Mô hình chăn nuôi gà

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Lê Lai – huyện Thạch An – tỉnh Cao Bằng. (Trang 75)

4. Bốc ục của khoá luận

3.4.4. Mô hình chăn nuôi gà

Chủ hộ: Vương Hoàng Kiệt

Địa chỉ: Thôn Lũng Sượi – xã Lê Lai – huyện Thạch An – tỉnh Cao Bằng Quy mô chuồng trại: Hộ gia đình bắt đầu nuôi gà với số lượng lớn năm

2010, với diện tích chuồng nuôi 9 m2, với chiều dài 6 m, chiều rộng 1,5 m, chiều cao 2,2 m. Với quy mô 200 con năm 2012, chia ra làm 2 lứa.

68 Chi phí kết quả chăn nuôi

Bảng 3.19: Chi phí chăn nuôi gà của hộ năm 2013

ĐVT: đồng

Loại chi phí Số lượng Đơn giá Thành tiền

Giống(con) 200 8.000 1.600.000 Thóc 200 38.000 7.600.000 Cám viên 200 12.000 2.400.000 Cám ngô 200 28.000 5.600.000 Cám đậm đặc 200 32.000 6.400.000 Điện nước/năm 100.000 Chi phí thuốc thú y 250.000

Chi phí khác (công cụ, dụng cụ phục vụ chăn nuôi gà) 470.000

Tổng 24.420.000

(Tổng hợp từ phiếu điều tra và tính toán của tác giả)

Tổng chi phí nuôi gà trong một năm là: 24.420.000 (đồng) Doanh thu nuôi gà trong một năm là:

198.000 x 200 = 39.600.000 (đồng ) Kết quả nuôi gà trong một năm của hộ là:

39.600.000 – 24.420.000 = 15.180.000 (đồng)

- Phân tích mô hình chăn nuôi của hộ

69

Thuận lợi

- Không tốn nhiều lao động, người già cũng chăn được. - Tận dụng diện tích đất vườn của gia đình để phục vụ chăn nuôi - Sử dụng nguồn phân bón hiệu quả cho trồng trọt. Khó khăn

- Thiếu vốn để mở rộng quy mô - Thời gian nuôi dài 6 tháng tốn nhiều thời gian.

- Thiếu kỹ thuật sản xuất nên hiệu quả không cao.

Cơ hội

- Yếu tố đầu vào dễ mua, đa phần thức ăn do gia đình sản xuất được. - Được tham gia nhiều lớp tập huấn và trao đổi kinh nghiệm.

Thách thức - Chưa đa dạng hóa sản phẩm, sức cạnh tranh còn yếu. - Rủi ro cao do chưa khắc phục được dịch bệnh. • Định hướng phát triển của hộ

Điều kiện tự nhiên thuận lợi, địa hình phù hợp cho chăn thả gà bởi vậy nên mở rộng quy mô để tăng thu nhập cho hộ gia đình. Trong tương lai hộ gia

đình cần kết hợp nuôi nhiều loại sản phẩm gà để đa dang hóa sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với các vùng khác.

• Những mặt còn hạn chế: Chưa tập trung được vùng chăn nuôi. Bên cạnh đó hộ gia đình chưa xử lý được chất thải gây ô nhiễm cho môi trường.

• Giải pháp

- Đầu tư vốn mở rộng quy mô, kỹ thuật chăn nuôi.

- Tăng cường công tác thú ý, phổ biến cho người dân cách vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng để kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh.

- Mở lớp tập huấn nâng cao kỹ thuật chăn nuôi cho người dân.

- Có nhiều chính sách hỗ trợ về vốn để khuyến khích người dân mở

70

- Chuyển đổi từ hình thức nuôi nhỏ lẻ sang hình thức nuôi tập trung, đa dạng hóa sản phẩm.

- Khuyến khích người dân trao đổi kinh nghiệm sản xuất với các trang trại chăn nuôi hiệu quả, tích cực tìm hiểu thông tin về kỹ thuật chăn nuôi qua sách báo và phương tiện truyền thông.

• Bài học cho các hộ chăn nuôi gà trong thôn

Gà là giống dễ nuôi, sức đề kháng tốt, giá trị dinh dưỡng và giá thành cao hơn gà mía, không tốn nhiều công chăm sóc, đầu tư chuồng trại không lớn, có thể đỗ trên cây ngoài vườn, rất phù hợp với người dân nơi

đây để có thêm nguồn thu. Vì vậy các hộ trong thôn lên phát triển đàn gà hiện có trong gia đình với số lượng lớn hơn.

Cần chú ý tìm hiểu kỹ thuật vì nuôi nhiều gà dễ mắc dịch bệnh. Kết hợp nuôi theo hướng dân dã và công nghiệp để cho gà mau lớn bên cạnh

đó thị trường đầu ra của gà rất lớn.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Lê Lai – huyện Thạch An – tỉnh Cao Bằng. (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)