2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Để nâng cao năng suất và chất lượng trong chăn nuôi lợn nái ngoại giai đoạn đẻ và nuôi con thì ta cần phải thực hiện tốt quy trình cai sữa sớm cho lợn con.
Nghiên cứu năng suất sinh sản của hai giống lợn Landrace và Yorkshire của Nguyễn Văn Thiện và cs (1992) [14] cho biết số con sinh ra/ổ của lợn nái Landrace và Yorkshire là 9,57 và 8,40 con/lứa, khối lượng sơ sinh/ổ là 11,89 và 11,30 kg, khối lượng 21 ngày tuổi/ổ là 31,30 và 33,67 kg. Nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và cs (1995) [4] về năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire ở Trung tâm giống gia súc Phú Lãm, Hà Tây cho thấy: tuổi phối giống lần đầu của Landrace và Yorkshire là 254,1 và 282,0 ngày; khối lượng khi phối giống lần đầu là 99,3- 100,2 kg; tuổi đẻ lứa đầu ở lợn Landrace và Yorkshire là 367 ngày và 396,3 ngày. Các chỉ tiêu SCĐR/ổ, KLSS/ổ, khối lượng 21 ngày/ổ ở lợn Landrace là 8,2 con; 9,12 kg và 40,7 kg; trong khi đó ở lợn Yorkshire chỉ tiêu tương ứng là 8,3con; 10,89 kg và 42,1 kg.
Trần Thế Thông và cs (1990) [17] tiến hành nghiên cứu trên lợn Yorkshire thuần nuôi tại miền Nam đã thu được các kết quả về năng suất như sau: SCĐRCS đạt 10 con/ổ, KLSS bình quân 1,2 kg/con; KLCS/ổ là 109 kg. Ở lợn hậu bị 8 tháng tuổi con đực đạt 101 kg, con cái 94 kg, TTTA/ kg tăng trọng 4,5 kg; tỷ lệ nạc 52%, độ dày mỡ lưng 3 cm.
Theo Nguyễn Thị Viễn, (2004) [22] thì nái lai Yorkshire x Landrace có số con sơ sinh/ổ tăng lên 0,24 - 0,62 con và có thể đẻ lứa đầu sớm hơn 4 - 11 ngày. Nái lai Landrace x Yorkshire tăng khối lượng sơ sinh/ổ là 0,65- 3,29 kg. Cả 2 nhóm nái lai đã giảm được 0,25 - 0,42 ngày chờ phối, tăng trọng giai đoạn 90 - 150 ngày tuổi tăng lên 2,03- 3,48% so với nái thuần. Ưu thế lai càng có nhiều máu ngoại càng cho năng suất cao. (Nguyễn Quế Côi, 2006) [5].
Theo Trần Văn Phùng và Hà Thị Hảo (2004) [9], cho biết khả năng sinh sản của một số giống lợn ngoại nuôi tại Việt Nam như sau:
- Lợn Yorkshire có khả năng sinh sản tương đối cao, đẻ bình quân 10 - 11 con/lứa, khối lượng sơ sinh đạt 1,1 - 1,2 kg/con. Khi nuôi tại Việt Nam số con
đẻ ra bình quân là 9,57, khối lượng sơ sinh đạt 1,24 kg/con, khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi đạt 55 - 60 kg.
- Lợn Duroc có khả năng sinh sản trung bình. Khả năng sinh sản của lợn Duroc nuôi tại Việt Nam đạt: Số con/lứa: 9 con, khối lượng sơ sinh: 1,33 kg, khối lượng cai sữa lúc 45 ngày: 8,43 kg/con, tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt 75%.
- Lợn Pietrain có tuổi đẻ lứa đầu dài hơn so với lợn Yorkshire (418 ngày so với 366 ngày). Khi cai sữa ở 35 ngày thì số con/lứa là 10,2, số con cai sữa/nái/năm là 18,3 con.
- Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace được Phan Xuân Hảo và cs (2001) [7] thông báo kết quả như sau: tuổi động dục lần đầu là 197,3 ngày, tuổi phối giống lần đầu là 96,03 ngày, khối lượng phối giống lần đầu là 115,11 kg, chu kỳ động dục là 20,06 ngày, thời gian động dục là 5,86 và tỷ lệ thụ thai là 82,82.
- Kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cs (1996) [21], về khả năng sinh sản của Landrace cho biết: trên 140 ổ đẻ trung bình đạt 8,66 con sơ sinh còn sống/ ổ với khối lượng sơ sinh bình quân là 1,42 kg/con. Số con sơ sinh đạt cao nhất là dòng là dòng Landrace Nhật (9,02 con) và thấp nhất là dòng Landrace Bỉ (8,04 con). Dòng Landrace Bỉ có khối lượng sơ sinh cao nhất (1,54 kg/con) và thấp nhất ở dòng Landrce Nhật (1,29 kg/con). Khả năng tiết sữa bình quân đạt 76,50 kg, dòng Landrace Cu Ba cao hơn hai dòng Landrace Nhật (1,29 kg/con) và không có biểu hiện sai khác rõ giữa 3 dòng Landrace. Khối lượng toàn ổ cai sữa bình quân 76,50 kg, dòng Landrace Cu Ba cao hơn 2 dòng Landrace Nhật, Bỉ nhưng không đáng kể.
Nguyễn Thiện và cs (1986) [10], điều tra khả năng sinh sản của 6118 lứa đẻ ở lợn ỉ cho biết tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái ỉ là 416,16 ngày.
Khoảng cách lứa đẻ đối với lợn nái là thời gian từ khi con nái đẻ lứa trước đến khi đẻ lứa tiếp theo. Tình trạng này giúp ta xác định được số lần đẻ
trong một đơn vị thời gian, đây là một tính trạng tổng hợp bao gồm: thời gian có chửa, thời gian bú sữa, thời gian chờ phối ( từ cai sữa đến khi phối giống lứa sau). Theo Lê Xuân Cương (1985) [2], cai sữa 3 tuần tuổi có thể đạt 2,5 lứa/nái/năm với chi phí thấp, đã có rất nhiều bằng chứng về việc sử dụng hoocmon sinh sản làm giảm thời gian từ cai sữa đến động dục trở lại. Theo Đặng Vũ Bình (2002) [1], nghiên cứu trên đàn lợn ở 3 trại: An Khánh, Tam Đảo và Thụy Phương cho thấy khoảng cách lứa đẻ của lợn nái Yorkshire là 203,79 ngày và lợn nái Landrace là 202,67 ngày.
Theo Lê Xuân Cương (1986) [3], đã nghiên cứu đối với lợn nái nhiệt đới nhiệt độ tăng từ 210
C – 320C sẽ giảm tỷ lệ thụ thai và số phôi sống, do vậy mùa hè số con sơ sinh/ổ và tỷ lệ thụ thai thấp hơn mùa đông. Đối với lợn nái chửa ở nhiệt độ 200C số phôi sống trung bình là 11,2 phôi, ở 330C số phôi sống chỉ còn 8,4 phôi.
Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh sản của các giống lợn ngoại và các tổ hợp lai đã được nhiều tác giả trong nước tiến hành và thông báo kết quả. Các kết quả đó cho phép đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn nái ngoại và nái lai qua đó xác định được các giống lợn phù hợp và có hiệu quả kinh tế đối với chăn nuôi trang trại tại các địa phương trên cả nước đặc biệt là của miền Bắc nước ta.
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Các giống lợn Yorkshire, Landrace, ... được nuôi phổ biến ở tất cả các nước có nghề chăn nuôi lợn hướng nạc phát triển và nhân ra khắp thế giới bởi các ưu điểm của nó là khối lượng cơ thể lớn, tăng trọng nhanh, tỷ lệ nạc cao, năng suất sinh sản khá, khả năng thích nghi tốt. Ở Liên Xô (cũ) lợn Yorkshire chiếm 85% còn ở Châu Âu chiếm khoảng 54%.
White và cs (1991) [39] cho biết lợn Yorkshire có tuổi động dục lần đầu là 201 ngày, số con đẻ ra còn sống (SCĐRCS/ổ) là 7,2 con ở lứa 1. Các
giống có nguồn gốc khác nhau cho năng suất sinh sản khác nhau: Số con đẻ ra/ổ của Yorkshire Thụy Điển, Yorkshire Anh và Yorkshire Ba Lan là 10,6; 9,7 và 10,5; còn Landrace của Bỉ, Landrace Bungary là 8,5 và 10 con/ổ. Theo John Millanrd, đàn lợn nái Yorkshire hạt nhân của Anh có SCĐRCS là 10,82 con/ổ.
Stoikov và Vassilev (1996) [37] đã tiến hành nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn Yorkshire và Landrace có nguồn gốc khác nhau được nuôi ở Bungari cho biết số con đẻ ra/ổ ở các giống là khác nhau. Cụ thể là lợn Yorkshire Anh 9,7 con/ổ, Yorkshire Thụy Điển 10,6 con/ổ, Yorkshire Ba lan 10,5 con, Landrace Anh là 9,8 con, Landrace Bungari 10 con, Landrace Bỉ là 8,5 con/ổ.
Theo Lê Thanh Hải và cs (1997) [6] thì ở Pháp số con đẻ ra còn sống/ổ của giống Yorkshire năm 1991 là 11,4, năm 1992 là 11,5 con. Còn với Landrace thì số liệu tương ứng là 11,7 và 12 con. Ở Anh lợn Landrace có số con đẻ ra còn sống/ổ là 10,82 và lợn Yorkshire là 10,73 con.
Mục đích của chăn nuôi lợn là tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, hiệu quả kinh tế lớn. Mục đích này đã đạt được khi các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đạt được kết quả. Họ đã tiến hành lai tạo giữa các giống, kết hợp nhiều dòng lợn khác nhau, chọn lọc với mục đích chính là chọn lọc ở một số chỉ tiêu quan trọng như: số con đẻ ra, khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa... Trên thế giới đã ứng dụng thành công và phổ biến công thức lai để tạo con lai thương phẩm có 2, 3, 4 hoặc 5 máu trong thành phần. Park và cs (1982) [34] đã sử dụng các cái nền là Landrace và Yorkshire hoặc F1 còn đực giống chủ yếu Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain và đực lai.
Các nghiên cứu của Gerasimov và cs (1997) [27], cho biết lai ba giống đều có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản như: số con đẻ ra/ổ, tỷ lệ nuôi sống và khối lượng ở 60 ngày tuổi/con. Gerasimov và cs (2000) [28], cho biết
nái lai có chất lượng tốt về sản xuất sữa, khối lượng sơ sinh, con lai sinh trưởng tốt và có năng suất thịt xẻ cao. Việc sử dụng lai ba giống là phổ biến để nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất lợn thịt thương phẩm.
Việc sử dụng nái lai F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) phối với lợn Pietrain để sản xuất con lai ba giống, sử dụng nái lai F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) phối với đực lai (PiDu) để sản xuất con ấp.
Bzowska lai bốn giống khá phổ biến tại Bỉ. Lợn đực giống Pietrain đã được cải tiến có tỷ lệ nạc cao được sử dụng là dòng đực cuối cùng để sản xuất lợn thịt (Leroy và cs,1996) [33]. Warnants và cs (2003) [38] cho biết Bỉ thường sử dụng lợn nái lai phối giống với lợn đực Pietrain để sản xuất lợn thịt có tỷ lệ nạc cao và tiêu tốn thức ăn thấp.
Bzowska và cs (1997) [25], cho biết năng suất sinh sản của lợn Large white Ba Lan, Landrace Ba Lan, Landrace Bỉ, Duroc, Pietranin như sau:
Số con sơ sinh sống/ổ là: 11,08; 11,17; 10,05; 9,6 và 10 con. Số con 21 ngày/ổ là: 10,43; 10,47; 9,6; 8,79 và 9,26.
Tuổi đẻ lứa đầu là: 326; 347; 378; 371 và 379 ngày. Khoảng cách lứa đẻ: 192; 194; 186; 188 và 197 ngày
Boulard và cs (1986) [24], khi theo dõi trên 8707 lợn nái Large white, 3633 lợn Landrace Pháp, 612 lợn Pietranin, 957 lợn Landrace Bỉ cho biết:
Khoảng cách trung bình giữa các lứa đẻ lần lượt là 170,7; 160,5; 176,4 và 169 ngày.
Tuổi cai sữa: 31,9; 30,2; 40,2 và 51,1 ngày.
Số con đẻ ra còn sống/ lứa: 10,2; 9,95; 9,5 và 9,5 con. Số con cai sữa/lứa: 8,8; 8,7; 7,9 và 7,9 con.
Tuổi đẻ lứa đầu lần lượt: 363;358;383 và 379 ngày.