Chiều cao đứng của học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh trường Trung học cơ sở Na hang và trường Trung học phổ thông Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang (LV01052) (Trang 44)

Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng của học sinh được thể hiện trong bảng 3.1 và hình 3.1, 3.2.

Bảng 3.1. Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo tuổi và theo giới tính.

Tuổi Chiều cao đứng (cm) X 1 - X 2 P (1-2) Nam Nữ X ± SD Tăng X ± SD Tăng 12 140,78 ± 2,02 - 142,15 ± 2,05 - -1,37 > 0,05 13 146,02 ± 2,24 5,24 147,53 ± 2,12 5,38 -1,31 > 0,05 14 152,18 ± 2,23 6,16 150,48 ± 1,49 2,95 1,70 > 0,05 15 158,37 ± 2,15 6,19 153,16 ±1,03 2,68 5,21 < 0,05 16 161,35 ± 2,63 2,98 154,18 ± 2,03 1,02 7,17 < 0,05 17 162,92 ± 2,05 1,57 155,36 ± 1,06 1,18 6,97 < 0,05 18 164,09 ± 1,22 1,17 156,83 ± 1,32 1,47 7,26 < 0,05

Tăng trung bình/năm 3,89 2,45

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 và hình 3.1, 3.2, cho thấy, chiều cao đứng của học sinh tăng liên tục từ 12 - 18 tuổi. Trong 7 năm, chiều cao đứng của học sinh nam tăng thêm 23,31 cm, mỗi năm tăng trung bình 3,89 cm. Chiều cao đứng của học sinh nữ tăng thêm 14,68 cm, mỗi năm tăng trung bình 2,45 cm. Như vậy, trong giai đoạn 12 - 18 tuổi tốc độ tăng chiều cao theo tuổi của học sinh diễn ra không đều, tốc độ tăng chiều cao đứng của học sinh nam lớn hơn so với của học sinh nữ. Chiều cao đứng của học sinh nam tăng nhanh

nhất lúc 12 - 15 tuổi. Sau đó, tốc độ tăng chiều cao giảm dần. Chiều cao đứng của học sinh nữ tăng nhanh nhất lúc 12 lên 13 tuổi. Sau đó tốc độ tăng chiều cao giảm dần.

Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn chiều cao đứng của học sinh.

Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn mức tăng chiều cao đứng của học sinh. Chiều cao đứng

(cm)

Tuổi Mức tăng chiều cao

Trong đó, thời điểm tăng trưởng nhảy vọt chiều cao đứng của học sinh nam là 14 - 15 tuổi (tăng 6,19 cm), của học sinh nữ là 12 - 13 tuổi (tăng 5,38 cm). Như vậy, thời điểm tăng nhảy vọt chiều cao đứng của học sinh nữ xuất hiện sớm hơn của học sinh nam. Điều này xảy ra do, thời điểm dậy thì của học sinh nữ đến sớm hơn so với của học sinh nam. Sau thời kì tăng nhảy vọt, tốc độ tăng chiều cao đứng của học sinh nam và học sinh nữ đều giảm dần.

Ở cùng một độ tuổi, chiều cao đứng của học sinh nam và nữ không giống nhau. Trong giai đoạn đầu từ 12 - 13 tuổi, học sinh nữ cao hơn học sinh nam. Còn ở giai đoạn sau từ 14 - 18 tuổi, chiều cao đứng học sinh nam lại cao hơn của học sinh nữ.

Qua kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.1 có thể thấy, so với số liệu về chiều cao đứng của trẻ em trong công trình nghiên cứu của tác giả Trần Thị Loan (2002) [64], Lê Ngọc Trọng và cs (2003) [85], Đỗ Hồng Cường (2009) [8] thì chiều cao đứng của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có giá trị tương đương. So với các tác giả khác như Đoàn Yên và cs (1993) [93], “HSSH” [84], Thẩm Thị Hoàng Điệp (1996) [18], Tạ Thúy Lan và cs (1998) [54], thì chiều cao đứng của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn (Bảng 4.1 - phụ lục). Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong nghiên cứu của chúng tôi với những công trình nghiên cứu trước đó. Trước hết phải nói đến là địa bàn nghiên cứu khác nhau, điều kiện sống khác nhau, thời điểm tiến hành nghiên cứu khác nhau. Tốc độ tăng trưởng của học sinh không phải là hằng định mà luôn biến đổi theo thời gian.

Thời điểm tăng nhảy vọt về chiều cao đứng của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi đến sớm hơn một năm so với “HSSH” [84], Đoàn Yên và cs [93], Thẩm Thị Hoàng Điệp [18], Trần Thị Loan [64]. So với kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Hồng Cường [8] thì thời điểm tăng nhảy vọt về chiều cao đứng của học sinh nam trong nghiên cứu của chúng tôi lại đến

muộn hơn một năm. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Trọng [85].

Trong một số công trình nghiên cứu, các tác giả Việt Nam đã có nhận xét, chiều cao của trẻ em thuộc mọi lứa tuội hiện nay tăng lên nhiều so với các nghiên cứu trước đây [8], [54], [61], [63], [64], [93]. Trước đây, do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trẻ em chưa được quan tâm nhiều dẫn đến bị thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu nên sự gia tăng chiều cao bị ảnh hưởng. Còn ngày nay, đời sống kinh tế của người dân được cải thiện nâng lên, trẻ em được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nên cơ thể phát triển tốt hơn. Điều này có thể thấy qua sự thay đổi về cân nặng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh trường Trung học cơ sở Na hang và trường Trung học phổ thông Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang (LV01052) (Trang 44)