CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

Một phần của tài liệu định giá tài sản đảm bảo tại chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long (Trang 78)

BẢO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY Ở NHNo&PTNT THĂNG LONG

3.1. Nhân tố bên trong

Thứ nhất: Trình độ và năng lực định giá của cán bộ thẩm định.Định giá là một công việc rất phức tạp đòi hỏi ở một cán bộ chuyên ngành rất nhiều kỹ năng và kiến thức sâu rộng và phải am hiểu rất nhiều lĩnh vực.Khụng một cá nhân nào đáp ứng được yêu cầu này có nghĩa là không một ai có thể am hiểu tất cả mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế. Hiện nay, tại Chi nhánh đó cú phũng thẩm định tuy nhiên bộ phận chuyên trách này chỉ đảm nhiệm những dự án có quy mô rất lớn và tài sản đảm bảo cũng lớn. Những phần còn lại do một cán bộ tín dụng tự định giá giá trị tài sản đảm bảo và quyết định cho vay do vậy rất dễ mang tính chủ quan và cảm tính và có thể tài

sản đảm bảo được định giá không phù hợp với mong muốn mà khách hàng vay muốn vay.Đối với Chi nhánh hiện nay thì việc quan trọng là nâng cao chuyên môn và sự kết hợp giữa các cán bộ tín dụng để đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Thêm nữa, đa phần các cán bộ tín dụng của Chi nhánh Thăng Long đều rất trẻ, mặc dù tất cả đều được đào tạo tại các trường đại học chuyờn sõu nhưng kinh nghiệm công tác còn chưa nhiều.Do đó khả năng định giá tài sản bảo đảm cũng như đánh giá khách hàng vay vốn vẫn còn nhiều thiếu sót và chưa hoàn toàn chính xác. Hiện nay, tại Chi nhánh mỗi cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm theo khách hàng, tức là thực hiện tất cả cỏc khõu của một quy trình tín dụng như: thẩm định khách hàng vay, thẩm định tài sản bảo đảm, thu thập thông tin, theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh…với những cán bộ trẻ, ít kinh nghiệm thỡ đõy quả là một áp lực công việc lớn việc chính xác ở tất cả cỏc khõu là vô cùng khó khăn.

Thứ hai: Khả năng cập nhật thông tin

Công tác thu thập thông tin khách hàng cũng như về tài sản bảo đảm của khách hàng và đặc biệt công tác theo dõi bảo quản tài sản bảo đảm chưa được chú trọng nhiều. Do vậy, rất dễ mắc phải những rủi ro do “thụng tin không cân xứng” mang lại. Bởi vì mọi thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài sản bảo đảm… đều do khách hàng cung cấp và đánh giá tình hình đó là do chủ quan của cán bộ tín dụng phụ trách khách hàng đó do đó tính chính xác khách quan sẽ không cao. Ngoài ra, ở Chi nhánh gần như còn rất thiếu bộ phận, cơ sở vật chất cho việc bảo quản tài sản bảo đảm. Hệ thống kho bảo quản các tài sản cầm cố chưa được quan tâm một cách sâu sắc.

Thứ ba: Chính sách tín dụng của Ngân hàng

Tại Chi nhánh Thăng Long hiện nay, tập trung cho vay các doanh nghiệp Nhà nước. Là một NHTM Nhà nước nên việc cho vay theo chỉ định, cho vay không có tài sản đảm bảo ở mức cao.Nờn cỏc đối tượng là cá nhân, tổ chức ngoài quốc doanh với các hình thức đảm bảo khác đôi khi bị hạn chế. Chính sách này của Ngân hàng cũng làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả đảm bảo tiền vay.

Thứ nhất: Từ phía khách hàng.

Với một lượng khách hàng có quan hệ tín dụng là khá lớn với Chi nhỏnh,thỡ chất lượng khách hàng, các tài sản bảo đảm của họ cũng có tính đa dạng và tính an toàn là khác nhau. Nghĩa là, các tài sản bảo đảm được khách hàng mang tới có nguồn gốc, chủng loại, rất đa dạng, với giá trị, đặc trưng khác nhau nên gây khó khăn và tốn thời gian cho thẩm định giá. Thêm nữa, việc phản ánh và ghi chép số liệu về giá trị tài sản còn chưa thống nhất, nhiều giấy tờ liên quan khó xác định được tính chính xác nếu khách hàng có ý gian lận.

Nhìn nhận trên một khía cạnh khác, là một khách hàng tìm đến ngân hàng để vay vốn họ cũng sẽ luôn cân nhắc xem vay ở đâu được nhiều hơn và có lợi hơn.Nếu như các quy định của ngân hàng quá khắt khe về tài sản bảo đảm và các thủ tục khác, đặc biệt là với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các cá nhân kinh doanh và người tiờu dựng…thỡ những khách hàng họ sẽ tìm những phương thức vay ở các tổ chức tín dụng này.Vấn đề đặt ra là phải có một chính sách tín dụng phù hợp hơn thu hút khách hàng nhằm mở rộng tín dụng.

Thứ hai: Từ phớa cỏc cơ quan Nhà nước

Theo quy định thì tất cả các hợp đồng bảo đảm cần có sự công chứng của cơ quan Nhà nước.Vỡ vậy,tại chi nhánh hiện nay tất cả các hợp đồng giao dịch bảo đảm đều được yêu cầu công chứng, chứng thực.Trong khi đó thủ tục công chứng ở nước ta hiện nay rất phức tạp, rườm rà mất nhiều chi phí và thời gian.Như vậy sẽ làm cho thời gian vay vốn của khách hàng thêm kéo dài, làm giảm tiến độ kinh doanh của khách hàng.Một số vướng mắc ở khõu cỏc văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay không đồng bộ, nhiều văn bản sửa đổi bổ sung đôi khi gõy mõu thuẫn.Đặc biệt với hoạt động định giá hiện nay ở Việt Nam chưa thực sự được quan tâm đích đáng.

Ngoài ra, với một tài sản muốn đủ điều kiện để trở thành tài sản bảo đảm cần phải xin xác nhận của các cơ quan quản lý tài sản đó ví dụ là Sở địa chính nếu đó là bất động sản, các cơ quan khác như sở tài nguyên môi trường…Mỗi lần xin xác nhận như vậy thường là mất 7 ngày.Như vậy là rất mất thời gian

và kéo dài quá trình xin vay vốn. Làm chậm hoạt động của cả khách hàng lẫn Ngân hàng.

Thị trường hoạt động định giá hiện nay chưa sôi động và thực sự rất ít tổ chức định giá. Thêm nữa, về khả năng dự báo kinh tế để qua đó cán bộ tín dụng thấy được những xu hướng tăng hay giảm,đi lên hay đi xuống.Đõy là một vấn đề mà không chỉ có hoạt động định giá mà các hoạt động khác cũng mong muốn có được một môi trường hoạt động bền vững.

Chương 3

CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI CHI NHÁNH

NHNo&PTNT THĂNG LONG

Một phần của tài liệu định giá tài sản đảm bảo tại chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long (Trang 78)

w