Các bài học kinh nghiệm rút ra đối với phát triển kinh tế nông hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Lê Lai – huyện Thạch An – tỉnh Cao Bằng. (Trang 28)

4. Bốc ục của khoá luận

1.2.3. Các bài học kinh nghiệm rút ra đối với phát triển kinh tế nông hộ

Vit Nam nói chung và cho xã Lê Lai nói riêng * Đối vi Vit Nam

Chủ trương, chính sách về giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho kinh tế hộ (đất nông nghiệp 20 năm, đất lâm nghiệp 50 năm) đã nhanh chóng đi vào cuộc sống của hàng triệu hộ nông dân. Có như vậy các hộ nông dân mới yên tâm sản xuất và tập trung đầu tư trên đất đai được giao sử dụng lâu dài của mình. Từ đó diện mạo của kinh tế hộ nông dân Việt Nam đã thay đổi một cách cơ bản, nhất là ngày càng có nhiều đóng góp cho việc giải phóng sức sản xuất, nâng cao sản lượng nông nghiệp, mở mang ngành nghề mới, nâng cao thu nhập.

Trong kinh tế thị trường, việc tìm ra cây gì, con gì để cho sản xuất hàng hóa lớn đã khó, thì việc tiếp cận đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp mấy năm gần đây cũng đang khó khăn không kém. Đã thế, thị trường đầu vào của sản xuất nông nghiệp biến động rất bất lợi cho các hộ nông dân, giá lên cao liên tục, giao thông khó khăn, vốn ít nên khó khăn trong việc mua giá thấp với khối lượng lớn (mua buôn), mua lẻ thì giá lại rất cao, thiếu những nhà cung cấp tin cậy và ổn định, và còn thiếu cả thông tin để có cơ hội lựa chọn phương án tối ưu. Vì thế để thúc đẩy kinh tế nông hộ phát triển nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho người nông dân về giá vật tư nông nghiệp và thông tin về nhu cầu của thị trường.

Từ thực tế cho thấy để phát triển kinh tế nông hộ bền vững và có hiệu quả cao cần phát triển theo chiều sâu, trên cơ sở phát triển khoa học nông nghiệp, những tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin trong lựa chọn và tạo giống.

Cần phá vỡ tính tự phát trong sản xuất nông nghiệp của người nông dân, để làm được điều này nhà nước cần định hướng, hỗ trợ, tư vấn cho người nông dân trong phát triển kinh tế nông hộ.

20

* Đối vi xã Lê Lai

Phát triển kinh tế nông hộ phải gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Coi phát triển con người là động lực để phát triển sản xuất, phát triển xã hội và tiến bộ xã hội thực hiện mục tiêu cơ

bản mà Nhà nước đã đặt ra.

Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tế của xã đểđẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông hộ.

Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông hộ,

Đảng bộ, UBND xã đã chỉ đạo các ban ngành tìm mọi cách góp phần tăng năng suất cây trồng vật nuôi, xây dựng cơ cấu giống hợp lý, phù hợp với từng loại đất, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong canh tác.

Xã có chủ trương, giải pháp đúng đắn là khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, khai thác triệt để nguồn đất hiện có, áp dụng chính sách miễn thuế nông nghiệp ở những vùng mới khai hoang, có chính sách vay vốn hợp lý để người dân yên tâm đầu tư sản xuất. Tập trung thực hiện, chuyển đổi cơ

cấu sản xuất, thực hiện chuyển diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây hoa màu khác thực hiện đa dạng cây trồng, vật nuôi.

Cán bộ khuyến nông xã xuống tận các hộ nông dân để tìm hiểu những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của các hộ để có thể giúp các hộ đưa ra các giải pháp khắc phục.

Phát triển các ngành dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp để thúc

21

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cu đề tài

- Những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế nông hộ.

- Hộ nông dân thuộc địa bàn xã Lê Lai – huyện Thạch An – tỉnh Cao Bằng.

2.1.2. Phm vi nghiên cu đề tài

- Không gian: Đối tượng nghiên cứu 3 thôn thuộc xã Lê Lai mang những nét đặc trưng đại diện cho xã.

- Thời gian:

+ Thu thập số liệu về sự phát triển kinh tế nông hộ từ năm 2011- 2013, số liệu khảo sát thực trạng được điều tra năm 2013.

+ Thực tập từ tháng 2/2013 đến tháng 5/2013.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu.

- Khái quát về phát triển kinh tế nông hộ tại địa phương. - Thực trạng tình hình sản xuất của các hộđiều tra. - Kết quả nghiên cứu một số mô hình điển hình.

- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ

tại địa phương.

- Đề xuất một số giải pháp chung nhằm phát triển kinh tế nông hộ

tại địa phương.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

22

2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

- Trong đề tài có sử dụng các số liệu liên quan đến vấn đề văn hóa , xã hội đã công bố của các cơ quan thống kê, báo cáo của UBND xã Lê Lai - huyện Thạch An - tỉnh Cao Bằng.

- Thu thập thông tin từ các công trình khoa học, các báo cáo tổng kết, các bài viết có liên quan đến kinh tế nông hộ, từ các báo cáo, tạp chí, tổng hợp từ Internet…

2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện qua các phương pháp sau:

+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA)

Đi thực tế quan sát, đánh giá thực trạng, thu thập thông tin của các hộ

nông dân, các cán bộ tại nơi điều tra.

+ Phương pháp PRA

Trực tiếp tiếp xúc với người dân tại địa bàn nghiên cứu đặt ra những câu hỏi, những vấn đề người dân quan tâm từ đó tiến hành đàm thoại, phỏng vấn nhằm thu những thông tin, nắm được thực trạng của sản xuất, kinh doanh,

đời sống vật chất tinh thần, những khó khăn, nhu cầu của người dân.

Việc thực hiện phương pháp này nhằm đánh giá tiềm năng, nguồn lực từ đó đề ra những giải pháp thích hợp để phát triển kinh tế nông thôn vùng nghiên cứu trong hiện tại và tương lai.

+ Phương pháp điều tra hộ

Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra được xây dựng cho từng hộ bao gồm các thông tin như: Tên, tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, tổng số

nhân khẩu, số lao động chính…

Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phân tích SWOT, phương pháp quan sát, phương pháp thống kê phân nhóm, điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân theo phiếu điều tra đã in sẵn.

23

+ Phương pháp chọn mẫu

Lê Lai là xã vùng 2 của huyện Thạch An. Với 728 hộ và 3.004 nhân khẩu sinh sống ở 14 thôn trên địa bàn xã, các thôn trong xã cách khá xa nhau, một số thôn phân bố dọc theo tuyến đường 4A cũ và 4A mới. Với điều kiện địa hình của xã các thôn được chia làm 3 vùng. Vùng gần trung tâm gồm thôn Nà Danh, Nà Ngài, Bản Căm, Bó Pha. Vùng đồi núi thấp gồm có thôn Lũng Sượi, Nà keng, Nà Lình, Nà vàng, Nà Cốc và vùng cao xa trung tâm gồm các thôn Lũng Mòn, Nà sòng, Lũng Buốt, Bản Dăm, Phú Nho.

Dựa vào đặc điểm trên của các vùng tôi chọn ra 3 thôn: Lũng Mòn, Lũng Sượi, Bó Pha làm địa bàn nghiên cứu.

- Thôn Bó Pha nằm ở phía Nam giáp với Thị trấn Đông khê của huyện Thạch An. Đây là thôn có điều kiện thuận lợi về giao thông, kinh tế, cơ sở hạ

tầng đã được nâng cấp, trong thôn các hộ nông nhân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và một số hộ buôn bán vừa và nhỏ.

- Thôn Lũng Mòn nằm ở phía Tây giáp với xã Thái Cường. Đây là thôn có tổng diện tích đất lớn tuy nhiên đa phần là đồi núi, các hộ trong thôn sống cách xa nhau, đường vào các xóm vẫn còn đường đất, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, các hộ

dân trong thôn phần đa đều sản xuất nông nghiệp, một số ít kiêm thêm các nghề

phụ như thợ hồ, bốc vác, trình độ học vấn của người dân còn thấp.

- Thôn Lũng Sượi nằm ở phía Bắc giáp với xã Vân Trình. Thôn chạy dọc theo tuyến đường 4A, những hộ nông dân ở đây chủ yếu sản xuất nông nghiệp là chính và có hộ thì buôn bán nhỏ.

Qua quá trình điều tra được sự hướng dẫn của cán bộ tại địa phương. Tôi được biết trong 3 thôn có 125 hộ, tuy nhiên do điều kiện về thời gian có hạn nên tôi chỉ tiến hành điều tra với 45 hộ và tính toán theo tỉ lệ là:

+ Hộ Khá là 24 hộ chiếm 53,34 % trong tổng số hộđiều tra + Hộ Trung bình là 6 hộ chiếm 13,33 % trong tổng số hộđiều tra

24

+ Hộ Nghèo là 15 hộ chiếm 33,33 % trong tổng số hộđiều tra

Trên cơ sở đó tôi tiến hành điều tra nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu đại diện để nghiên cứu nhằm đạt được mục đích đề tài đã đặt ra.

+ Phương pháp phỏng vấn sâu

Đây là phương pháp được dùng trong điều tra nghiên cứu các hộ điển hình. Qua phỏng vấn sâu đề tài tìm hiểu các kỹ năng trong xây dựng phát triển kinh tế của các hộ, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các hộ khác.

+ Phương pháp chuyên gia

Để hiểu rõ hơn được thực trạng sản xuất của nông hộ, đặc biệt là các hướng phát triển, các giải pháp cho phát triển kinh tế nông hộ. Đề tài đã tham khảo ý kiến của lãnh đạo xã, cán bộ huyện phụ trách địa bàn xã , những người dân sản xuất giỏi trong trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, cây ăn quả…

2.3.2. Phương pháp phân tích và x lý s liu

- Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tôi tiến hành tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu.

- Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp, phương pháp so sánh.

- Toàn bộ số liệu sau điều tra và thu thập được lưu giữ và xử lý bằng phần mềm Excel.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1. H thng ch tiêu phn ánh điu kin sn xut kinh doanh ca nông h

- Diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ

- Số nhân khẩu bình quân/hộ

- Số lao động bình quân/hộ

- Trình độ văn hóa của chủ hộ hay của lao động chính - Vốn đầu tư sản xuất bình quân/ hộ

25

2.4.2. Các ch tiêu phn ánh đời sng thu chi ca nông h

- Tổng thu nhập của hộ - Cơ cấu các khoản thu - Thu nhập tính trên khẩu - Tổng chi của hộ - Cơ cấu các khoản chi 2.4.3. Các ch tiêu phn ánh kết qu sn xut và các công thc tính

Số liệu điều tra bằng bảng hỏi được xử lý dựa trên cơ sở thống kê toán học thông qua phần mền máy tính Excel.

Trong quá trình xử lý số liệu để đánh giá tình hình phát triển của kinh tế hộ tôi có sử dụng một số chỉ tiêu sau:

- Năng suất: Là chỉ tiêu cho biết sản lượng thu hoạch được trên một

đơn vị diện tích.

Năng suất = Sản lượng thu hoạch/Diện tích trồng

- Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sáng tạo ra trong một thời kì nhất định, thường là một vụ hoặc một năm.

GO = ∑Qi.Pi

Trong đó: Qi là sản lượng sản phẩm loại i Pi là đơn giá sản phẩm loại i Ý nghĩa:

- Làm căn cứđểđánh giá kết quả sản xuất của ngành nông nghiệp. - Là cơ sở để tính toán một số chỉ tiêu quan trọng khác như giá trị gia tăng, năng suất lao động.

- Chi phí trung gian (IC) ngành nông nghiệp là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ thực tế đã chi ra của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt và thuần dưỡng thú, dịch vụ nông nghiệp của tất cả các thành phần kinh tế trên

26 Ý nghĩa:

- Chi phí trung gian ngành nông nghiệp làm cơ sở để tính toán giá trị

gia tăng, từ đó đánh giá kết quả sản xuất nông nghiệp.

- Giá trị tăng thêm (VA) là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất ngành nông nghiệp. Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp chính là chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian của ngành nông nghiệp.

Ý nghĩa:

- Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp thể hiện kết quả sản xuất ngành nông nghiệp. Nó dùng đánh giá tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp (tốc độ phát triển hay tốc độ tăng trưởng GDP)

- Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp thể hiện vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

- Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp dùng tính toán các chỉ tiêu thống kê quan trọng khác: Như năng suất lao động, thu nhập hỗn hợp (MI), lợi nhuận (Pr)..

VA= GO – IC

Trong đó: GO là tổng giá trị sản xuất IC là chi phí trung gian

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần còn lại của giá trị gia tăng sau khi đã trừ đi khấu hao TSCĐ, thuế. Nó bao gồm tất cả các khoản thực còn mà đơn vị

sản xuất có được không phân biệt đó là lợi nhuận hay phần thu do chênh lệch.

MI = VA – T – A

Trong đó: MI là thu nhập hỗn hợp A là khấu hao tài sản cốđịnh T là các khoản thuế phải nộp

- Lợi nhuận sản xuất (Pr): Là chỉ tiêu phản ánh thu nhập ròng của quá trình sản xuất. Lợi nhuận càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.

Pr = VA – L

Trong đó: MI là thu nhập hỗn hợp L là lao động gia đình

27

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát về địa bàn xã Lê Lai

3.1.1. Đặc đim điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Xã Lê Lai là xã miền núi nằm ở phía bắc của huyện Thạch An cách Thị

trấn Đông Khê 1.5 km với tổng diện tích tự nhiên là 3.239,32 ha. - Phía Bắc giáp xã Vân Trình và xã Thị Ngân

- Phía Nam giáp Thị trấn Đông Khê và xã Đức Xuân - Phía Tây giáp xã Trọng Con và xã Thái Cường - Phía Đông giáp xã Thụy Hùng và xã Danh Sỹ

Đường địa giới 364 chủ yếu chạy theo sông suối và đỉnh núi.

Xã Lê Lai có vị trí rất thuận lợi, xã giáp với trung tâm huyện (Thị trấn

Đông Khê) có 02 đường QL 4A cũ và QL 4A mới nối huyện Thạch An với thành phố Cao Bằng, đường tỉnh lộ 208 nối huyện Thạch An với huyện Phục Hoà.

Địa hình xã Lê Lai tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi những dãy núi đá vôi và núi đất nằm rải rác và xen lẫn nhau [11].

Tóm lại: Với điều kiện vị trí địa lí của xã là gần với trung tâm huyện, có đường giao thông đi lại với các xã lân cận rất thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, từ việc đó các hộ nông dân có thể tiếp thu các ứng dựng khoa học kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất của người dân. Bên cạnh

đó với địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi đá nên việc bố trí cây trồng vật nuôi gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong sản xuất vì vậy hiệu quả sản xuất không cao.

3.1.1.2. Khí hậu, thủy văn

Theo số liệu kiểm kê của trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Cao Bằng, xã Lê Lai mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Lê Lai – huyện Thạch An – tỉnh Cao Bằng. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)