- Lợn nái sinh sản F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire)
2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Thời gian: Từ 9/12/2013 đến 31/5/2014
- Địa điểm: Tại trại lợn Bùi Quang Hiệu, khu 14 xã Tiên Kiên Huyện Lâm Thao Tỉnh Phú Thọ .
2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
2.3.3.1. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá được năng suất sinh sản của đàn lợn nái ngoại lai F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) nuôi tại trại
- Đề xuất một số biện pháp để nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái - Theo dõi một số bệnh thường gặp ở đàn lợn nái.
2.3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi
- Một số đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái: + Khối lượng tuổi phối giống lần đầu
+ Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) + Thời gian mang thai (ngày)
+ Thời gian động dục trở lại sau cai sữa (ngày) + Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày)
+ Tỷ lệ phối giống đạt (%)
- Năng suất sinh sản của đàn lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire) tại trại: + Số con đẻ ra trên lứa (con)
+ Số con còn sống sau đến 24h/lứa (con) + Khối lượng sơ sinh bình quân/con. + Số con còn sống đến 21 ngày/lứa (con) + Khối lượng sơ sinh bình quân/lứa (kg)
+ Khối lượng sơ sinh bình quân/con (kg) + Khối lượng bình quân 21 ngày/con (kg) + Khối lượng lợn toàn ổ lúc 21 ngày (kg) + Tỷ lệ nuôi sống đến 21 ngày (%)
+ Số con cai sữa trên ổ (con)
+ Khối lượng cai sữa bình quân/con (kg) + Tiêu tốn thức ăn/1kg lợn con cai sữa (kg)
- Đề xuất một số biện pháp để nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái: Trong quá trình phân tích, theo dõi đánh giá nếu phát hiện có vấn đề gì, mà những vấn đề đó tác động đến sinh sản chúng tôi sẽ đưa ra những đề xuất, biện pháp với mục tiêu tăng năng suất sinh sản.
- Một số bệnh thường gặp ở đàn lợn nái.
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu
2.3.4.1. Phương pháp theo dõi
- Các chỉ tiêu phản ánh sinh lý sinh sản như chu kỳ động dục, đặc điểm của chu kỳ, thời gian sinh đẻ, thời gian kéo dài của chu kỳ động dục, bố trí theo dõi ghi chép trực tiếp.
- Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản được tính toán qua sổ sách ghi chép.
Chỉ tiêu về sinh lý sinh dục
- Khối lượng phối giống lần đầu (kg): Là khối lượng lợn nái tại thời điểm phối giống lần đầu. Khối lượng ở tuổi phối giống lần đầu được sử dụng theo công thức, công thức này được phổ biến trong sách “Kỹ thuật chăn nuôi lợn trong nông hộ”, NXB Nông nghiệp năm 2004. Công thức tính như sau:
P = VN2 x DT x 87,5 Trong đó: - P: là khối lượng (kg).
- DT: chiều đo dài thân tính là mét (m)
- Tuổi đẻ lứa đầu: Tính từ khi lợn được sinh ra đến ngày đẻ lứa đầu tiên. - Thời gian mang thai: Tính từ khi phối giống có kết quả đến khi đẻ (dựa theo sổ sách theo dõi).
- Thời gian động dục lại sau cai sữa: Được tính từ khi lợn mẹ tách lợn con ( cai sữa) đến khi động dục trở lại.
- Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ: Là khoảng thời gian tính từ ngày đẻ lứa đầu đến ngày đẻ lứa sau.
- Tỷ lệ phối giống đạt: Tính theo công thức
Tỷ lệ phối đạt (%) = Số lợn phối đạt x 100 Tổng số lợn phối giống
Chỉ tiêu về khả năng sinh sản
- Số con đẻ ra trên lứa: Đếm toàn bộ số con đẻ ra của toàn ổ ( kể cả con sống và chết).
- Số con đẻ ra còn sống đến 24h/lứa: Đếm số con còn sống đến 24h sau khi đẻ.
- Số con còn sống đến 21 ngày/lứa: Đếm toàn bộ số con còn sống đến 21 ngày của toàn ổ.
- Số con cai sữa trên ổ: Đế m toàn bộ số con còn sống lúc cai sữa của toàn ổ.
- Khối lượng sơ sinh bình quân/lứa: Cân lợn con của ổ sau khi đã lau khô, bấm nanh, cắt đuôi.
- Khối lượng sơ sinh bình quân/con: Tính theo công thức: X (kg) =
Khối lượng sơ sinh toàn ổ Số lợn con trong ổ
- Khối lượng lợn toàn ổ lúc 21 ngày: Cân toàn bộ số lợn con trong ổ ở thời điểm 21 ngày (cân vào buổi sáng trước khi cho lợn ăn).
- Khối lượng bình quân 21 ngày/con: Tính theo công thức X (kg) = Khối lượng lúc 21 ngày toàn ổ
Số lợn con trong ổ lúc 21 ngày - Tỷ lệ nuôi sống đến 21 ngày: Tính theo công thức
Tỷ lệ nuôi sống đến 21 ngày (%) = Số lợn con sống đến 21 ngày X 100 Số lợn con đẻ ra
- Khối lượng cai sữa bình quân/con: Tính theo công thức X (kg) = Khối lượng cai sữa toàn ổ
Số con đẻ ra - Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con ở thời điểm 21 ngày.
Theo dõi lượng thức ăn hàng ngày bằng phương pháp cân. Tiến hành cân lượng thức ăn trước khi cho ăn và cân lượng thức ăn thừa mỗi ngày. Từ đó tính tiêu thụ thức ăn/kg lợn cai sữa như sau:
TTTA/kg lợn lúc 21 ngày = Tổng TTTA cho lợn mẹ + lợn con Tổng khối lượng lợn con lúc 21 ngày Theo dõi về tình hình mắc bệnh
Theo dõi tất cả các bệnh xảy ra trên lợn mẹ, lợn và chẩn đoán dựa vào lý thuyết, điều thực tế ở địa phương.
Tỷ lệ lợn con mắc bệnh (%) = Tổng số lợn mắc bệnh X 100 Tổng số lợn theo dõi
2.3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp xử lý thống kê trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện (1997) [15].
- Số trung bình cộng: = X + + + = n X X X1 2 ... n n X n n ∑ −1
Trong đó: X : Số trung bình.
X1, X2, … là giá trị của các biến số.
∑X: Tổng các giá trị các biến số. n: Là dung lượng mẫu
- Sai số của số trung bình (mX):
mX 1 − = n sX
Trong đó Sx là độ lệch tiêu chuẩn được tính:
( )2 2 1 X X n S X n − = ± − ∑ ∑ - Hệ số biến dị (Cv(%): X S Cv(%)= X x 100
2.4. Kết quả và phân tích kết quả
2.4.1. Số lượng và cơ cấu đàn lợn nái của trại lợn Bùi Quang Hiệu, khu 14 xã Tiên Kiên Huyện Lâm Thao Tỉnh Phú Thọ . xã Tiên Kiên Huyện Lâm Thao Tỉnh Phú Thọ .
Bảng 2.1: Kết quả điều tra số lượng và cơ cấu đàn lợn nái của trại STT Loại lợn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Con % Con % Con %
1 Hậu bị 42 33,83 40 28,37 45 32,14 2 Kiểm định 21 15,79 26 18,44 30 21,43 3 Cơ bản 70 52,63 75 53,19 65 46,43 Tổng số 133 100% 141 100% 140 100 So sánh (%) 100 106,02 105,26
Để phân tích đánh giá khả năng sinh sản của đàn lợn nái chúng tôi đã tập trung số liệu và phân tích đánh giá phân loại nái sinh sản của trang trại.
Cơ cấu đàn lợn của trại lợn Bùi Quang Hiệu năm 2011 tổng đàn là 133 con, đến năm 2012 là 141 con tăng 6,02 % so với năm 2011. Năm 2013 tổng đàn lợn nái giảm 1 con so với năm 2012, lý do là trại đã loại một số nái cơ bản đã già và bị bệnh của những năm trước. Nhìn chung tổng đàn lợn nái trong 3 năm tương đối ổn định, điều này thể hiện trại đã duy trì được số lượng lợn nuôi.
Qua bảng 2.1 chúng tôi nhận thấy: tỷ lệ lợn nái kiểm định và nái cơ bản khác nhau ở các năm. Sự khác nhau này phụ thuộc vào số lợn nái hậu bị được đưa vào ở các trại khác nhau với thời gian khác nhau.
Số lượng lợn hậu bị nhìn chung tương đối ổn định qua các năm. Năm 2011 lợn hậu bị là 42 con, đến năm 2012 là 40 con giảm 2 con, lý do là vì 1 số lợn nái hậu bị đã bị bệnh và một số nái hậu bị già nên đã bị loại thải. Năm 2013 lợn hậu bị tăng 3 con.
Số lượng lợn nái kiểm định tăng dần qua các năm. Năm 2011 trại có 21 nái kiểm định chiếm tỷ lệ 15,79%, đến năm 2013 đã tăng lên 30 nái chiếm tỷ lệ 21,43%. Số lượng lợn nái kiểm định tăng là do trại nhập về thêm để nuôi thành nái cơ bản để thay thế những nái cơ bản đã già.
Số lượng lợn nái cơ bản nhìn chung tương đối ổn định qua các năm. Năm 2011 là 72 con, đến năm 2012 là 75 con tăng 3 con, đến năm 2013 là 65 con giảm 7 con, lý do là vì trại đã loại thải bớt nái già.
2.4.2. Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh dục của lợn nái F1 (♀ Landrace x ♂
Yorkshire)
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) TT Chỉ tiêu ĐVT Lợn F1 (Landrace x Yorkshire) (n = 20) Cv (%)
1 Khối lượng khi động dục lần đầu Kg 110,95 ± 1,43 5,62
2 Tuổi đẻ lứa đầu Ngày 351,2 ± 2,75 3,41
3 Thời gian mang thai Ngày 115,6 ± 0,48 1,81 4 Thời gian động dục lại sau cai sữa Ngày 6,55 ± 0,32 21,22 5 Khoảng giữa 2 lứa đẻ Ngày 142,8 ± 1,61 1,87
6 Tỷ lệ phối giống đạt % 90,09
Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái không những có ý nghĩa về khoa học mà còn có tính thực tiễn rất cao. Ngoài phản ánh về đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn, các chỉ tiêu sinh sản giúp cho người chăn nuôi thấy rõ những nhân tố tác động đến các yếu tố đó để đưa ra các biện pháp hữu hiệu, một mặt hạn chế ảnh hưởng của các tác động bất lợi, mặt khác tạo điều kiện để thu được hiệu quả cao trong sản xuất.
Khả năng sinh sản của lợn phụ thuộc vào giống và ngoại cảnh, các yếu tố ngoại cảnh là điều kiện khí hậu, điều kiện dinh dưỡng chăm sóc, nuôi dưỡng, chuồng trại, dịch bệnh, đặc biệt là khâu dịch vụ chăm sóc khi lợn đẻ. Kết quả phân tích sinh sản của lợn được thể hiện ở bảng 2.2
Qua bảng 2.2 ta thấy khối lượng động dục lần đầu của lợn F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) là 110,95 Kg.
Tuổi đẻ lần đầu liên quan chặt chẽ tới tuổi phối giống lần đầu, phối giống tốt, tỷ lệ thụ thai cao, tuổi đẻ lứa đầu càng ngắn. Ngược lại, phối giống không tốt tỷ lệ thụ thai thấp, phải phối lại ở các chu kỳ sau sẽ kéo dài tuổi đẻ lứa đầu. Chỉ tiêu này có ảnh hưởng đến tuổi đời sử dụng của lợn nái, vì thế ngoài việc chú ý đến tuổi phối lần đầu, người chăn nuôi cũng cần quan tâm đến chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý những lợn nái đã được phối giống có chửa. Hạn chế ít nhất những tác động có hại đến lợn để lợn không bị sảy thai, thai không chết non, chết lưu và quá trình sinh sản bình thường.
Tuổi đẻ lứa đầu của dòng lợn F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) là 351,2 ngày. Theo Boulard và cs (1986) [24] thì tuổi đẻ lứa đầu của lợn Landrace Bỉ là 379 ngày, Landrace Pháp là 358 ngày, lợn Yorkshire là 323,25 ngày. Như vậy dòng F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) có tuổi đẻ lứa đầu ngắn hơn lợn Landrace và dài hơn lợn Yorkshire thuần.
Thời gian mang thai là chỉ tiêu sinh lý, sinh sản ổn định mang tính di truyền theo loài. Ở lợn thời gian mang thai là 114 ± 2 ngày. Kết quả theo dõi của chúng tôi cho thấy thời gian mang thai của dòng lợn nái F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) là 115,6 ngày phù hợp với đặc điểm sinh lý, sinh sản của lợn nái.
Thời gian động dục lại sau cai sữa của dòng lợn nái F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) là 6,55. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Văn Phùng và Hà Thị Hảo (2004) [9] sau khi cai sữa lợn con, lợn nái được nuôi dưỡng tốt thì 4 – 6 ngày sẽ động dục trở lại. Như vậy, trại đã nuôi dưỡng hợp lý nên sau khi cai sữa khoảng 6 ngày sau đã động dục trở lại.
Khoảng cách hai lứa đẻ là chỉ tiêu có hệ số di truyền rất thấp h2 = 0,08 (Rydhmer, 1995) [35]. Chỉ tiêu này ảnh hưởng lớn đến số lứa đẻ của lợn trong năm và tất nhiên ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn mẹ, ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. Mong nuốn của người chăn nuôi là rút ngắn khoảng cách hai lứa đẻ, tăng số lượng lợn con được cai sữa
trong lứa và trong năm.
Kết quả trên bảng 2.2 thấy khoảng cách giữa 2 lứa đẻ của dòng lợn nái F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) là 142,8 ngày. Theo Đặng Vũ Bình, (2002) [1] cho biết khoảng cách lứa đẻ của lợn Landrace là 202,76 ngày, lợn Yorkshire là 203,79 ngày. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với giống thuần.
Tỷ lệ phối giống đạt của dòng lợn F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) là 90,09%. Như vậy tỷ lệ phối giống này là khá cao, do ở trại có đội ngũ cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao, kỹ thuật phối giống tương đối tốt nên đạt được tỷ lệ cao.
2.4.3. Khả năng sinh sản của lợn nái nuôi tại trại
Để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1 (♀ Landrace x ♂
Yorkshire) nuôi tại trại lợn Bùi Quang Hiệu khu 14 Tiên Kiên, chúng tôi đã tiến hành theo dõi trên 20 lợn nái kết quả thu được ở bảng sau:
Bảng 2.3: Chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái
TT Chỉ tiêu ĐVT
Lợn F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) (n = 20)
Cv (%)
1 Số con đẻ ra/ổ Con 12 ± 0,64 23,08
2 Số con đẻ ra còn sống đến 24h/ổ Con 11,6 ± 0,58 21,72 3 Số con đẻ ra còn sống đến 21 ngày/ổ Con 11,6 ± 0,58 21,72
4 Số con cai sữa/ổ Con 11,6 ± 0,58 21,72
5 Tỷ lệ nuôi sống đến 21 ngày % 96,7
Số con đẻ ra/ổ phản ánh một phần số lượng trứng chín rụng trong lần động dục, số trứng được thụ tinh, số trứng được thụ tinh phát triển thành lợn con, nó thể hiện được một phần kỹ thuật, phương thức phối giống và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn của trại chăn nuôi đó. Kết quả theo dõi về số
con đẻ ra/ổ thể hiện tại bảng 2.3. Chỉ tiêu lợn con sơ sinh trung bình là 12 con/ổ. Theo Nguyễn Thiện và cs (1995) [11], cho biết lợn nái Yorkshire có số con sơ sinh sống trên ổ là 9,38 con/ổ. Theo nghiên cứu của Bzowka và cs (1997) [25], cho biết năng suất sinh sản của lợn nái Duroc là 9,6 con trên ổ. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên lợn F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) nuôi tại trại lợn Bùi Quang Hiệu khu 14 Tiên Kiên có số con sơ sinh cao hơn hai giống lợn ngoại trên.
Chỉ tiêu số con sinh ra còn sống phản ánh những tác động bất lợi đến đàn nái trong quá trình mang thai, phản ánh sự mẫn cảm và sự khéo léo của lợn mẹ. Nó cũng phản ánh việc hộ lý chăm sóc lợn mẹ trong quá trình sinh đẻ của cơ sở chăn nuôi. Chỉ tiêu này theo bảng 2.3. Số con đẻ ra còn sống đến 24h của dòng lợn nái F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) là 11,6 con. Dòng lợn F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) có số con còn sống đến 24h/ổ giảm so với số con sơ sinh/ổ. Điều này cho thấy số con sơ sinh còn sống đến 24h/ổ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nhiệt độ môi trường cao làm giảm sức rặn đẻ của lợn mẹ dẫn đến tình trạng đẻ khó, lợn con sinh ra không được khỏe và còn chậm chạp nên lợn mẹ đè, dẫm phải.
Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thích ứng của lợn con khi đang giai đoạn bú sữa, theo mẹ. Chỉ tiêu này rất biến động nếu chăm sóc không tốt, điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột. Mặt khác tỷ lệ này nói lên khả năng khéo nuôi con của lợn mẹ và hiệu quả trong chăn nuôi. Qua bảng 2.3 thấy tỷ lệ nuôi sống đến 21 ngày tuổi của đàn lợn con là 11,6 con. Dựa trên cơ sở số lượng lợn con còn sống ở từng giai đoạn, chúng tôi đã tính được tỷ lệ nuôi sống lợn con ở giai đoạn tuổi từ sơ sinh đến 21 ngày là 96,7%. Như vậy, tỷ lệ nuôi