3.1. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam
Ở Chi nhánh Thăng Long với vấn đề tài sản đảm bảo và định giá tài sản bảo đảm có 2 vấn đề chính đó là :
- Hợp đồng thế chấp tài sản không công chứng được nên không đăng ký được giao dịch bảo đảm.
- Việc định giá gặp nhiều khó khăn do phần lớn tài sản thế chấp là bất động sản đều không có giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp.
Là một Chi nhánh lớn trong hệ thống ngân hàng nông nghiẹp và phát triển nông thôn. Chi nhánh đó cú những kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam trong việc ban hành những cơ chế tháo gỡ cho vấn đề này và kính đề nghị có những văn bản hướng dẫn cũng như các chương trình đào tạo về định giá tài sản bảo đảm để cán bộ ngân hàng có những kiến thức kỹ năng hoàn thiện hơn trong vấn đề định giá tài sản bảo đảm.
3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
- Hệ thống hoỏ cỏc văn bản liên quan đến bảo đảm tiền vay và định giá tài sản bảo đảm tiền vay. Bởi mỗi khi chính phủ có văn bản mới ban hành thì sẽ có những văn bản hướng dẫn của cỏc bờn liờn quan.Thực tế cho thấy rất nhiều lần những văn bản này hướng dẫn chồng chéo lên nhau thậm chí chồng chéo lên nhau gây khó khăn cho hoạt động của chi nhỏnh.Vỡ vậy, kính đề nghị NHNN có sự chỉ đạo xuyên suốt, rành mạch và kịp thời hệ thống hoỏ cỏc văn bản liên quan đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo đảm tiền vay nói riêng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các cán bộ tín dụng.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng để nó thực sự trở thành một thư viện thông tin phục vụ cho sự phát triển của hoạt động tín dụng trên lãnh thổ Việt Nam
3.4. Kiến nghị với Bộ Tài chính
Thành lập những trung tâm, các cơ quan định giá có chất lượng tốt kết hợp với hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế. BTC nờn cú những điều chỉnh thường xuyên trong việc kiểm tra, tuyển chọn thẩm định viên về giá và họ có thể đào tạo ra những thẩm định viên nòng cốt về giá tham gia vào các doanh nghiệp định giá độc lập hoặc các ngân hàng.
BTC cần quy định về việc kiểm toán các doanh nghiệp đi vay vốn Ngân Hàng. Sự đúng đắn và chính xác của các số liệu trên sổ sách kế toán là rất cần thiết để nhân viên định giá có được các con số đáng tin cậy về tài sản bảo đảm của khách hàng.
3.5. Kiến nghị với Chính Phủ
*) Cần một sự nhất quán, rõ ràng, hoàn thiện trong việc ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng và bảo đảm tiền vay. Đôi khi những văn bản được ban hành ra hàng loạt và những quy định thì chồng chéo lên nhau, có trường hợp thì rất không rõ ràng nhất là đối với cụm từ “ trừ trường hợp pháp luật có quy định khỏc” khi này thỡ cỏc tổ chức thi hành luật không biết phải áp dụng văn bản nào thì mới là chính xác.
*) Tạo điều kiện dễ dàng hơn để thành lập các doanh nghiệp thẩm định giá: Với tất cả những lập luận trên đây có thể thấy hoạt động định giá trong thời gian sắp tới là rất quan trọng.Đõy là thị trường tiềm năng cho Việt Nam trong thời gian sắp tới. Doanh nghiệp định giá sẽ thay cho các ngân hàng chịu trách nhiệm về định giá tài sản, báo cáo tài chính, dự án đầu tư, giá trị doanh nghiệp…một cách chính xác, khách quan, trung thực hơn…họ sẽ là những tổ chức giải quyết những vấn đề vướng mắc trong định giá tài sản bảo đảm của ngân hàng ngày hôm nay.
*) Hiện nay, chính phủ cần có một tổ chức cấp thẻ thẩm định viên về giá.
3.6. Kiến nghị với các tổ chức liên quan
-Bộ tài nguyên môi trường kết hợp với bộ tài chính hoàn thành các văn bản hướng dẫn thi hành luật Đất đai năm 2003 cần xem xét chỉnh sửa các nội dung bất hợp lý và mâu thuẫn trong các văn bản liên quan.
- Bộ Tư pháp, Sở địa chính và Chủ tịch UBND Tp Hà Nội cần có những biện pháp hạn chế những sự rườm rà, phức tạp trong hoạt động công chứng nhắm giảm thiểu thời gian vay vốn của khách hàng. Các cơ quan cần kiểm soát các giấy tờ xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản tránh giả mạo và không chính xác. UBND đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân cư, các tổ chức trên địa bàn.
3.6.2. Các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đi vay.
Các tổ chức này cần quan tâm hơn nữa đến việc kê khai các khoản mục tài sản khi lập bản cân đối kế toán và báo cáo tài chính theo đúng quy định chuẩn mực chung nhằm đảm bảo tính chính xác. Các doanh nghiệp cũng cần có thái độ hợp tác hơn với Ngân hàng bằng các báo cáo, có ý thức trong việc sử dụng vốn vay tránh tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích, lãng phí vốn vay đồng thời sử dụng bảo quản tốt các tài sản bảo đảm trong thời gian vay. Những điều kiện này được thực hiện tốt sẽ nâng cao được hiệu quả công việc thuận lợi cho cả khách hàng và Ngân hàng.
KẾT LUẬN
Mỗi một Ngân hàng đều cần thấy rằng, việc thực hiện đảm bảo tiền vay không những chỉ là tạo ra một khoản thu nợ thứ hai trong trường hợp khoản thu nợ thứ nhất không đáp ứng được vai trò chi trả nợ mà nó cũn tạo cơ sở pháp lý cho khoản vay, hạn chế rủi ro cho Ngân hàng và chớnh cỏc khách hàng của họ. Bởi, đối với khách hàng họ sẽ nỗ lực hơn trong sản xuất kinh doanh để trả nợ nhanh và nhận lại tài sản, còn đối với ngân hàng nếu để việc phải xử lý tài sản xảy ra họ sẽ mất thêm chi phí và thời gian khác …Trong hoạt động kinh tế không một thực thể nào lại muốn mất đi phần lợi ích của mình do vậy ai cũng nỗ lực hết mình để khoản lợi nhuận của mình không giảm đi một cách đáng tiếc.
“ An toàn” và “ sinh lời” là hai mục tiêu luôn tồn tại song song trong một NHTM bất kể nó tồn tại dưới loại hình công ty nào( Cổ phần hay Nhà nước).Sự kết hợp giữa an toàn và sinh lời luôn tạo cho ngân hàng một sự phát triển bền vững.Xột trờn phương diện an toàn trong hoạt động cho vay thì bảo đảm tiền vay được đặt ở vị trí trọng tâm. Những phân tích trong chuyên đề cho thấy rằng định giá tài sản đảm bảo là nhân tố trung tâm phục vụ cho mục tiêu an toàn của ngân hàng và là một khâu quyết định về giá trị của khoản tín dụng mà ngân hàng quyết định tài trợ cho các khách hàng.
Thị trường mà trong đó các thành viên là các ngân hàng là một thị trường có sự hoạt động vô cùng chặt chẽ các ngân hàng đều tham gia trên một thị trường chung là thị trường liên ngân hàng. Việc một ngân hàng hoạt động không hiệu quả hay phá sản sẽ dẫn đến cả thị trường rơi vào những khủng hoảng tiền tệ trầm trọng. Bởi vậy, với vấn đề định giá tài sản đảm bảo hay bất kỳ một vấn đề nào khác thuộc về lĩnh vực hoạt động ngân hàng đều cần sự kết hợp của cả hệ thống. Đối với Chi nhánh Thăng Long, đứng trước những thách thức, những cơ hội, sự cạnh tranh gay gắt rất cần một định hướng phù hợp cho bất kỳ một hoạt động nào dù là nhỏ nhất.Riờng trong hoạt động định giá tài sản đảm bảo tôi cũng hy vọng một chút nghiên cứu này sẽ đóng góp thêm được phần nào vào từng bước hoàn thiện công tác thẩm định giá tài sản ở Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sách
1. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính – Frederic S.Minshkin 2.Lý thuyết tài chính- tiền tệ - TS. Nguyễn hữu Tài
3. Ngân hàng thương mại – TS. Phan thị Thu Hà 4. Quản trị Ngân hàng thương mại – Peter Rose
5. Đánh giá kinh tế và quyết định đầu tư trong các doanh nghiệp vừa và
nhỏ- NXB Thống kê
II. Tạp chí, Báo
1.Tạp chí Ngân hàng
2.Tạp chí thị trường tài chính 3.Tạp chí tài chính doanh nghiệp 4.Tạp chí công báo
5.Thời báo kinh tế 6.Thời báo Ngân hàng
III. Tài liệu khác
1. Luận văn cỏc khoỏ 42, 43
2. Tài liệu lớp thẩm định giá NHNo&PTNT Việt Nam
3. Các báo cáo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long