Kết quả phân bố học sinh trong nhóm nghiên cứu được xếp theo 7 mức trí tuệ dựa vào thang chuẩn của Wechsler thể hiện ở bảng 3.11 và hình 3.16.
Qua bảng 3.10 và hình 3.16 có thể thấy, trong số đối tượng học sinh được nghiên cứu, không có em nào có mức trí tuệ rất xuất sắc (mức I). Tuy nhiên, cũng rất đáng mừng là không có học sinh với mức trí tuệ kém (mức VI) và mức ngu độn (mức VII). Học sinh với mức trí tuệ tầm thường (mức V) chỉ chiếm 0,84%. Còn lại đa số học sinh ở mức trí tuệ thông minh (mức III) và trung bình (mức IV). Cụ thể, số học sinh có mức trí tuệ thông minh (mức III) chiếm 45%, số học sinh có mức trung bình (mức IV) chiếm nhiều nhất 52,97%. Còn lại là học sinh có mức trí tuệ xuất sắc (mức II) chỉ chiếm 1,19%.
Mức tăng chỉ số IQ (điểm)
Như vậy, khi so sánh với phân phối chuẩn thì học sinh trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có mức trí tuệ cao và thấp đều thấp hơn.
Trí tuệ của học sinh nam được phân bố từ mức II đến mức V. Trong đó, số học sinh có mức trí tuệ mức II chỉ chiếm 1,43%. Số học sinh có mức trí tuệ III chiếm tỉ lệ khá cao 47,86%. Số học sinh ở mức trí tuệ IV chiếm tỉ lệ cao nhất 50,23%, còn lại một số rất ít học sinh có trí tuệ ở mức V (0,48%).
Trí tuệ của học sinh nữ cũng được phân bố giống như của học sinh nam là từ mức II đến mức V. Trong đó, số học sinh nữ có mức trí tuệ IV cũng chiếm tỉ lệ cao nhất 55,72%, tiếp đến là mức III chiếm 42,14%, mức II chiếm 0,95%, còn lại là mức V chiếm 1,19%. Tỉ lệ học sinh có mức trí tuệ từ mức II đến mức V luôn thay đổi theo độ tuổi. Tỉ lệ học sinh nam và học sinh nữ có các mức trí tuệ cũng khác nhau. Tỉ lệ học sinh có mức trí tuệ thông minh tăng dần từ 12 đến 18 tuổi. Còn tỉ lệ học sinh có mức trí tuệ trung bình giảm dần theo độ tuổi. Điều này, phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả[51], [52], [55], [56], [63], [64]. Sự phát triển về trí tuệ không chỉ đơn thuần là vấn đề biến đổi về số lượng tri thức ít hay nhiều trong bộ não, mà còn là sự biến đổi từ số lượng thành chất lượng. Điều này thể hiện qua việc biết áp dụng kiến thức trong hoạt động học tập của học sinh [88], [89].
Chính vì vậy, quá trình phát triển trí tuệ của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào các tác động của môi trường xung quanh. Đó là các yếu tố môi trường, hoàn cảnh gia đình và xã hội.
Trần Trọng Thủy [78] cho rằng, tăng khả năng hoạt động trí tuệ của học sinh ở các lớp dưới là cơ sở củng cố cho quan điểm thể hiện sớm năng khiếu của học sinh. Trịnh Bỉnh Di [14] thì lại nhận xét, có những thông số về trí tuệ của học sinh đã đạt đỉnh ngay từ những ngày đầu của tuổi thơ.
Sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ trong cùng một độ tuổi theo giới tính có khác nhau nhưng sự khác nhau không đáng kể và không có ý nghĩa
thống kê. Như vậy, không có sự khác biệt về năng lực trí tuệ giữa học sinh nam và học sinh nữ. Kết quả này, phù hợp với nhận xét của một số tác giả [60], [63], [64]. Bảng 3.11. Tỉ lệ học sinh theo mức trí tuệ Giới tính Tuổi n Tỉ lệ học sinh theo mức trí tuệ (%) I II III IV V VI VII Nam 12 60 0,00 0,00 45,00 53,33 1,67 0,00 0,00 13 60 0,00 1,67 41,67 55,00 1,67 0,00 0,00 14 60 0,00 3,33 45,00 51,67 0,00 0,00 0,00 15 60 0,00 1,67 48,33 50,00 0,00 0,00 0,00 16 60 0,00 1,67 50,00 48,33 0,00 0,00 0,00 17 60 0,00 1,67 53,33 45,00 0,00 0,00 0,00 18 60 0,00 0,00 51,67 48,33 0,00 0,00 0,00 Tổng 420 0,00 1,43 47,86 50,23 0,48 0,00 0,00 Nữ 12 60 0,00 0,00 45,00 51,67 3,33 0,00 0,00 13 60 0,00 3,33 43,33 50,00 3,33 0,00 0,00 14 60 0,00 1,67 46,67 50,00 1,67 0,00 0,00 15 60 0,00 1,67 46,67 51,67 0,00 0,00 0,00 16 60 0,00 0,00 46,67 53,33 0,00 0,00 0,00 17 60 0,00 0,00 51,67 48,33 0,00 0,00 0,00 18 60 0,00 0,00 55,00 45,00 0,00 0,00 0,00 Tổng 420 0,00 0,95 42,14 55,72 1,19 0,00 0,00 Chung 840 0,00 1,19 45,00 52,97 0,84 0,00 0,00
Hình 3.16. Biểu đồ thể hiện sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ.
So sánh với kết quả nghiên cứu trên đối tượng học sinh từ 6 đến 17 tuổi quận Cầu Giấy - Hà Nội vào thời điểm trước của tác giả Trần Thị Loan [64], chúng tôi nhận thấy, số học sinh trong nhóm nghiên cứu có mức trí tuệ thông minh chiếm tỉ lệ thấp hơn, còn số học sinh có mức trí tuệ dưới trung bình có tỉ lệ cao hơn. Điều này có lẽ do, địa bàn nghiên cứu của chúng tôi là miền núi nên nền kinh tế còn nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của học sinh.
Ngoài ra, sự phát triển năng lực trí tuệ cũng là kết quả của tăng trưởng thế tục. Trong những năm gần đây, hình như số học sinh trên toàn nhân cầu đang ngày càng thông minh hơn. Thực tế, qua các kì thi học sinh giỏi toàn quốc và quốc tế, số học sinh đạt giải cao được nâng lên rõ rệt.
Khi xét riêng ở từng cấp học chúng tôi nhận thấy, số học sinh trong nhóm nghiên cứu có mức trí tuệ thấp giảm dần. Cụ thể, học sinh nam có mức trí tuệ tầm thường (mức V) thấp nhất và chỉ có ở độ tuổi 12 và 13. Còn học sinh nữ có mức trí tuệ này cũng thấp và chỉ có ở độ tuổi 12 - 14 tuổi. Còn ở
cấp THPT thì cả học sinh nam và học sinh nữ đều không có mức trí tuệ tầm thường (mứcV), mức trí tuệ kém (mức VI) và mức trí tuệ ngu độn (mức VII). Có lẽ, khi còn nhỏ học sinh có trí tuệ thấp, nhưng khi lớn lên thì trí tuệ đã được cải thiện do sự tích lũy kiến thức và sự rèn luyện hoạt động của não bộ. Hơn nữa, năng lưc trí tuệ không phải là một hằng số mà luôn biến đổi [15]. Vì vậy, trong giáo dục, giáo viên cần quan tâm, chú ý đến học sinh, nhất là đối với học sinh có mức trí tuệ thấp, để tìm ra nguyên nhân, tìm biện pháp giáo dục cho phù hợp.