Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Lê Lai – huyện Thạch An – tỉnh Cao Bằng. (Trang 30)

4. Bốc ục của khoá luận

2.3.1.Phương pháp thu thập số liệu

22

2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

- Trong đề tài có sử dụng các số liệu liên quan đến vấn đề văn hóa , xã hội đã công bố của các cơ quan thống kê, báo cáo của UBND xã Lê Lai - huyện Thạch An - tỉnh Cao Bằng.

- Thu thập thông tin từ các công trình khoa học, các báo cáo tổng kết, các bài viết có liên quan đến kinh tế nông hộ, từ các báo cáo, tạp chí, tổng hợp từ Internet…

2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện qua các phương pháp sau:

+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA)

Đi thực tế quan sát, đánh giá thực trạng, thu thập thông tin của các hộ

nông dân, các cán bộ tại nơi điều tra.

+ Phương pháp PRA

Trực tiếp tiếp xúc với người dân tại địa bàn nghiên cứu đặt ra những câu hỏi, những vấn đề người dân quan tâm từ đó tiến hành đàm thoại, phỏng vấn nhằm thu những thông tin, nắm được thực trạng của sản xuất, kinh doanh,

đời sống vật chất tinh thần, những khó khăn, nhu cầu của người dân.

Việc thực hiện phương pháp này nhằm đánh giá tiềm năng, nguồn lực từ đó đề ra những giải pháp thích hợp để phát triển kinh tế nông thôn vùng nghiên cứu trong hiện tại và tương lai.

+ Phương pháp điều tra hộ

Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra được xây dựng cho từng hộ bao gồm các thông tin như: Tên, tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, tổng số

nhân khẩu, số lao động chính…

Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phân tích SWOT, phương pháp quan sát, phương pháp thống kê phân nhóm, điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân theo phiếu điều tra đã in sẵn.

23

+ Phương pháp chọn mẫu

Lê Lai là xã vùng 2 của huyện Thạch An. Với 728 hộ và 3.004 nhân khẩu sinh sống ở 14 thôn trên địa bàn xã, các thôn trong xã cách khá xa nhau, một số thôn phân bố dọc theo tuyến đường 4A cũ và 4A mới. Với điều kiện địa hình của xã các thôn được chia làm 3 vùng. Vùng gần trung tâm gồm thôn Nà Danh, Nà Ngài, Bản Căm, Bó Pha. Vùng đồi núi thấp gồm có thôn Lũng Sượi, Nà keng, Nà Lình, Nà vàng, Nà Cốc và vùng cao xa trung tâm gồm các thôn Lũng Mòn, Nà sòng, Lũng Buốt, Bản Dăm, Phú Nho.

Dựa vào đặc điểm trên của các vùng tôi chọn ra 3 thôn: Lũng Mòn, Lũng Sượi, Bó Pha làm địa bàn nghiên cứu.

- Thôn Bó Pha nằm ở phía Nam giáp với Thị trấn Đông khê của huyện Thạch An. Đây là thôn có điều kiện thuận lợi về giao thông, kinh tế, cơ sở hạ

tầng đã được nâng cấp, trong thôn các hộ nông nhân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và một số hộ buôn bán vừa và nhỏ.

- Thôn Lũng Mòn nằm ở phía Tây giáp với xã Thái Cường. Đây là thôn có tổng diện tích đất lớn tuy nhiên đa phần là đồi núi, các hộ trong thôn sống cách xa nhau, đường vào các xóm vẫn còn đường đất, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, các hộ

dân trong thôn phần đa đều sản xuất nông nghiệp, một số ít kiêm thêm các nghề

phụ như thợ hồ, bốc vác, trình độ học vấn của người dân còn thấp.

- Thôn Lũng Sượi nằm ở phía Bắc giáp với xã Vân Trình. Thôn chạy dọc theo tuyến đường 4A, những hộ nông dân ở đây chủ yếu sản xuất nông nghiệp là chính và có hộ thì buôn bán nhỏ.

Qua quá trình điều tra được sự hướng dẫn của cán bộ tại địa phương. Tôi được biết trong 3 thôn có 125 hộ, tuy nhiên do điều kiện về thời gian có hạn nên tôi chỉ tiến hành điều tra với 45 hộ và tính toán theo tỉ lệ là:

+ Hộ Khá là 24 hộ chiếm 53,34 % trong tổng số hộđiều tra + Hộ Trung bình là 6 hộ chiếm 13,33 % trong tổng số hộđiều tra

24

+ Hộ Nghèo là 15 hộ chiếm 33,33 % trong tổng số hộđiều tra

Trên cơ sở đó tôi tiến hành điều tra nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu đại diện để nghiên cứu nhằm đạt được mục đích đề tài đã đặt ra.

+ Phương pháp phỏng vấn sâu

Đây là phương pháp được dùng trong điều tra nghiên cứu các hộ điển hình. Qua phỏng vấn sâu đề tài tìm hiểu các kỹ năng trong xây dựng phát triển kinh tế của các hộ, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các hộ khác.

+ Phương pháp chuyên gia

Để hiểu rõ hơn được thực trạng sản xuất của nông hộ, đặc biệt là các hướng phát triển, các giải pháp cho phát triển kinh tế nông hộ. Đề tài đã tham khảo ý kiến của lãnh đạo xã, cán bộ huyện phụ trách địa bàn xã , những người dân sản xuất giỏi trong trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, cây ăn quả…

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Lê Lai – huyện Thạch An – tỉnh Cao Bằng. (Trang 30)