Để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1 (♀ Landrace x ♂
Yorkshire) nuôi tại trại lợn Bùi Quang Hiệu khu 14 Tiên Kiên, chúng tôi đã tiến hành theo dõi trên 20 lợn nái kết quả thu được ở bảng sau:
Bảng 2.3: Chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái
TT Chỉ tiêu ĐVT
Lợn F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) (n = 20)
Cv (%)
1 Số con đẻ ra/ổ Con 12 ± 0,64 23,08
2 Số con đẻ ra còn sống đến 24h/ổ Con 11,6 ± 0,58 21,72 3 Số con đẻ ra còn sống đến 21 ngày/ổ Con 11,6 ± 0,58 21,72
4 Số con cai sữa/ổ Con 11,6 ± 0,58 21,72
5 Tỷ lệ nuôi sống đến 21 ngày % 96,7
Số con đẻ ra/ổ phản ánh một phần số lượng trứng chín rụng trong lần động dục, số trứng được thụ tinh, số trứng được thụ tinh phát triển thành lợn con, nó thể hiện được một phần kỹ thuật, phương thức phối giống và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn của trại chăn nuôi đó. Kết quả theo dõi về số
con đẻ ra/ổ thể hiện tại bảng 2.3. Chỉ tiêu lợn con sơ sinh trung bình là 12 con/ổ. Theo Nguyễn Thiện và cs (1995) [11], cho biết lợn nái Yorkshire có số con sơ sinh sống trên ổ là 9,38 con/ổ. Theo nghiên cứu của Bzowka và cs (1997) [25], cho biết năng suất sinh sản của lợn nái Duroc là 9,6 con trên ổ. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên lợn F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) nuôi tại trại lợn Bùi Quang Hiệu khu 14 Tiên Kiên có số con sơ sinh cao hơn hai giống lợn ngoại trên.
Chỉ tiêu số con sinh ra còn sống phản ánh những tác động bất lợi đến đàn nái trong quá trình mang thai, phản ánh sự mẫn cảm và sự khéo léo của lợn mẹ. Nó cũng phản ánh việc hộ lý chăm sóc lợn mẹ trong quá trình sinh đẻ của cơ sở chăn nuôi. Chỉ tiêu này theo bảng 2.3. Số con đẻ ra còn sống đến 24h của dòng lợn nái F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) là 11,6 con. Dòng lợn F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) có số con còn sống đến 24h/ổ giảm so với số con sơ sinh/ổ. Điều này cho thấy số con sơ sinh còn sống đến 24h/ổ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nhiệt độ môi trường cao làm giảm sức rặn đẻ của lợn mẹ dẫn đến tình trạng đẻ khó, lợn con sinh ra không được khỏe và còn chậm chạp nên lợn mẹ đè, dẫm phải.
Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thích ứng của lợn con khi đang giai đoạn bú sữa, theo mẹ. Chỉ tiêu này rất biến động nếu chăm sóc không tốt, điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột. Mặt khác tỷ lệ này nói lên khả năng khéo nuôi con của lợn mẹ và hiệu quả trong chăn nuôi. Qua bảng 2.3 thấy tỷ lệ nuôi sống đến 21 ngày tuổi của đàn lợn con là 11,6 con. Dựa trên cơ sở số lượng lợn con còn sống ở từng giai đoạn, chúng tôi đã tính được tỷ lệ nuôi sống lợn con ở giai đoạn tuổi từ sơ sinh đến 21 ngày là 96,7%. Như vậy, tỷ lệ nuôi sống lợn con ở các giai đoạn tuổi là tương đối cao, điều đó chứng tỏ công tác chăm sóc quản lý và phòng bệnh cho lợn con của trại là khá tốt.