Yorkshire)
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) TT Chỉ tiêu ĐVT Lợn F1 (Landrace x Yorkshire) (n = 20) Cv (%)
1 Khối lượng khi động dục lần đầu Kg 110,95 ± 1,43 5,62
2 Tuổi đẻ lứa đầu Ngày 351,2 ± 2,75 3,41
3 Thời gian mang thai Ngày 115,6 ± 0,48 1,81 4 Thời gian động dục lại sau cai sữa Ngày 6,55 ± 0,32 21,22 5 Khoảng giữa 2 lứa đẻ Ngày 142,8 ± 1,61 1,87
6 Tỷ lệ phối giống đạt % 90,09
Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái không những có ý nghĩa về khoa học mà còn có tính thực tiễn rất cao. Ngoài phản ánh về đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn, các chỉ tiêu sinh sản giúp cho người chăn nuôi thấy rõ những nhân tố tác động đến các yếu tố đó để đưa ra các biện pháp hữu hiệu, một mặt hạn chế ảnh hưởng của các tác động bất lợi, mặt khác tạo điều kiện để thu được hiệu quả cao trong sản xuất.
Khả năng sinh sản của lợn phụ thuộc vào giống và ngoại cảnh, các yếu tố ngoại cảnh là điều kiện khí hậu, điều kiện dinh dưỡng chăm sóc, nuôi dưỡng, chuồng trại, dịch bệnh, đặc biệt là khâu dịch vụ chăm sóc khi lợn đẻ. Kết quả phân tích sinh sản của lợn được thể hiện ở bảng 2.2
Qua bảng 2.2 ta thấy khối lượng động dục lần đầu của lợn F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) là 110,95 Kg.
Tuổi đẻ lần đầu liên quan chặt chẽ tới tuổi phối giống lần đầu, phối giống tốt, tỷ lệ thụ thai cao, tuổi đẻ lứa đầu càng ngắn. Ngược lại, phối giống không tốt tỷ lệ thụ thai thấp, phải phối lại ở các chu kỳ sau sẽ kéo dài tuổi đẻ lứa đầu. Chỉ tiêu này có ảnh hưởng đến tuổi đời sử dụng của lợn nái, vì thế ngoài việc chú ý đến tuổi phối lần đầu, người chăn nuôi cũng cần quan tâm đến chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý những lợn nái đã được phối giống có chửa. Hạn chế ít nhất những tác động có hại đến lợn để lợn không bị sảy thai, thai không chết non, chết lưu và quá trình sinh sản bình thường.
Tuổi đẻ lứa đầu của dòng lợn F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) là 351,2 ngày. Theo Boulard và cs (1986) [24] thì tuổi đẻ lứa đầu của lợn Landrace Bỉ là 379 ngày, Landrace Pháp là 358 ngày, lợn Yorkshire là 323,25 ngày. Như vậy dòng F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) có tuổi đẻ lứa đầu ngắn hơn lợn Landrace và dài hơn lợn Yorkshire thuần.
Thời gian mang thai là chỉ tiêu sinh lý, sinh sản ổn định mang tính di truyền theo loài. Ở lợn thời gian mang thai là 114 ± 2 ngày. Kết quả theo dõi của chúng tôi cho thấy thời gian mang thai của dòng lợn nái F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) là 115,6 ngày phù hợp với đặc điểm sinh lý, sinh sản của lợn nái.
Thời gian động dục lại sau cai sữa của dòng lợn nái F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) là 6,55. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Văn Phùng và Hà Thị Hảo (2004) [9] sau khi cai sữa lợn con, lợn nái được nuôi dưỡng tốt thì 4 – 6 ngày sẽ động dục trở lại. Như vậy, trại đã nuôi dưỡng hợp lý nên sau khi cai sữa khoảng 6 ngày sau đã động dục trở lại.
Khoảng cách hai lứa đẻ là chỉ tiêu có hệ số di truyền rất thấp h2 = 0,08 (Rydhmer, 1995) [35]. Chỉ tiêu này ảnh hưởng lớn đến số lứa đẻ của lợn trong năm và tất nhiên ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn mẹ, ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. Mong nuốn của người chăn nuôi là rút ngắn khoảng cách hai lứa đẻ, tăng số lượng lợn con được cai sữa
trong lứa và trong năm.
Kết quả trên bảng 2.2 thấy khoảng cách giữa 2 lứa đẻ của dòng lợn nái F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) là 142,8 ngày. Theo Đặng Vũ Bình, (2002) [1] cho biết khoảng cách lứa đẻ của lợn Landrace là 202,76 ngày, lợn Yorkshire là 203,79 ngày. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với giống thuần.
Tỷ lệ phối giống đạt của dòng lợn F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) là 90,09%. Như vậy tỷ lệ phối giống này là khá cao, do ở trại có đội ngũ cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao, kỹ thuật phối giống tương đối tốt nên đạt được tỷ lệ cao.