Cùng với sự phát triển kinh tế cũng như quá trình đô thị hóa ngày càng cao dẫn tới sự gia tăng về nhu cầu của người dân về thị trường bánh kẹo ngày càng đa dạng hơn. Hiện tại, xu hướng trên thị trường cho thấy, việc tiêu thụ bánh quy và bánh kẹo có thể chuyển hướng sang các sản phẩm ít đường do ý thức về sức khỏe của người tiêu dùng và ngày càng đang quan tâm tới những sản phẩm ngon, có chất lượng, hơn là nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Chính vì vậy trên thị trường bánh kẹo Thừa Thiên Huế các hãng bánh kẹo đang cạnh tranh nhau khốc liệt, tiêu biểu là các công ty bánh kẹo Việt Nam như Hữu Nghị, Kinh Đô, Hải Hà, Bibica và các tập đoàn từ nước ngoài như Onion, Blue Star,… Chính vì có quá nhiều sự lựa chọn cũng như sản phẩm của các công ty ngày càng đa dạng về mẫu mã, chất lượng nên nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng khắc khe hơn trước. Các công ty ngày càng đưa ra nhiều chính sách về giá, khuyến mãi để cạnh tranh giành thị phần.
Mặt khác, trên thị trường Thừa Thiên Huế, các công ty còn phải chịu sự cạnh tranh của hàng giả hàng nhái, lượng hàng hóa này được bán một cách công khai trên thị trường, khiến người tiêu dùng rất khó phân biệt được. Hơn nữa các cục ban ngành kiểm tra thực phẩm trên địa bàn dường như vẫn chưa thật sự kiểm soát được các mặt hàng này. Các sản phẩm hàng giả hàng nhái này là một phần nguyên nhân của việc phá giá, gây biến động giá cả của thị trường bánh ngọt trên địa bàn. Tình trạng này càng khó kiểm soát nhất trong các mùa cao điểm của thị trường bánh ngọt như vào các dịp lễ, đặt biệt là Tết, khi mà nhu cầu về bánh kẹo của người tiêu dùng tăng cao. Chính vì vậy, để bình ổn giá cũng như tạo sự cạnh tranh công bằng cho các công ty bánh kẹo, chính quyền và các cơ quan có thẩm quyền cần có các chính sách để siết chặt vấn đề này hơn nữa.