4. Bốc ục của khoá luận
3.4.3. Mô hình chăn nuôi lợn
Chủ hộ: Vi Văn Hậu
Địa chỉ: Thôn Bó Pha – xã Lê Lai – huyện Thạch An – tỉnh Cao Bằng Quy mô chuồng trại
Có 1 dãy chuồng với 3 ngăn. Mỗi ngăn chiều dài 2,8 m, chiều rộng 2,5 m. Ngăn 1, 3: Nuôi lợn nái và lợn con mới đẻ.
Ngăn 2: Nuôi lợn thịt.
Có một sân chơi cho lợn con với chiều dài 9 m, chiều rộng 2,5 m. Mỗi năm nuôi 2 con lợn mẹ đẻ được 48 con lợn con nhưng gia đình chỉ
chọn lọc nuôi 15 con lợn thịt còn lại gia đình bán lợn giống: Chi phí kết quả chăn nuôi
Bảng 3.18 : Chi phí cho chăn nuôi lợn đến khi xuất chuồng
ĐVT: đồng
Các loại chi phí Thành tiền
Giống 6.000.000
Thức ăn 20.250.000
Thuốc thú y 240.000
Điện, nước 150.000
Tổng 26.640.000
(Tổng hợp từ phiếu điều tra và tính toán của tác giả)
Doanh thu từ chăn nuôi lợn thịt:
15 x 70 kg x 40.000 đồng/kg = 42.000.000 (đồng) Kết quả từ chăn nuôi lợn thịt:
42.000.000 – 26.640.000 = 15.360.000 (đồng) Kết quả thu từ bán lợn giống:
65 Chi phí nuôi của 2 con lợn nái :
2 x(200.000+ 10.000x365 +20.000) = 7.740.000 (đồng) Kết quả thu được từ chăn nuôi lợn một năm của gia đình là: 15.360.000 + 9.240.000 –7.740.000 = 16.860.000 (đồng)
- Phân tích mô hình chăn nuôi của hộ
• Phân tích SWOT mô hình chăn nuôi Lợn
Thuận lợi
- Hộ gia đình sản xuất nông nghiệp và có nghề phụ là nấu rượu và xay xát nên cung cấp thêm được một phần thức ăn cho chăn nuôi.
- Tận dụng được diện tích của gia đình - Không tốn kém về nguồn lao động. - Sử dụng phân bón cho hoạt động sản xuất nông nghiệp
Khó khăn
- Thiếu kinh nghiệm trong phát hiện dịch bệnh và ngăn chặn dịch bệnh nhất là dịch bệnh tai xanh.
- Thiếu vốn để mở rộng quy mô chăn nuôi.
- Quy mô còn nhỏ lẻ, manh mún - Chưa áp dụng được KH-KT vào chăn nuôi.
Cơ hội
- Có thị trường tiêu thụ cốđịnh, không phải lo lắng vềđầu ra cho sản phẩm. - Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng.
- Được tham gia vào lớp tập huấn về
chăn nuôi.
- Các kênh thông tin, các phương tiện truyền thông ngày càng được nâng cao, cung cấp thông tin thị trường đến các hộ chăn nuôi.
Thách thức
- Giá cả yếu tố đầu vào cao trong khi giá bán sản phẩm còn thấp.
- Chưa chủ động trong chăn nuôi khi có dịch bệnh vẫn chưa kiểm soát
được và gây thiệt hại lớn.
• Kinh nghiệm chăn nuôi của hộ
Phương thức chăn nuôi ở đây dựa trên kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống với quy mô nhỏ, mục đích chăn nuôi để cải thiện kinh tế cho gia đình. Về
quy mô mỗi năm có khoảng 15 con lợn thịt xuất chuồng và con giống là tự cấp từ 2 con lợn nái.
66
• Giai đoạn sinh trưởng của lợn được tính từ khi đẻ đến khi xuất chuồng kéo dài khoảng 6 tháng gồm 3 giai đoạn sinh trưởng và phát triển:
- Giai đoạn lợn con từ lúc đẻđến 15 ngày: Giai đoạn này lợn con chỉ bú sữa mẹ nên chủ yếu chăm sóc cho lợn mẹ. Trong giai đoạn này tiêm 2 mũi sắt vào ngày thứ 3 và ngày thứ 10 với chi phí là 2.000 đ/mũi.
- Giai đoạn lợn con từ 15 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi (trọng lượng từ 10 kg đến 30 kg): Đây là giai đoạn lợn con vừa cai sữa mẹ, hơn nữa nhu cầu phát triển cơ, xương cao; vì vậy thức ăn cần nhiều đạm, khoáng, Vitamin. Nhưng do quy trình chăm sóc còn chưa đầy đủ nên gia đình chỉ cho lợn ăn cám viên 6 kg/con với chi phí 105.000 đ/con. Ngoài ra cho ăn thêm rau xanh.
- Giai đoạn sau 60 ngày đến khi xuất chuồng: Đây là giai đoạn phát triển của lợn. Mỗi ngày cho lợn ăn 3 bữa với 30 gam cám đậm đặc (cám Bách Việt), 60 gam ngô và 1 kg sắn. Tổng chi phí mỗi ngày cho một con lợn là 16.000đ. Cho uống đủ nước sạch, hạn chế vận động. Mùa hè thì chuồng phải thoáng mát. Về mùa đông phải giữ ấm cho lợn.
- Giai đoạn chăm sóc lợn nái: Thức ăn hằng ngày của lợn nái là chuối và cám gạo, mỗi ngày cho ăn 3 bữa với chi phí là 15.000 đ/ngày/con. Khẩu phần ăn 1 tháng trước khi đẻ là cám sữa mẹ với 15 kg trong một tháng, chi phí 200.000đ. Sau khi đẻ tiêm cho lợn mẹ 3 mũi trong 5 ngày với chi phí 20.000đ.
• Định hướng phát triển
Mô hình nuôi lợn là mô hình khá phổ biến ở địa phương. Do điều kiện khí hậu thuận lợi nên việc chăn nuôi lợn ở đây không gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó hộ gia đình tự cung tự cấp được một phần thức ăn cho lợn từ
hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do đó nên mở rộng quy mô với số lượng lớn hơn và kết hợp làm hầm Bioga để tận dụng chất thải trong chăn nuôi.
Chăn theo hình thức công nghiệp với số lượng lớn hơn. Giảm thời gian chăm sóc và giảm chi phí đầu vào nâng cao lợi nhuận.
67
• Những mặt còn hạn chế
Do chưa có hệ thống xử lý chất thải nên gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.
• Thị trường đầu ra
Tiêu thụ sản phẩm qua thị trường trung gian, thương lái đến tận hộ gia
đình mua.
Thương lái mua sản phẩm của hộ gia đình và tiêu thụ tại thị trường trong xã Lê Lai, huyện Thạch An.
• Giải pháp
- Hỗ trợ nguồn vốn vay với lãi suất thấp để khuyến khích người dân mở
rộng quy mô chăn nuôi.
- Hướng dẫn người dân xây dựng hầm Bioga để xử lý chất thải và tận dụng chất đốt cho sinh hoạt.
- Mở thêm các lớp tập huấn để giúp người dân biết cách xử lý dịch bệnh.
• Bài học cho các hộ chăn nuôi lợn khác trong thôn
- Tìm hiểu học hỏi kỹ thuật trong chăn nuôi nắm chắc kỹ thuật khi chăn nuôi tránh rủi ro, xây dựng chuồng nuôi đúng quy cách kỹ thuật. Xử lý chất thải, hợp vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
- Các hộ chăn nuôi cùng nhau liên kết trong sản xuất, giảm chi phí đầu vào, tìm thị trường đầu ra, tránh bị tư thương ép giá.