Thực chất của phương pháp trao đối ion là một quá trình trong đó các ion trên bề mặt của chất rắn trao đối ion có cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau. Các chất này gọi là ionit (chất trao đổi ion). Chúng hoàn toàn không tan trong nước.
Phương pháp này được dùng làm sạch nước nói chung trong đó có nước thải, loại ra khỏi nước các ion kim loại như Zn, Cu, Cr, Ni, Hg, Pb, Cd„ V, Mn... Cũng như các hợp chất có chứa asen, phosphor, xianua và cả chất phóng xạ. Phương pháp này được dùng phổ biến để làm mềm nước, loại ion Ca2+ và Mg3+ ra khỏi nước cứng.
Các chất trao đôi ion có thể là các chất vô cơ hoặc hữu cơ hoặc hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp. Các chất thường được sử dụng như: zeolit, đất sét, nhôm silic, silicagen, pecmutit, các chất điện li cao phân tử, các loại nhựa tông hợp.
Hình 2.9 Hạt trao đôi ion
2.3.6 Khử khuẩn:
Dùng các hóa chất có tính độc đối với vi sinh vật, tảo, động vật nguyên sinh, giun sán... đế làm sạch nước, đàm bảo tiêu chuẩn vệ sinh để đô vào nguồn hoặc tái sử dụng. Khử khuấn hay sát khuẩn có thể dùng hoá chất hoặc các tác nhân vật lí như ozon, tia tử ngoại...
Hóa chất khử khuẩn phải đảm bảo có tính độc đối với vi sinh vật trong một thời gian nhất định, sau đó phải được phân hủy hoặc bay hơi, không còn dư lượng gây độc cho người sử dụng hoặc vào các mục đích sử dụng khác.
Các chất khử khuẩn hay dùng nhất là khi hoặc nước Clo, nước Javel, vôi clorua...các hợp chất của Clo đảm bảo đảm bảo là những chất khử khuẩn đáp ứng được yêu cầu trên, đồngthời cũng là các chất oxi hóa.
Trong quá trình xử lý nước thải, công đoạn khử khuẩn thường được đặt ở cuối quá trình, trước khi làm sạch nước triệt để và chuẩn bị đổ vào nguồn.