Thị trường bánh kẹo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng dòng sản phẩm bánh Topcake của công ty TNHH TM DV Tấn Thành trên địa bàn thành phố Huế (Trang 34)

Là nước đông dân thứ 13 thế giới, với mức tăng trưởng dân số 1,1%/năm, Việt Nam có nền tảng khách hàng lớn có nhu cầu về các sản phẩm bánh kẹo. Hơn thế, do một lượng lớn bánh kẹo được tiêu thụ chủ yếu ở các khu vực đô thị, nên tốc độ đô thị hóa nhanh của Việt Nam cũng đang trở thành nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu bánh kẹo.

Theo kinh nghiệm từ các nước như Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc, sự chi phối của quá trình phát triển kinh tế đối với sự phát triển của thị trường bánh kẹo dẫn tới sự gia tăng về nhu cầu ở các phân khúc trong thị trường này.

Hiện tại, xu hướng trên thị trường cho thấy, việc tiêu thụ bánh quy và bánh kẹo có thể chuyển hướng sang các sản phẩm ít đường do ý thức về sức khỏe của người tiêu dùng, với tốc độ tăng trưởng hơn 8%/năm. Trong khi đó, thị trường bánh nướng tươi (bánh mì, bánh ngọt…) và bánh quy khô tiềm năng hơn

các sản phẩm kẹo, đặc biệt là phân khúc bánh quy mặn và bánh quy giòn do các loại này ít đường hơn.

Có một điểm đặc biệt trong xu hướng tiêu dùng tại thị trường này là người tiêu dùng Việt Nam đang quan tâm tới những sản phẩm ngon và có chất lượng, hơn là nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Đây là cơ hội phát triển cho các công ty nước ngoài vào thị trường Việt Nam cũng như các công ty trong nước.

Thị trường nội địa chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các công ty sản xuất bánh kẹo trong nước có truyền thống lâu đời như Kinh Đô, Hải Hà, Bibica và Hữu Nghị. Sản phẩm của các công ty này được nhiều thế hệ người Việt Nam ưa chuộng. Một trong những nguyên nhân là các doanh nghiệp trong nước có lợi thế trong việc nắm bắt khẩu vị và thị hiếu của người dân.

Tuy nhiên, các công ty nước ngoài cũng đã xây dựng được vị thế vững mạnh bao gồm các công ty chuyên về bánh kẹo (như Perfetti Van Melle) và các tập đoàn hàng tiêu dùng đa dạng (như Orion, Blue Star, Kraft, Nestlé). Các công ty này đem tới thị trường Việt Nam những nhãn hiệu quốc tế và sản phẩm chất lượng thượng hạng. So với các nhà sản xuất trong nước, các thương hiệu nước ngoài vượt trội về công nghệ, sự đổi mới và danh mục sản phẩm đa dạng, có sức hút với người tiêu dùng trong nước. (Nguồn: Baodautu.vn)

Hơn nữa ngành bánh kẹo vẫn được biết đến là một trong những ngành có tốc tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam. Vai trò ngành sản xuất bánh kẹo ngày càng được khẳng định khi giữ tỷ trọng lớn trong ngành kỹ nghệ thực phẩm (tăng từ 20% lên 40% trong gần 10 năm trở lại đây). Trong 2 năm trở lại đây, do ảnh hưởng từ suy giảm kinh tế, thị trường bánh kẹo Việt Nam đã tăng trưởng với một tốc độ chậm hơn. Theo báo cáo mới nhất của BMI, tăng trưởng doanh thu của ngành năm 2013 là 9.95%, thấp hơn so với mức 11.44% năm 2012 và 22.2% của năm 2011. Mặc dù vậy, thị trường bánh kẹo Việt Nam được đánh giá là hấp dẫn khi vượt xa mức tăng trưởng trung bình 3% của khu vực Đông Nam Á và 1.5% của thế giới.

Trong dài hạn, nghành bánh kẹo tiếp tục được nhận định có tiểm năng phát triển mạnh nhờ các yếu tố như cơ cấu dân số trẻ, nhận thức về sức khỏe

ngày càng nâng cao, cùng với dòng vốn đầu tư vào ngành đang gia tăng. (Nguồn: Báo cáo ngành bánh kẹo Việt Nam năm 2014)

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng dòng sản phẩm bánh Topcake của công ty TNHH TM DV Tấn Thành trên địa bàn thành phố Huế (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w