Những giải pháp chung

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Lê Lai – huyện Thạch An – tỉnh Cao Bằng. (Trang 84)

4. Bốc ục của khoá luận

4.2.1.Những giải pháp chung

4.2.1.1. Giải pháp về đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt, việc sử dụng ruộng đất hiệu quả có ý nghĩa to lớn đối với các hộ nông dân.

- Trước hết cần thực hiện triệt để chủ trương đổi mới về ruộng đất, thực hiện giao đất, giao rừng và chứng nhận quyền sở hữu lâu dài cho hộ nông dân, mà trước hết là đất nông nghiệp. Có như vậy các nông hộ mới yên tâm sản xuất và tập trung đầu tư trên đất đai được giao sử dụng lâu dài của mình.

- Trong chính sách giao đất phải đi liền với quy hoạch cụ thể, sao cho các nông hộ có thể chuyên canh, thâm canh, không còn tình trạng sản xuất và

đầu tư manh mún, không mang lại hiệu quả.

- Phát huy các quyền của chủ sở hữu trong luật đất đai như trao đổi, chuyển nhượng, cho thuê... nhằm tăng khả năng tích tụ và tập trung ruộng đất.

4.2.1.2. Giải pháp về chính sách

Nhà nước và Chính quyền có chính sách trợ giá đầu vào cho sản xuất. - Cung cấp các giống mới, vật tư nông nghiệp với giá ưu tiên hoặc ủng hộ

cho các hộ nghèo, hình thức này cần được khuyến khích duy trì để thâm canh tăng năng suất đến chừng mực nào đó thì thôi trợ cấp, nông dân vẫn tiếp tục sử

dụng để tăng sản lượng. Đây là mặt tích cực của chính sách hỗ trợđầu vào, đặc biệt đối với kinh tế tiểu nông như hiện nay, tác động nhanh đến việc gia tăng sản lượng, giúp nông dân chuyển sang sản xuất hàng hóa thích ứng với thị trường.

- Cần giải quyết tốt các chế độ chính sách ở vùng núi, cấp phát đủ số

lượng, đúng đối tượng trong các chương trình xóa đói giảm nghèo. - Tăng cường công tác dạy nghề và giải quyết việc làm.

- Tiếp tục vận động nhân dân và các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh tham gia đóng góp quỹ xóa đói giảm nghèo.

77

- Tiếp tục củng cố các tổ tương trợ hợp tác, hình thành các nhóm hộ

giúp nhau, trao đổi học tập lẫn nhau trong sản xuất để tự vươn lên.

- Triển khai cuộc vận động xoá đói giảm nghèo gắn với thực hiện công trình dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, xóa mù chữ và các chính sách xã hội khác.

4.2.1.3. Giải pháp về vốn

Cần có một cơ chế cho các nông hộ vay vốn phù hợp với điều kiện thực tế của xã, cụ thể phải là

- Cho vay đúng đối tượng: Đó là những đối tượng phải có nhu cầu thực sự để phát triển sản xuất, kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, đặc biệt ưu tiên cho các hộ nghèo đói, tập trung chủ yếu ở nơi còn nhiều khó khăn.

- Áp dụng những hình thức thế chấp và lãi suất phù hợp: Đối với những hộ giàu và trung bình cần có tài sản thế chấp hoặc vật tư đảm bảo một cách phù hợp, đối với nhóm hộ nghèo cần thực hiện chế độ tín dụng tài trợ, sử dụng hình thức cho vay thông qua các cơ sở quần chúng, như hội Phụ nữ, hội Nông dân... và cần có sựưu đãi về lãi suất cho các hộ nông dân trong nhóm hộ này.

- Tăng nguồn vốn cho vay: Phát triển mạnh mẽ hơn nữa quy trình cho vay đối với các hộ nông dân của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Củng cố và phát triển các hợp tác xã tín dụng, tăng cường vốn vay dài hạn và trung hạn thông qua các chương trình phát triển kinh tế.

- Cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ các nông hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả, với một mức vốn vay cụ thểđối với từng loại hộ mới mang lại hiệu quả tối ưu.

- Phải ưu tiên vốn cho phát triển một cách có trọng điểm, căn cứ vào đặc

78

4.2.1.4. Giải pháp về khoa học kỹ thuật

Trong điều kiện sản xuất phát triển theo hướng hàng hóa, sử dụng tiến bộ

khoa học kĩ thuật ngày càng có vai trò quan trọng và là động lực thúc đẩy hàng hóa phát triển. Khoa học phát triển là chìa khóa phát triển nông nghiệp hiện đại.

Ngày nay, ứng dụng khoa học kỹ thuật được thừa nhận là một trong những biện pháp kinh tế nhất trong sản xuất nông nghiệp. Người nông dân tiến hành sản xuất kinh doanh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì mới tăng nhanh được năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thay đổi chếđộ canh tác còn lạc hậu, sử dụng giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, đặc biệt là giống những cây con đặc sản. Thay đổi giống đi đôi với cải tiến hệ thống canh tác, công nghệ sau thu hoạch. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ

khoa học kỹ thuật trong sản xuất cho các cán bộ nông dân có một ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế trên địa bàn xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong sản xuất cần phải chú ý đến kỹ thuật nuôi trồng và chăm sóc, phòng trừ các loại dịch bệnh. Nâng cao kiến thức quản lý kinh doanh cho hộ

nông dân giúp hộ nông dân nắm bắt được của thị trường một cách kịp thời nhằm nâng cấp hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ.

4.2.1.5. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng

- Cơ sở hạ tầng là tiền đề để các nông hộ phát triển sản xuất hàng hoá, cơ sở của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Bao gồm

điện, đường, trường, trạm, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. - Cần tập trung hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn với quan điểm Nhà nước và nhân dân cùng làm, giao thông nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng từ việc mở rộng thị trường và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Mở rộng các hệ thống thông tin liên lạc: Kinh tế càng phát triển, yêu cầu lượng thông tin càng nhiều, cần sớm trang bị thông tin điện thoại.

79

- Cần hoàn thiện hệ thống trạm xá cũng như đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe cho người dân một cách tốt nhất.

4.2.1.6. Giải pháp về thị trường

Nhà nước cũng như chính quyền cơ sở có vai trò quan trọng trong việc

điều tiết giá thông qua các chính sách như thuế, trợ giá các yếu tốđầu vào.

Đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, Nhà nước cũng như chính quyền cơ sở cần khuyến khích các doanh nghiệp ký kết các hợp đồng tiêu thụ

sản phẩm cho các hộ nông dân, trên cơ sở đó hình thành các kênh lưu thông hàng hóa lớn phục vụ cho việc tiêu thụ nông sản trong vùng.

Bên cạnh đó cần khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ bảo hiểm rủi do về giá nông sản cho các hộ nông dân trên địa bàn theo nguyên tắc thỏa thuận tự nguyện đôi bên cùng có lợi. Nhà nước cũng như chính quyền cơ sở cần có các chính sách hợp lý để tránh tình trạng tư thương ép giá nông sản.

4.2.2. Nhng gii pháp c th

4.2.2.1. Giải pháp cho nhóm hộ khá

Đối với các hộ trong nhóm này có tiềm năng về đất đai, về vốn cũng như

khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật vì vậy các hộ trong nhóm phải đi đầu trong việc áp dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới nhằm nâng cao năng suất cũng như phẩm chất nông sản. Đối với các hộ có có đất đai rộng lớn nên mở rộng quy mô sản xuất theo hướng nông trại nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

4.2.2.2. Giải pháp cho nhóm hộ trung bình

Đối với nhóm hộ trung bình thì đây là các hộ cũng có những tiềm lực nhất định trong phát triển kinh tế tuy nhiên họ chưa mạnh dạn trong việc đầu tư thâm canh vào sản xuất. Đối với các hộ trong nhóm này để nâng cao hiệu quả kinh tế thì họ cần chủđộng trong việc tiếp thu những tiến bộ về khoa học nông nghiệp như việc sử dụng các loại cây trồng vật nuôi có năng suất cao,

80

phẩm chất tốt, cũng như kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc chúng. Vấn đề thiếu vốn sản xuất thì các hộ cần vay thêm từ bên ngoài để mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong thời gian tới.

4.2.2.3. Giải pháp cho nhóm hộ nghèo

- Về trồng trọt: Trong thời gian tới nên mạnh dạn vay vốn để đầu tư

thâm canh, đưa những giống cây trồng có năng suất cao vào sản xuất. Tích cực học hỏi trao đổi kinh nghiệm sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Về chăn nuôi: Chủ yếu các hộ chăn nuôi theo quy mô gia đình, tự

cung tự cấp, hệ thống chuồng trại đã cũ, lạc hậu nên hiệu quả sản xuất chưa cao. Các hộ này nên cải thiện hệ thống chuồng trại đầu tư mua con giống mới có năng suất cao nuôi với quy mô lớn hơn nhằm phục vụ ngay cho sản xuất nông nghiệp của gia đình bên cạnh đó đem lại thu nhập lớn. Ngoài ra, nên tận dụng các sản phẩm từ trồng trọt để làm thức ăn chăn nuôi vừa tránh lãng phí lại tiết kiệm chi tiêu cho gia đình. Phát triển đàn gia cầm vốn có của hộ lên số

lượng lớn hơn, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa đem lại một nguồn thu nhập cho hộ. Do trình độ nhận thức còn hạn chế các chủ hộ nên mạnh dạn tiếp cận các kiến thức mới, chịu khó học hỏi trao đổi kinh nghiệm sản xuất thông qua các chương trình khuyến nông khuyến lâm của xã. Mạnh dạn vay vốn mở

rộng sản xuất của hộ.

- Tóm lại, đối với nhóm hộ Nghèo họ còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp chính quyền địa phương cần có các chính sách hỗ trợ để họ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có thể phát triển sản xuất như: mở các lớp phổ biến, trang bị kiến thức, trao

đổi kinh nghiệm sản xuất. Đẩy mạnh công tác khuyến nông trên địa bàn giúp

đỡ người dân khi họ gặp khó khăn trong trồng trọt, chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho họ vay vốn phát triển sản xuất.

81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Sau khi nghiên cứu đề tài: ‘‘Đánh giá thực trang phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Lê Lai – huyện Thạch An – tỉnh Cao Bằng”. Từ kết quả

nghiên cứu về thực trạng phát triển kinh tế nông hộ tại xã Lê Lai – huyện Thạch An – tỉnh Cao Bằng tôi đưa ra kết luận như sau:

Xã Lê Lai là miền núi nằm ở phía Bắc của huyện Thạch An. Nhìn chung, nhân dân trong xã thu nhập chủ yếu từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm 60,10% tổng giá trị sản xuất kinh doanh của xã.

Các nông hộ đã có những tư duy mới trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều hộđã mạnh dạn phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, lựa chọn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó các hộđã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, lựa chọn các cây trồng, con giống đem lại năng suất cao nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Do đó giá trị sản xuất của hộ liên tục tăng qua các năm, năm 2013 GO/hộđạt 40,36 triệu đồng.

Đất đai của xã Lê Lai rộng lớn với tổng diện tích đất nông nghiệp là 2.896,39 (năm 2013) là điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển sản xuất của các hộ dân trên địa bàn xã.

Lao động của xã tương đối dồi dào với 1.842 người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên số lượng lao động chưa qua đào tạo còn nhiều nên việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả sản xuất chưa cao.

Ngoài ra chính quyền địa phương cũng có các chính sách hỗ trợ các hộ

nông dân phát triển sản xuất như chính sách vay vốn ưu đãi, chính sách trợ

giá giống, phân bón,… Các hoạt động khuyến nông cũng được đẩy mạnh như

mở các lớp tập huấn kỹ thuật mới, xây dựng mô hình trình diễn… cung cấp cho người nông dân những kiến thức mới, cập nhật thông tin thị trường để có

82

những quyết định sản xuất thích hợp nâng cao kiến thức quản lý và khả năng nắm bắt thị trường.

Bên cạnh những mặt đạt được xã Lê Lai vẫn còn những mặt tồn tại cơ

bản đòi hỏi cần có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền. Đó là chưa rõ ràng trong định hướng sản xuất lâu dài của nông hộ, sản xuất nông nghiệp

ở xã vẫn mang tính thuần nông, nhỏ lẻ, mang tính chất tự cung tự cấp, chưa có quy hoạch cụ thể trong sản xuất nông nghiệp. Khả năng sử dụng đất đai còn kém, hiệu quả sử dụng vốn vay còn thấp.

Đối với các hộ nông dân nghèo, cần tổ chức hướng dẫn việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hộ theo hướng hàng hóa. Phổ biến kỹ thuật đầu tư

thâm canh giống mới vào sản xuất nông nghiệp.

Thực hiện các giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm thúc đẩy kinh tế nông hộ

của xã Lê Lai phát triển cần phải đi đôi với việc giải quyết các vấn đề xã hội, gắn với việc bảo vệ tài nguyên môi trường, trong quá trình phát triển, có thể

sẽ nảy sinh những vấn đề mới cần giải quyết, khi đó cần bổ sung thêm các giải pháp mới để có thể tiếp tục đưa xã Lê Lai phát triển bền vững và đúng hướng trong những năm tiếp theo với một cơ cấu các ngành hợp lý.

2. Kiến nghị

* Đối với Nhà nước

Nhà nước sớm ban hành các chủ trương, chính sách quy định một cách cụ thể đối với ngành sản xuất nông - lâm nghiệp. Về vấn đềđầu tư vốn ưu đãi, việc thu mua và chế biến nông sản sản phẩm, việc đầu tư xây dựng các chương trình dự án. Cần phải thực tế mang tính khả thi cao phù hợp nhu cầu sử dụng và thích hợp với từng miền cụ thể.

* Đối với cơ quan quản lý địa phương

- Tăng cường mở các lớp tập huấn phổ biến kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi tới người dân địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

83

- Cử cán bộ khuyến nông xuống địa bàn trao đổi và giúp đỡ người dân. - Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước tới người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các hội thảo, hội nghị…

- Tổ chức cho người dân tham quan học hỏi kinh nghiệm của các mô hình phát triển kinh tế giỏi điển hình trên địa bàn.

- Áp dụng tốt các tiêu chí của nông thôn mới vào quá trình xây dựng và phát triển xã hội của xã.

- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, kiện toàn bộ máy, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức chính quyền tại địa phương.

- Chú trọng đầu tư, xây dựng hệ thống thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp.

* Đối với người dân

- Mạnh dạn chuyển đổi các giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế

thấp sang những loại cây trồng, vật nuôi có năng suất và giá trị kinh tế cao hơn. - Tích cực học hỏi khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tìm tòi sáng tạo ra bước đi mới mang tính đột phá.

- Xây dựng chuồng trại kiên cố, thoáng mát, đảm bảo yêu cầu vệ sinh. - Thực hiện cơ giới hóa đưa máy móc vào đồng ruộng nhằm giảm thiểu thời gian, công lao động và nâng cao năng suất.

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Các khóa luận của sinh viên khóa trước có liên quan đến kinh tế hộ nông dân và phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 2. Nguyễn Thị Châu (2011), “Bài giảng kinh tế phát triển nông nghiệp”, Đại

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Lê Lai – huyện Thạch An – tỉnh Cao Bằng. (Trang 84)