Vai trò của khuyến nông tới tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của khuyến nông trong quá trình xây dựng Nông thôn mới tại xã Long Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 60)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động là một xu hướng tất yếu của quá trình phát triển nông thôn ở nước ta nói chung và trên đại bàn xã Long Khánh

nói riêng nhất là trong giai đoạn hiện nay theo hướng công nghiệp hóa, hiện

đại hóa, tăng giá trị sản xuất các sản phẩm hàng hóa trên cơ sở phát huy thế

mạnh của địa phương. Đây là chủ trương, định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.

Cơ cấu lao động của địa phương bước đầu đã chuyển biến tích cực. Sau 3 năm thực hiện xây dựng NTM, cơ cấu lao động ngành nghề của xã đã có sự

Bảng 4.11: Cơ cấu kinh tế xã Long Khánh qua 3 năm 2011 - 2013 (Đơn vị: %) STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Cơ cấu nông nghiệp 75,51 71,32 68,67 2 Cơ cấu công nghiệp - tiểu thủ công

nghiệp và xây dựng 14,42 17,03 18,53

3 Cơ cấu thương mại dịch vụ 10,07 11,65 12,8

( Nguồn UBND xã Long Khánh)

Qua bảng 4.11 ta thấy tỷ trọng nông nghiệp năm 2010 là 80,3% đến năm 2013 giảm xuống còn 68,67%. Tỷ trọng ngành Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và ngành Dịch vụ cũng đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên sự chuyển biến còn tương đối chậm. Do vậy xã phấn

đấu đến năm 2015, tỷ trọng nghành nông nghiệp giảm xuống còn 60%, tỷ trọng Công nghiệp - TTCN & XD chiếm 25% và tỷ trọng về Dịch vụ chiếm 15% so với tổng cơ cấu kinh tế toàn xã. Duy trì ổn định tăng trưởng kinh tế 16% trở lên, tăng giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích canh tác đạt 26 triệu đồng/ha/năm.

Cùng với đó tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên của xã cũng có hướng chuyển biến ngày càng tích cực. Tỷ lệ đó được thể hiện rõ ở bảng sau:

Bảng 4.12: Tình hình lao động xã Long Khánh STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 1 Tổng dân số toàn xã 2850 100,0 2980 100,0 3065 100,0 2 Dân số trong độ tuổi lao động 1468 51,51 1580 53,02 1692 55,2 3 Lao động có việc làm thường xuyên 1230 72,70 1370 81,0 1438 85,0

(Nguồn UBND xã Long Khánh)

Qua bảng 4.12 ta thấy tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên tăng theo từng năm. Năm 2011 chỉ đạt 72,7% nhưng đến năm 2013 đã tăng lên 85% chỉ còn thiếu 5% xã sẽđạt tiêu chí theo bộ tiêu chí Quốc gia về NTM.

Năm 2011 toàn xã có 64 hộ tham gia hoạt động dịch vụ bao gồm: 24 hộ thương nghiệp, 6 hộ làm dịch vụ ăn uống, 6 hộ chế biến lâm sản, 8 hộ làm dịch vụ giết mổ, 3 hộ dịch vụ may mặc, 5 hộ dịch vụ sửa chữa, 10 hộ làm dịch vụ say xát, 2 hộ khai thác vật liệu xây dựng. Ngoài ra nhân dân còn mua sắm các loại máy nông nghiệp để phục vụ sản xuất như xe công nông, xe trâu, máy cày, máy tuốt lúa.

Sau 3 năm, về cơ bản xã không có sự thay đổi về ngành nghề, dịch vụ. Theo số liệu thống kê của UBND xã thì tăng thêm 3 hộ là dịch vụ giải trí, 2 hộ làm dịch vụ ăn uống, 2 hộ dịch vụ sửa chữa, 5 hộ dịch vụ thu mua nông sản và 5 hộ bán hàng tạp hóa. Ngoài ra các thôn, bản cũng tăng thêm 10 hộ buôn bán nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu cơ bản của người dân và đã đưa ngành nghề dịch vụ của xã lên 12,8%. Người dân cũng đã mua sắm thêm nhiều loại máy nông nghiệp phục vụ cho sản xuất như xe công nông tăng 10 cái, máy cày tăng 108 cái, máy tuốt lúa tăng 52 cái. Nhờ đó sức lao động của người dân được giải phóng, thu nhập tăng lên, cuộc sống của người dân được cải thiện.

Tuy nhiên trong tiêu chí này thì công tác khuyến nông chưa phát huy hết vai trò của mình, cụ thể như chưa đưa các lớp đào tạo nghề đến cho nông dân, chưa liên kết được nhà nông và nhà doanh nghiệp do đó sản phẩm nông nghiệp thường bị ép giá, thu mua không tập trung, dịch vụ nông nghiệp còn yếu đặc biệt là vấn đề thị trường và vấn đề bảo quản nông sản vẫn chưa được CBKN quan tâm.

Để chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động ở nông thôn đáp ứng yêu cầu của chương trình xây dựng NTM thì công tác đào tạo giúp nông dân chuyển nghề có vai trò đặc biệt quan trọng. Muốn đào tạo có hiệu quả thì cần lựa chọn nghề phù hợp với nguyện vọng của người dân và đưa dự án phát triển sản xuất theo quy hoạch NTM. Mở rộng và phát triển loại hình kinh doanh của các cơ sở chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ ăn uống.

Đưa các lớp đào tạo nghề đến cho người dân góp phần tạo công ăn việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế.

4.3.4. Vai trò của khuyến nông tới hình thức tổ chức sản xuất

vậy, khuyến nông có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển giao TBKT, cho các hộ gia đình để họ tự phát triển kinh tế hộ gia đình. Trồng cây gì, nuôi con gì để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Về kinh tế trang trại trên toàn xã có 7 mô hình trang trại chủ yếu theo mô hình VAC thu hút khoảng 24 lao động.

Trên địa bàn xã có 1 HTX khai thác vật liệu xây dựng do ông Lê Văn Thịnh (bản 7) làm chủ nhiệm, còn các hình thức tổ chức sản xuất khác đều ở

quy mô hộ gia đình và các tổ đi làm công, làm thuê. Ngoài ra còn có 6 cơ sở

chế biến lâm sản (sản xuất ván gỗ ép) tuy nhiên quy mô còn nhỏ, vốn đầu tư

còn ít, và thị trường tiêu thụ không ổn định.

Theo bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM thì tiêu chí hình thức tổ

chức sản xuất chưa đạt. Do vậy trong thời gian tới các cơ quan chức năng cũng như CBKN cần quan tâm hơn nữa tới các hoạt động sản xuất của người dân trong địa phương nhằm phát triển kinh tế. Cụ thể như sau:

- Cần phải tiến hành cuộc vận động dồn điền đổi thửa, xây dựng mô hình sản xuất lúa có năng suất cao với diện tích là dự kiến là 60 ha.

- Chuyển đổi ruộng kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản với diện tích dự kiến là 15 ha.

- Áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, giảm thiểu lao động trực tiếp và rút bớt lao động từ nông nghiệp sang các lĩnh vực ngành nghề khác tháo gỡ

khó khăn cơ bản, giải phóng sức lao động đối với sản xuất nông nghiệp. - Quy hoạch và triển khai thực hiện các vùng sản xuất cây có giá trị

kinh tế cao, phát triển cây ngô, sắn theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Mở rộng và phát triển loại hình kinh doanh của doanh nghiệp chế

biến lâm sản (sản xuất gỗ ván ép), góp phần tạo công ăn việc làm cho nhân dân trong xã và thúc đẩy phát triển kinh tế rừng.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của khuyến nông trong quá trình xây dựng Nông thôn mới tại xã Long Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)