Các chỉ tiêu phản ánh đời sống thu chi của nông hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Lê Lai – huyện Thạch An – tỉnh Cao Bằng. (Trang 34)

4. Bốc ục của khoá luận

2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh đời sống thu chi của nông hộ

- Tổng thu nhập của hộ - Cơ cấu các khoản thu - Thu nhập tính trên khẩu - Tổng chi của hộ - Cơ cấu các khoản chi 2.4.3. Các ch tiêu phn ánh kết qu sn xut và các công thc tính

Số liệu điều tra bằng bảng hỏi được xử lý dựa trên cơ sở thống kê toán học thông qua phần mền máy tính Excel.

Trong quá trình xử lý số liệu để đánh giá tình hình phát triển của kinh tế hộ tôi có sử dụng một số chỉ tiêu sau:

- Năng suất: Là chỉ tiêu cho biết sản lượng thu hoạch được trên một

đơn vị diện tích.

Năng suất = Sản lượng thu hoạch/Diện tích trồng

- Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sáng tạo ra trong một thời kì nhất định, thường là một vụ hoặc một năm.

GO = ∑Qi.Pi

Trong đó: Qi là sản lượng sản phẩm loại i Pi là đơn giá sản phẩm loại i Ý nghĩa:

- Làm căn cứđểđánh giá kết quả sản xuất của ngành nông nghiệp. - Là cơ sở để tính toán một số chỉ tiêu quan trọng khác như giá trị gia tăng, năng suất lao động.

- Chi phí trung gian (IC) ngành nông nghiệp là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ thực tế đã chi ra của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt và thuần dưỡng thú, dịch vụ nông nghiệp của tất cả các thành phần kinh tế trên

26 Ý nghĩa:

- Chi phí trung gian ngành nông nghiệp làm cơ sở để tính toán giá trị

gia tăng, từ đó đánh giá kết quả sản xuất nông nghiệp.

- Giá trị tăng thêm (VA) là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất ngành nông nghiệp. Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp chính là chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian của ngành nông nghiệp.

Ý nghĩa:

- Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp thể hiện kết quả sản xuất ngành nông nghiệp. Nó dùng đánh giá tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp (tốc độ phát triển hay tốc độ tăng trưởng GDP)

- Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp thể hiện vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

- Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp dùng tính toán các chỉ tiêu thống kê quan trọng khác: Như năng suất lao động, thu nhập hỗn hợp (MI), lợi nhuận (Pr)..

VA= GO – IC

Trong đó: GO là tổng giá trị sản xuất IC là chi phí trung gian

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần còn lại của giá trị gia tăng sau khi đã trừ đi khấu hao TSCĐ, thuế. Nó bao gồm tất cả các khoản thực còn mà đơn vị

sản xuất có được không phân biệt đó là lợi nhuận hay phần thu do chênh lệch.

MI = VA – T – A

Trong đó: MI là thu nhập hỗn hợp A là khấu hao tài sản cốđịnh T là các khoản thuế phải nộp

- Lợi nhuận sản xuất (Pr): Là chỉ tiêu phản ánh thu nhập ròng của quá trình sản xuất. Lợi nhuận càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.

Pr = VA – L

Trong đó: MI là thu nhập hỗn hợp L là lao động gia đình

27

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát về địa bàn xã Lê Lai

3.1.1. Đặc đim điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Xã Lê Lai là xã miền núi nằm ở phía bắc của huyện Thạch An cách Thị

trấn Đông Khê 1.5 km với tổng diện tích tự nhiên là 3.239,32 ha. - Phía Bắc giáp xã Vân Trình và xã Thị Ngân

- Phía Nam giáp Thị trấn Đông Khê và xã Đức Xuân - Phía Tây giáp xã Trọng Con và xã Thái Cường - Phía Đông giáp xã Thụy Hùng và xã Danh Sỹ

Đường địa giới 364 chủ yếu chạy theo sông suối và đỉnh núi.

Xã Lê Lai có vị trí rất thuận lợi, xã giáp với trung tâm huyện (Thị trấn

Đông Khê) có 02 đường QL 4A cũ và QL 4A mới nối huyện Thạch An với thành phố Cao Bằng, đường tỉnh lộ 208 nối huyện Thạch An với huyện Phục Hoà.

Địa hình xã Lê Lai tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi những dãy núi đá vôi và núi đất nằm rải rác và xen lẫn nhau [11].

Tóm lại: Với điều kiện vị trí địa lí của xã là gần với trung tâm huyện, có đường giao thông đi lại với các xã lân cận rất thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, từ việc đó các hộ nông dân có thể tiếp thu các ứng dựng khoa học kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất của người dân. Bên cạnh

đó với địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi đá nên việc bố trí cây trồng vật nuôi gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong sản xuất vì vậy hiệu quả sản xuất không cao.

3.1.1.2. Khí hậu, thủy văn

Theo số liệu kiểm kê của trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Cao Bằng, xã Lê Lai mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa Mưa nóng ẩm mưa nhiều và kéo dài (từ tháng 4 đến tháng 10), mùa khô lạnh

28

và hanh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Khí hậu của xã mang tính chất

đặc thù của dạng khí hậu lục địa miền núi cao.

* Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng, cây trồng. Nhiệt độ quá thấp hay quá cao đều kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng như: Cây còi cọc sinh trưởng chậm có khi còn ngừng sinh trưởng phát triển yếu, không chống chịu được sâu bệnh. Do đó ảnh hưởng năng xuất chất lượng và sản phẩm của cây trồng.

Nhiệt độ trung bình của năm 2011 là 21,2 0C, nhiệt độ tháng thấp nhất là tháng 1 là 13 0C, nhiệt độ tháng cao nhất là tháng 7 là 28 0C.

Nhiệt độ trung bình năm 2012 là 20,8 0C, nhiệt độ tháng thấp nhất là tháng 1 là 12 0C, nhiệt độ tháng cao nhất là tháng 7 là 27 0C.

Nhiệt độ trung bình năm 2013 là 21 0C, nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 là 120C, nhiệt độ cao nhất là tháng 7 là là 27 0C .

* Lượng mưa

Lượng mưa trung bình năm 2011 là 140 mm, lượng mưa nhỏ nhất là tháng 1 là 28 mm, lượng mưa cao nhất vào tháng 8 là 350 mm.

Lượng mưa trung bình năm 2012 là 149 mm, lượng mưa thấp nhất trong năm vào tháng 1 là 20 mm, lượng mưa cao nhất trong năm vào tháng 7, 8 là 350 mm.

Lượng mưa trung bình năm 2013 là 150 mm, lượng mưa thấp nhất trong năm vào tháng 12 là 20 mm, lượng mưa cao nhất trong năm vào tháng 7,8 là 350 mm.

Chế độ thuỷ văn của xã phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống suối, hồ đập trong xã và các khu vực phụ cận khác, các khe nhỏ có độ dốc rất lớn vì thế

sau những trận mưa rào thường có lũ quét.

Xã Lê Lai có 2 hồ chữa nước là hồ Nà Danh và hồ Khuổi Vàng với trữ

lượng nước dồi dào đảm bảo phục vụ cho tưới tiêu và nước sinh hoạt cho khu trung tâm nhân dân của xã.

29

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của xã chủ yếu được cung cấp bởi hai hồ chữa nước, đập dâng nước với nhiều ao, nước ngầm. Tương đối dồi dào và chất lượng nước khá tốt, có thể cho sản xuất và phục vụ sinh hoạt.

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm dồi dào, có ở khắp địa bàn xã với chất lượng tốt đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt, mực nước ngầm không sâu và tương đối ổn định, thuận lợi cho khai thác, kể cả khai thác đơn giản cho sinh hoạt của người dân [11].

Tóm lại: Nhìn chung người dân trong xã Lê Lai sống dựa chủ yếu vào nông nghiệp trồng trọt cây lương thực như: lúa, ngô, khoai..và một số cây công nghiệp ngắn ngày như: thuốc lá, lạc, đỗ tương…,nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển tốt là từ 25- 280C, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng đem lại hiệu quả

thấp. Vậy nhiệt độ đóng vai trò hết sức quan trọng trong thời gian sinh trưởng của các loại cây trồng giúp cho cây trồng phát triển nhanh, chắc bắp, mẩy hạt, năng xuất cao. Tuy nhiên nguồn nước mặt phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm và chất lượng nước cũng thay đổi theo mùa. Vào những tháng đầu mùa mưa, chất lượng nước mặt không ổn định, độ đục lớn, về mùa

Đông trữ lượng nước mặt hạn chế vì vậy khả năng mở rộng diện tích gieo trồng vụđông xuân còn gặp nhiều khó khăn.

Về mùa mưa do địa hình cao, dốc, thảm thực vật rừng bị tàn phá nên nước tập trung đổ vào các suối có lưu tốc dòng chảy lớn nên gây ra lũ quét

đột ngột hoặc ngập lụt ở một số nơi.

3.1.1.3. Điều kiện đất đai, tài nguyên

a. Tài nguyên

Trên địa bàn xã có 4 loại đất chủ yếu

Đất nâu đỏ trên đá Macsma Bazo(PK) loại đất này thích hợp trồng các loại cây sau: Ngô, khoai, lạc, đậu đỗ, một số cây công nghiệp dài ngày và cây

30

- Đất đỏ vàng trên đất sét (F3) được hình thành do quá trình viễn thạch sét và đá biến chất màu đỏ ở các sườn dốc. Đất hơi chua, mùn tầng mặt giàu, các tầng dưới giảm, lân dễ tiêu, kali nghèo. Đây là loại đất thích hợp với nhiều loại cây dài ngày như: lát, hồi, quế.

- Đất thung lũng do sản phẩm ngưng tụ (D): Được hình thành do có địa hình cao bị rửa trôi xuống địa hình thấp. Đất có màu xẫm ở tầng mặt, tầng dưới có thể có cát có màu xám sáng. Hàm lượng chất dinh dưỡng khá, đất hơi chua thích hợp với trồng lúa và cây ngắn ngày.

- Đất đỏ vàng biến do trồng lúa (F1): Đây là đất đỏ vàng do thời gian dài trong quá trình canh tác trồng lúa nước trên loại đất này biết đổi mất kết cấu phần canh tác, có tầng đế dày. Qua một thời gian canh tác dài lúa nước chếđộ nước thanh đổi hàm lượng chất hữu cơ nghèo.

- Nước mặt: Nguồn nước mặt của xã Lê Lai được cung cấp chủ yếu từ các con suối chảy qua bắt nguồn từ các khe đồi, hang núi đá...và nước mưa tự nhiên.

- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm có nhiều hạn chế, việc khai thác sử

dụng nguồn nước ngầm của nhân dân trong xã chưa cao, do đó vẫn có khả

năng tiếp tục khai thác hợp lý để phục vụ cho nhu cầu đời sống, phát triển sản xuất trên địa bàn.

Vấn đề ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư còn phổ biến, như tình

trạng ô nhiễm môi trường do phân gia súc, gia cầm, điều kiện vệ sinh trong sinh

hoạt chưa đượcđảm bảo. Sự khó khăn về nước trong mùa khô làm một bộ phận

dân cư còn phải dùngnước chưa hợp vệ sinh cũng là một nguyên nhân làm cho

31 b. Đất đai

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Lê Lai qua 3 năm 2011 – 2013

Năm Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So Sánh Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) cấu(%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 12/11 13/12 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 3.239,32 100 3.239,32 100 3.239,32 100 100,00 100,00 100,00 I. Tng din tích đất nông nghip 2.890,83 89,24 2.891,49 89,26 2.896,39 89,41 100,02 100,17 100,09 1. Đất sản xuất nông nghiệp 662,54 20,45 664,75 20,52 670,21 20,69 100,33 100,82 100,58 1.1. Đất trồng cây hàng năm 616,22 19,02 618,43 19,09 623,89 19,26 100,36 100,88 100,62 - Đất trồng lúa 255,33 7,88 255,33 7,88 255,33 7,88 100,00 100,00 100,00 - Đất trồng cây hàng năm khác 360,89 11,14 363,10 11,21 368,46 11,37 100,61 101,48 101,05 1.2. Đất trồng cây lâu năm 46,32 1,43 46,32 1,43 46,32 1,43 100,00 100,00 100,00 2. Đất lâm nghiệp 2.210,69 68,24 2.210,69 68,24 2.210,69 68,24 100,00 100,00 100,00 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 17,60 0,54 16,05 0,50 15,49 0,48 91,19 96,51 93,85

II. Đất phi nông nghip 229,84 7,10 240,65 7,43 241,25 7,45 104,70 100,25 102,48

1. Đất ở 28,84 0,89 32,09 0,99 38,10 1,18 111,27 118,73 115,00 2. Đất chuyên dùng 191,00 5,90 198,56 6,13 203,15 6,27 103,96 102,31 103,14 3. Đất nghĩa trang. nghĩa địa 5,04 0,16 5,04 0,16 5,04 0,16 100,00 100,00 100,00 4. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 4,96 0,15 4,96 0,15 4,96 0,15 100,00 100,00 100,00 III. Đất chưa s dng 118,65 3,66 107,18 3,31 101,68 3,14 90,33 94,87 92,60

32

Tình hình sử dụng đất đai của xã trong 3 năm 2011 - 2013 có sự biến động không nhiều. Diện tích đất tự nhiên của xã là 3.239,32 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là lớn nhất và có sự gia tăng trong 3 năm qua. Năm 2011 diện tích

đất nông nghiệp là 2.890,83 ha chiếm 89,24% đến năm 2013 tăng lên là 2.896,39 ha chiếm 89,41% với tốc độ phát triển bình quân là 100,09%. Đất trồng lúa và đất lâm nghiệp vẫn giữ ổn định với diện tích đất trồng lúa là 255,33 ha chiếm 7,88%, diện tích đất lâm nghiệp là 2.210,69 ha chiếm 68,24%. Đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên với tốc độ phát triển bình quân 102,48%, năm 2011 có 229,84 ha

đến năm 2013 tăng lên là 241,25 ha. Trong đó diện tích đất ở năm 2011 là 28,84 ha đến năm 2013 tăng lên là 31,10 ha, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng giữ ở mức ổn định với 4,96 ha.

3.1.2. Đặc đim kinh tế - xã hi

3.1.2.1. Dân số, dân tộc và lao động

Xã Lê Lai có tổng số hộ trong toàn xã là 728 hộ, tổng số nhân khẩu 3.004 người. Dân cư được phân bố trong 14 thôn, gồm 4 dân tộc sinh sống chủ yếu là Tày, Nùng, Kinh, Dao

Bảng 3.2: Phân bố dân số theo thành phần dân tộc STT Dân tộc Nhân khẩu Tỷ lệ (%)

1 Tày 1.397 46,5

2 Nùng 1.487 49,5

3 Kinh 22 0.7

4 Dao 94 3,2

5 Dân tộc khác 4 0.1

(Nguồn: UBND xã Lê Lai -[11])

Qua bảng phân bố trên ta thấy dân cư trong xã còn khá ít, phân bố các dân tộc không đồng đều, chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng và một số ít dân tộc khác sống đan xen trong 14 thôn xóm. Dân cư trong xã sống không tập trung, gây khó khăn trong công tác quản lý. Nhưng lại tạo điều kiện cho người dân phát triển canh tác nông nghiệp và lâm nghiệp có hiệu quả.

Để thấy được tình hình dân số và lao động của địa phương trong những năm qua được thể hiện rõ ở bảng sau:

34

Bảng 3.3: Tình hình dân số và lao động của xã Lê Lai qua 3 năm 2011 - 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Số lượng CC (%) Số Lượng CC (%) Số lượng CC (%) 12/11 13/12 BQ 1. Tổng số nhân khẩu Khẩu 2.944 100 2.974 100 3.004 100 101,0 101,0 101,0 - Khẩu nông nghiệp Khẩu 2.498 84,9 2.510 84,4 2.522 84,0 100,5 100,5 100,5

- Khẩu phi nông nghiệp Khẩu 446 15,1 464 15,6 482 16,0 104,0 103,9 104,0

2. Tổng số hộ Hộ 711 100 719 100 728 100 101,1 101,3 101,2

- Hộ thuần nông Hộ 567 79,7 570 79,3 575 79,0 100,5 100,9 100,7

- Hộ phi nông nghiệp Hộ 144 20,3 149 20,7 153 21,0 103,5 102,7 103,1

3. Tổng số lao động Lao động 2.303 100 2.359 100 2.639 100 102,4 111,9 107,2

- Lao động nông nghiệp Lao động 1.745 75,8 1.789 75,8 1.842 69,8 102,5 103,0 102,8

- Lao động phi nông nghiệp Lao động 558 24,2 570 24,2 797 30,2 102,2 139,8 121,0

4. Một số chỉ tiêu

- Số khẩu bình quân/hộ Khẩu/hộ 4,1 4,1 4,1 100 100 100

- Số lao động bình quân/hộ Lao động/hộ 3,2 3,3 3,6 103,1 109,1 106,1

35

Tình hình dân số của xã Lê Lai có sự tăng lên nhưng không nhiều qua 3 năm 2011 – 2013. Cụ thể dân số năm 2011 là 2.944 người năm 2013 tăng lên là 3.004 người với tốc độ phát triển bình quân là 101%. Theo đó tổng số hộ của xã

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Lê Lai – huyện Thạch An – tỉnh Cao Bằng. (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)