,34 < 0,05 18 52,56 ± 1,22 1,17 46,20 ± 2,59 2,15 6,36 < 0,05
Tăng trung bình/năm 3,31 2,15
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn cân nặng của học sinh. Cân nặng (kg)
Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn mức tăng cân nặng của học sinh.
Thời điểm tăng nhảy vọt về cân nặng của học sinh nam xuất hiện lúc 15 - 16 tuổi (tăng 5,41 kg), còn của học sinh nữ lúc 13 - 14 tuổi (tăng 3,86 kg). Như vậy, thời điểm tăng nhảy vọt về cân nặng của học sinh nữ xuất hiện sớm hơn so với của học sinh nam. Sau thời kì tăng nhảy vọt, tốc độ tăng cân nặng của học sinh nam và học sinh nữ đều chậm lại. Chúng tôi nghĩ, sự khác nhau về cân nặng theo giới tính có liên quan mật thiết với phát triển của hệ cơ – xương trong giai đoạn dậy thì.
Từ kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.2 chúng tôi nhận thấy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả Trần Thị Loan [64]. (Bảng 4.2 - phụ lục).
Số liệu nghiên cứu của chúng tôi có giá trị tương đương so với số liệu nghiên cứu về cân nặng của học sinh 6 - 17 tuổi trên địa bàn Hà Nội của Trần Thị Loan [64], Lê Ngọc Trọng [85] và Đỗ Hồng Cường [8]. Tuy nhiên, so với các tác giả Trần Văn Dần và cs [10], “HSSH” [84], Đào Huy Khuê [45],
Mức tăng cân nặng (kg)
Đoàn Yên và cs [93], thì cân nặng của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn. Có sự sai khác này là do các công trình được nghiên cứu được thực hiện trên các địa bàn khác nhau, thời gian tiến hành nghiên cứu khác nhau dẫn đến các yếu tốảnh hưởng đến cân nặng của học sinh khác nhau.
3.1.3. Vòng ngực trung bình của học sinh
Ngoài chiều cao đứng và cân nặng thì vòng ngực trung bình cũng luôn được coi là một chỉ số sinh học quan trọng đối với sự phát triển của học sinh. Ở các giai đoạn khác nhau, vòng ngực trung bình của học sinh cũng có những điểm khác nhau. Kết quả nghiên cứu vòng ngực trung bình của học sinh được thể hiện trong bảng 3.3 và hình 3.5, 3.6.
Bảng 3.3. Vòng ngực trung bình (cm) của học sinh theo tuổi và theo giới tính.
Tuổi Vòng ngực trung bình (cm) X 1 - X 2 P (1-2) Nam Nữ X ± SD Tăng X ± SD Tăng 12 63,87 ± 2,03 - 64,59 ± 2,15 - - 0,72 < 0,05 13 65,34 ± 2,69 1,47 67,01 ± 2,93 2,42 - 1,67 < 0,05 14 69,87 ± 3,42 4,53 71,48 ± 2,37 4,47 - 1,61 < 0,05 15 72,51 ± 2,24 2,64 72,71 ± 3,15 1,23 - 0,20 < 0,05 16 78,44 ± 2,96 5,93 74,35 ± 3,01 1,64 4,09 > 0,05 17 79,83 ± 3,36 0,94 78,38 ± 2,43 4,03 1,45 < 0,05 18 80,21 ± 3,87 0,83 79,07 ± 2,21 0,69 1,14 < 0,05
Tăng trung bình/năm 2,72 2,41
Qua bảng 3.3 và hình 3.5, 3.6 có thể thấy, vòng ngực trung bình của học sinh nam và học sinh nữ tăng liên tục từ 12 - 18 tuổi. Vòng ngực trung bình của học sinh nam tăng 16,34 cm, trung bình mỗi năm tăng 2,72 cm. Vòng ngực trung bình của học sinh nữ tăng 14,48cm, trung bình mỗi năm
tăng 2,41 cm. Thời điểm tăng nhảy vọt vòng ngực của học sinh nam diễn ra trong giai đoạn 15 - 16 tuổi (5,93 cm), còn của học sinh nữ diễn ra lúc 13 - 14 tuổi (4,47cm). Hiện tượng này có lẽ do thời kì dậy thì của học sinh nữ đến sớm hơn so với của học sinh nam. Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn vòng ngực trung bình của học sinh Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn mức tăng vòng ngực trung bình của học sinh. Vòng ngực trung bình (cm) Mức tăng vòng ngực trung bình (cm)
Qua phân tích có thể thấy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với số liệu trong cuốn “HSSH” [84], cũng như của các tác giả Trần Văn Dần và cs [10], Trần Thị Loan [64]. Tốc độ tăng trưởng vòng ngực trung bình của học sinh nam và học sinh nữ không đồng đều trong các năm, ở cùng một độ tuổi, vòng ngực trung bình của học sinh nam và học sinh nữ cũng không giống nhau. Trong giai đoạn 12 - 15 tuổi vòng ngực của học sinh nữ luôn lớn hơn so với của học sinh nam. Nhưng ở giai đoạn 16 - 18 tuổi vòng ngực của học sinh nam cao hơn so với học sinh nữ.
Vòng ngực trung bình của học sinh nam và học sinh nữ trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn so với số liệu trong nghiên cứu của các tác giả Lê Ngọc Trọng [85], Trần Văn Dần và cs [10], Tạ Thúy Lan và cs [54], Đào Huy Khuê [45], Thẩm Thị Hoàng Điệp [18], nhưng lại có giá trị tương đương với kết quả nghiên cứu gần đây của các tác giả Trần Thị Loan [64], Đỗ Hồng Cường [8] (bảng 4.3 - phụ lục).
3.1.4. Chỉ số pignet của học sinh
Sự thay đổi chiều cao, cân nặng và vòng ngực thể hiện qua chỉ số Pignet.
Sự biến đổi chỉ số Pignet của học sinh được trình bày trong bảng 3.4 và hình 3.7, 3.8.
Các số liệu ở bảng 3.4 cho thấy, chỉ số Pignet của học sinh trong giai đoạn 12 - 18 tuổi của cả hai giới đều thay đổi theo quy luật chung là giảm dần theo độ tuổi, với tốc độ giảm không giống nhau. Chỉ số Pignet giảm dần chứng tỏ, thể lực của học sinh tăng dần. Mỗi năm chỉ số Pignet của học sinh nam giảm trung bình 1,99, của học sinh nữ giảm 1,96. Kết quả cho thấy, tốc độ giảm chỉ số Pignet của học sinh nam nhanh hơn so với cuả học sinh nữ, nhưng sự khác nhau không đáng kể. Trừ giai đoạn tuổi 17 thì chỉ số Pignet trong cùng một độ tuổi của học sinh nam luôn lớn hơn của học sinh nữ. Ở giai
đoạn 12 - 13 tuổi và 17 - 18 tuổi, chỉ số Pignet của học sinh nam và học sinh nữ tương đối giống nhau (p >,0,05). Còn ở giai đoạn 14 - 16 tuổi, mức chênh lệch về chỉ số Pignet giữa học sinh nam và học sinh nữ đáng kể và có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.4. Chỉ số Pignet của học sinh theo tuổi và theo giới tính.
Tuổi Chỉ số Pignet X 1 - X 2 P (1-2) Nam Nữ X ± SD Giảm X ± SD Giảm 12 43,21 ± 7,53 - 43,01 ± 7,15 - 0,20 > 0,05 13 42,57 ± 7,81 0,64 41,24 ± 8,93 1,77 1,33 > 0,05 14 41,15 ± 8,87 1,42 35,76 ± 6,74 5,48 5,39 < ,0,05 15 40,07 ± 8,66 1,08 34,41 ± 6,52 1,35 5,66 < ,0,05 16 33,56 ± 5,29 6,51 33,27 ± 7,27 1,14 0,29 > 0,05 17 31,72 ± 8,38 1,84 32,49 ± 6,70 0,78 - 0,77 > 0,05 18 31,27 ± 6,22 0,45 31,20 ± 5,12 1,29 0,07 > 0,05
Giảm trung bình/năm 1,99 1,96
Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn chỉ số Pignet của học sinh. Pignet
Hình 3.8. Biểu đồ biểu diễn mức giảm chỉ số Pignet của học sinh. Khi áp dụng thang phân loại chỉ số Pignet (bảng 2.2), chúng tôi nhận thấy, thể lực của học sinh trong nhóm nghiên cứu tăng dần theo độ tuổi. Học sinh nam ở giai đoạn 12 - 14 tuổi có thể lực yếu, ở giai đoạn 15 tuổi có thể lực