Qua thực chăn nuôi ở trại chúng tôi đưa ra một số đề xuất sau:
- Trong thời gian lợn con bú sữa theo mẹ, tạo điều kiện tốt về nhiệt độ và ẩm độ để giảm tổn thất do lợn con đi ngoài, còi cọc và chết. Chú ý tới lò sưởi khi trời lạnh hoặc trời mưa ẩm độ cao, đồng thời tập cho lợn con ăn sớm khi lợn được hai tuần tuổi.
- Số con để lại nuôi có thể ghép đàn ở những nái có thời gian đẻ gần nhau, một mặt không bị loại bớt ở những nái đẻ đông con, mặt khác để những nái đẻ ít con không phí thời gian nuôi con, và đồng thời không loại đi những lợn con sinh ra còn sống có thể nuôi được nhưng loại thải.
- Thời gian phối giống, thời gian đẻ lứa đầu với thời gian có chửa liên quan mật thiết với nhau. Có thể tác động để rút ngắn khoảng cách này
bằng cách tăng tỷ lệ phối giống đậu thai.
Cụ thể: Phải theo dõi động dục ở lợn nái chặt chẽ hơn; Xem xét lại thời gian phối giống; Xem xét lại chất lượng tinh đực phối giống;... Đồng thời với các biện pháp trên, người chăn nuôi phải chăm sóc nái có chửa tốt hơn để không đẻ non hoặc sẩy thai.
- Khoảng cách hai lứa đẻ hiện nay là 142,8 ± 1,61 ngày. Người chăn nuôi có thể cắt ngắn hơn được khoảng thời gian này bằng một số công việc cụ thể:
+ Có kế hoạch chặt chẽ về chuồng nuôi để không kéo dài thời gian cai sữa ở bất cứ lứa nào khi đã được 21 ngày tuổi.
+ Theo dõi sát động dục sau cai sữa để phối giống kịp thời nhằm tăng tỷ lệ thụ thai, hạn chế phối ở tỷ lệ không thụ thai xuống thấp nhất.
+ Chăm sóc tốt đàn nái nuôi con, tập cho lợn con ăn sớm ở tuần tuổi thứ hai để lợn mẹ ít hao mòn.
-Hiện nay ở trang trại không có loại thải nái hàng năm, trừ khi nái đó ốm, đẻ quá ít. Vì vậy, cần có tỷ lệ loại thải nái hàng năm là 15% năm hoặc0% năm; muốn vậy phải xây dựng tiêu chí để loại thải ở từng lứa, có như vậy mới giữ được chất lượng nái ổn định.
-Mùa Đông và Đông sang Xuân, lợn con còi cọc và tỷ lệ chết nhiều do rét, ẩm độ cao, vì thế phải có lò sưởi giữ ấm cho lợn trong những ngày rét, mưa phùn.