Những bệnh thường gặp trên lợn nái ở trại

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sản xuất và những bệnh thường gặp của lợn nái nuôi tại xã Tiên Kiên Huyện Lâm Thao Tỉnh Phú Thọ. (Trang 61)

Bảng 2.7: Những bệnh thường gặp trên đàn lợn nái Bệnh

Chỉ tiêu

Khó đẻ

Viêm

tử cung Sẩy thai

Viêm phổi

Viêm khớp

Số con theo dõi 95 95 95 95 95

Số con mắc 3 4 7 7 3

Tỷ lệ mắc (%) 3,16 4,21 7,37 7,37 3,16

Số con điều trị khỏi 3 3 6 6 3

Tỷ lệ điều trị khỏi (%) 100 75 85,7 85,7 100

Chúng tôi đã theo dõi, phân tích nguyên nhân gây bệnh và cùng với cán bộ của trại thực hành điều trị một số bệnh như sau:

Hiện tượng khó đẻ: qua bảng 2.7 cho thấy trong tổng số 95 con chúng

- Nguyên nhân: chủ yếu do trong thời kỳ mang thai được cho ăn những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, đầy đủ lại không được vận động nhiều làm cho lợn mẹ thường quá béo, thai quá to dẫn đến hiện tượng khó đẻ. Những lợn nái sinh sản đẻ lứa đầu do cơ thể chưa có những biến đổi thích hợp nhất cho việc sinh sản nên những con lợn này khi sinh sản cũng thường bị khó đẻ.

- Triệu chứng: triệu chứng lâm sàng của hiện tượng khó đẻ là từ khi lợn mẹ vỡ ối là từ khi rất lâu mà không thấy lợn con ra hoặc khoảng thời gian con thứ nhất ra đến con thứ hai là rất lâu mặc dù con mẹ có biểu hiện rặn liên tục.

- Biện pháp can thiệp: biện pháp phòng với sinh sản lứa đầu, khi phát hiện có những biểu hiện chuẩn bị cho việc sinh sản chúng tôi thường dùng thuốc Lutalyse 2ml/con và theo dõi trong khoảng 3 - 4 giờ mà không thấy lợn con ra,lúc đó chúng tôi tiến hành bằng phương pháp ngoại khoa là dùng tay móc thao ra. Sau khi móc thai ra ngoài hết, chúng tôi tiêm OTC - VET LA 20% có thành phần Oxytetracylin 1ml/15 kg thể trọng thuốc có tác dụng chống viêm nhiễm sau đẻ. Kết quả điều trị khỏi 100%.

Bệnh viêm tử cung: qua bảng 2.7 cho thấy trong 95 con theo dõi có 4

con mắc chiếm tỷ lệ 4,21%.

- Nguyên nhân: do lợn nái của trại sau khi sinh ít được vận động, bộ phận sinh dục của lợn nái sau khi sinh chưa thật sự được vệ sinh sạch sẽ, bên cạnh đó một số nái đẻ không bình thường tư thế thai không thuận phải can thiệp bằng tay, không thể tránh được sây sát gây ra viêm nhiễm đường sinh dục và sau khi lợn mẹ đẻ xong nhau thai không ra hết cũng là nguyên nhân gây nên bệnh viêm tử cung.

- Triệu chứng: Con vật sốt, ăn ít hoặc bỏ ăn, giảm lượng sữa, từ cơ quan sinh dục chảy ra hỗn dịch mủ mầu trắng đục, âm hộ sưng đỏ, mùi tanh hôi khó chịu, xung quanh hốc đuôi ẩm, luôn dính đầy dịch viêm.

Bên cạnh đó tiêm thuốc Vetrimoxin, tiêm bắp 1ml/10 kg thể trọng, điều trị trong 3 - 4 ngày. Kết quả điều trị khỏi 75%. Nhưng qua quá trình theo dõi, chúng tôi thấy có những con bị bệnh khi điều trị khỏi thường không động dục trở lại hoặc có chửa trở lại thì rất hay đẻ non và sảy thai, những con này thường bị loại thải.

Bệnh sẩy thai: qua bảng 2.7 cho thấy trong 95 con theo dõi có 7 con bị

sảy thai, chiếm tỷ lệ 7,37%.

- Nguyên nhân: chủ yếu do tác động cơ giới chuyển từ lồng này sang lồng khác, lợn cắn nhau, lợn trượt chân ngã và đặc biệt kế phát của hội chứng rối loạn hô hấp sinh sản...

- Biện pháp điều trị: sau khi lợn bị sảy thai chúng tôi tiến hành tiêm 2ml Lutalyse cho mỗi con; thuốc có tác dụng co bóp đẩy các chất bẩn trong tử cung ra ngoài, đồng thời tiêm Oxytetracylin mỗi con 10ml chống viêm. Kết quả điều trị khỏi 85,7%.

Bệnh viêm phổi: qua bảng 2.7 ta thấy trong 95 con theo dõi có 7 con bị

chiếm tỷ lệ 7,37%.

- Nguyên nhân: do quá trình vệ sinh chuồng nuôi chưa được tốt, không khí trong chuồng nuôi nhiều bịu bẩn, thức ăn quá khô hoặc bị mốc sinh nhiều bịu nên trong khi ăn lợn phải hít từ một số bệnh khác cũng dẫn tới viêm phổi.

- Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm phổi thể hiện ra bên ngoài như: lợn ăn, ủ rũ hoặc sốt nhẹ, lợn thở nhanh và thở thể bụng sờ tay vào gốc tay nóng.

- Biện pháp điều trị: chúng tôi tiến hành điều trị bằng thuốc Clamoxyl LA có thành phần là Amoxillin với liều 1ml/10 kg thể trọng, liệu trình 3 - 5 ngày, kết hợp với vitamin C: 1ml/10 kg thể trọng, 1 lần/ngày. Với biện pháp điều trị chúng tôi tiến hành điều trị 7 con mắc bệnh có 6 con khỏi tỷ lệ điều trị khỏi là 85,7%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Viêm khớp: qua bảng 2.7 ta thấy trong tổng số 95 con theo dõi có 3 con

mắc bệnh chiếm tỷ lệ 3,16%.

- Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm khớp ở lợn nái là do lợn nái được nuôi nhốt nhiều, không được vận động nhiều nên khả năng hấp thu Ca và P kém, đồng thời khi mang thai thì nhu cầu Ca, P của bào thai lớn mà thức ăn phải đảm bảo đủ hàm lượng Ca và P nên phải huy động Ca, P từ xương hoặc do một số bệnh khác kế phát,vi khuẩn truyền theo máu đến khớp hình thành bệnh viêm khớp.

- Biện pháp điều trị: Chúng tôi dùng thuốc Hanmonyl LA để điều trị với liều lượng 1ml/10 kg thể trọng,liệu trình 4 ngày liên tục. Đồng thời trong quá trình điểu trị không cho lợn nằm lâu, thường xuyên đuổi lợn không cho lợn vận động, đứng dậy. Với bệnh viêm khớp những con không khỏi thường bị rất nặng không để tự đi và loại thải.

- Nhìn chung tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản của trại là tương đối thấp, tỷ lệ mắc bệnh trong đàn là rất nhỏ. Các biện pháp điều trị đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sản xuất và những bệnh thường gặp của lợn nái nuôi tại xã Tiên Kiên Huyện Lâm Thao Tỉnh Phú Thọ. (Trang 61)