Thực trạng hoạt động cho vay của Chi nhánh trong những

Một phần của tài liệu định giá tài sản đảm bảo tại chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long (Trang 65)

2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI CH

2.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay của Chi nhánh trong những

2.2.1.1.Cho vay có đảm bảo bằng tài sản.

Hoạt động cấp tín dụng của Chi nhánh Thăng Long ngoài việc tuân theo các quy định pháp luật của Nhà nước, Chính Phủ, các Bộ, Ban, ngành liên quan còn phải tuân theo các quy định riêng của NHNo&PTNT Việt Nam.Một số văn bản như: quyết định 72/QĐ-HĐQT-TD 24/09/2003 của chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam về quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, quyết định 300/QĐ- HĐQT- TD về việc ban hành các quy định thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống Ngân hàng NHNo& PTNT Việt Nam …

Năm 2005 trên địa bàn Hà Nội có khoảng 1200 DNNN trong đú có 44 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Chi nhánh Thăng Long.Và chiếm trên 40% tổng dư nợ.Là một Chi nhánh NHTM Nhà nước ra đời từ những năm bắt đầu đổi mới đất nước đến nay Chi nhánh Thăng Long đã có quan hệ tín dụng rất gắn bó với nhiều khách hàng đặc biệt là cỏc DNNN.Nờn việc cho vay bằng tín chấp không còn quá e dố.Tại chi nhánh Thăng Long việc cho vay có tài sản bảo đảm và cho vay không có tài sản đảm bảo gần như tương đương nhau.

Bảng 4: Dư nợ cho vay theo tính chất bảo đảm của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long

Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 Dư nợ Tỷ trọng trên tổng dư nợ (%) Dư nợ Tỷ trọng trên tổng dư nợ (%)

có tài sản đảm bảo Dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm

2.088.337 62,5 1.268.826 55,8

Tổng dư nợ 3.342.899 100 2.274.697 100

( Nguồn: phòng tín dụng Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long )

Tại Chi nhánh Thăng Long, tín dụng có bảo đảm thế chấp tập trung hầu hết vào các DNNQD, hộ kinh doanh cá thể, và các thành phần khỏc.Lớ do, các tổ chức kinh tế này thường là hoạt động với lượng vốn nhỏ,việc thực hiện các pháp lệnh về thống kê, kế toán thực hiện chưa nghiêm túc, thêm nữa các số liệu trong các báo cáo đưa lên ngân hàng thường chưa phản ánh chính xác về thực trạng tài chính cũng như tình hình hoạt động kinhh doanh nên không thể dùng tín chấp bảo đảm mà thường phải cú cỏc tài sản bảo đảm thì ngân hàng mới quyết định cho vay.

Một điều có thể nhận thấy khi đọc các báo cáo hoạt động tín dụng thì hầu hết các tài sản bảo đảm tại Chi nhánh Thăng Long đều chủ yếu là bất động sản và được đem thế chấp (quyền sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất) chiếm khoản 85%-95% dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo.Cỏc tài sản là máy móc thiết bị, chứng từ có giá chiếm tỷ trọng rất nhỏ là phần còn lại.Tài sản đảm bảo là các quyền thì hầu như không có.

Bảng 5: Giá trị các loại tài sản đảm bảo tại Chi nhánh Thăng Long

Đơn vị: triệu VND Năm Chỉ tiêu Giá trị tài sản Năm 2004 Tỷ trọng (%) Năm 2005 Tỷ trọng (%) Bất động sản 1.808.694 86.6% 1.171.127 92,3% Máy móc, thiết bị 77.268 3,7% 32.989 2,6% Chứng từ có giá 202.375 9,7% 64.710 5,1% Tổng giá trị TSBĐ 2.088.337 100 1.268.826 100

( Nguồn: phòng tín dụng Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long )

Lí do có của sự chênh lệch về cơ cấu giá trị tài sản này là do.Năm 2005 có 2178 tổ chức kinh tế có quan hệ tín dụng với Chi nhánh Thăng Long

nhưng trong đú có tới 113 DNTN và 2018 hộ kinh tế cá thể, số lượng khách hàng này lớn nhưng quy mô tài sản bảo đảm thì nhỏ.Mà tài sản lớn nhất của họ thì chỉ có bất động sản. Thêm nữa, ở nước ta nhu cầu đất đai và nhà ở rất cao, tài sản là bất động sản thì dễ dàng được mua bán, trao đổi nên khả năng phát mại thường cao hơn so với các tài sản khỏc.Nờn bất động sản là loại tài sản được cả ngân hàng lẫn khách hàng ưa thích trong việc đảm bảo khoản vay.

Theo quyết định 300/QĐ-HĐQT-TD thỡ cỏc Chi nhánh thuộc hệ thống NHNo& PTNT được áp dụng cả 3 hình thức bảo đảm tài sản:

 Cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay

 Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba

 Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay

Cả 3 hình thức này đều được khách hàng sử dụng triệt để.

Nói về cho vay có tài sản bảo đảm tại Chi nhánh Thăng Long, nhờ có uy tín của hơn 15 năm hoạt động mà chi nhánh luụn cú những bước tiến vững chắc trong nền kinh tế, tạo đà cho những bước phát triển của hoạt động này trong những năm tiếp theo.

2.2.1.2. Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản.

Năm 2005 có khoảng 2178 tổ chức kinh tế- xã hội có quan hệ tín dụng với Chi nhánh Thăng Long và có số dư nợ khoảng 2.275 tỷ đồng. Nếu kể đến tổng tài sản là 7.451 tỷ VND thì con số 2.275 tỷ cho vay là khá tốt hứa hẹn đem lại một nguồn lợi lớn cho Chi nhánh nếu chúng thực sự an toàn.

Hầu hết, các khoản cho vay của ngân hàng không cần bảo đảm bằng tài sản của khách hàng thường áp dụng cho DNNN có quan hệ tín dụng lâu dài và uy tín với khách hàng và một số khác là do chỉ định. Trong những năm qua thì việc cho vay không có TSĐB có rất ít trường hợp không thể thu được nợ nên hình thức này vẫn được các khách hàng sử dụng (nếu đủ điều kiện) và cũng được các cán bộ tín dụng cũng như chi nhánh quan tâm sử dụng để tạo mối qun hệ ngày càng sâu sắc và mật thiết hơn với khách hàng.

Một phần của tài liệu định giá tài sản đảm bảo tại chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long (Trang 65)

w