Bảo Yên là địa phương có địa hình khá phức tạp, nhiều thành phần dân tộc cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn. Bởi vậy được sự chỉđạo của tỉnh, các cấp các ngành, các thành viên Ban chỉ đạo huyện phụ trách xã, thôn đã phối hợp với Ban chỉ đạo xã hướng dẫn đôn đốc các xã rà soát về trình tự, nội dung, thứ tự các danh mục ưu tiên đầu tư, trên cơ sởđó xác định nhu cầu đầu tư còn lại để hoàn thành tiêu chí nông thôn mới. UBND huyện thành lập tổ rà soát đề án xây dựng NTM cấp xã, Văn phòng Điều phối tỉnh rà soát đề án 4
xã (Nghĩa Đô, Yên Sơn, Việt Tiến, Vĩnh Yên), các xã còn lại do thành viên BCĐ phụ trách xã phối hợp với BCĐ xã rà soát, tham vấn ý kiến của nhân dân đểđiều chỉnh bổ sung sát với thực tế từng địa phương. Để người dân hiểu
được các chủ trương, chính sách trong xây dựng NTM thì công tác tuyên truyền, vận động luôn được chú trọng. Đặc biệt là sự đóng góp của CBKN, luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, mở các lớp tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn với các nội dung phong phú về sản xuất nông nghiệp giúp người dân phát triển sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống.
Sau 3 năm thực hiện đạt được kết quả như sau: Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 42.168 tấn (đạt 101,6%KH). Tổng đàn trâu toàn huyện 17.300 con (không tính số xuất bán 3.082 con). Năm 2013 toàn huyện đã trồng được
2.373,3 ha rừng sản xuất, trồng mới 25 ha chè nâng tổng diện tích chè toàn huyện lên 254 ha. Thành lập 2 hợp tác xã tại xã Nghĩa Đô, Việt Tiến hoạt
động dịch vụ sản xuất nông lâm nghiệp, ngoài ra toàn huyện có 162 hộ gia
đình tự nguyện hiến 47.200 m2 đất và hàng trăm nghìn ngày công lao động làm đường giao thông nông thôn. Cuối năm 2013, toàn huyện có 139 km
đường giao thông nông thôn được bê tông hóa (năm 2012: 66,8 km, năm 2013: 72,2 km), rải đá cấp phối 19,9 km, mở mới 7,1km. Huyện đầu tư xây dựng 31 điểm trường mầm non, đến nay 30/31 công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Xây dựng được 3.384/4.215 nhà tiêu hợp vệ sinh, 3.608/4.312 chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, đào 7.960/11.035 hố thu gom và sử lý rác thải, 10.213/10.385 hộ gia đình có vườn rau đủ ăn theo mùa, 10.271/11.300 hộ gia đình có nhà bếp sạch sẽ, 9.394/10.709 hộ có đường vào nhà thông thoáng sạch sẽ, không lầy lội. Cuối năm 2013 kết quảđạt được như sau: 01 xã đạt 10/19 tiêu chí (Yên Sơn), 1 xã đạt 9/19 tiêu chí (Việt Tiến), 1 xã đạt 8/19 tiêu chí (Nghĩa Đô), 1 xã đạt 7/19 tiêu chí (Long Phúc), 02 xã đạt 7/19 tiêu chí (Vĩnh Yên, Lương Sơn, Long Khánh), các xã còn lại đạt từ 2 - 5 tiêu chí [17].
Bảo Yên là huyện miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên nhận thức của một bộ phận nông dân còn hạn chế, tâm lý trông chờ ỷ lại của một bộ phận nhân dân còn nặng nề. Năng lực của hệ thống chính trị
BCĐ xây dựng NTM các cấp tiếp tục tập trung vào công tác chỉ đạo, điều hành, đôn đốc và hướng dẫn các xã trong công tác quản lý thực hiện quy hoạch và đề án đã được phê duyệt. Chú trọng công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ làm công tác xây dựng NTM các cấp. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai thực hiện, công tác tuyên truyền lồng gắn với các phong trào thi đua yêu nước, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...để thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia và tạo thành phong trào rộng rãi, kịp thời phát hiện, biểu dương, nhân rộng các tập thể, cá nhân, gương điển hình tiên tiến có cách làm hiệu quả cao.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Những hoạt động Khuyến nông liên quan đến chương trình xây dựng
NTM tại xã Long Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2013.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò của khuyến nông trong quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2013 tại xã Long Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Long Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2011 - 2013.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu từ ngày 15 tháng 1 năm 2014 đến ngày 20 tháng 5 năm 2014.
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Long Khánh, huyện Bảo Yên , tỉnh Lào Cai.
- Công tác xây dựng NTM tại xã Long Khánh.
- Vai trò của khuyến nông trong quá trình xây dựng NTM trên địa bàn xã Long Khánh.
- Một số giải pháp về công tác khuyến nông trong xây dựng NTM.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Thông tin thứ cấp: Thu thập thông tin số liệu thứ cấp là phương pháp
thu thập thông tin, số liệu có sẵn trong các báo cáo hoặc trong các tài liệu đã công bố. Các thông tin này thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng, dự án bao gồm:
- Báo cáo điều kiện tự nhiên xã Long Khánh.
- Báo cáo phát triển Kinh tế - Xã hội xã Long Khánh. - Đề án xây dựng NTM xã Long Khánh.
- Báo cáo kết quả thực hiện xây dựng NTM năm 2013. - Các tài liệu khác có liên quan.
- Sách báo, tài liệu qua mạng internet.
* Thông tin sơ cấp: Là phương pháp thu thập thông tin, số liệu chưa từng công bố ở bất kì tài liệu nào người thu thập có được thông qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng những phương pháp khác nhau như: Phỏng vấn, tìm hiểu, quan sát trực tiếp, đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân, ý kiến của các CBKN, cán bộ phòng ban, từ đó đưa ra những nhận xét cụ thể. Để thu thập số liệu ta tiến hành điều tra thông qua phiếu điều tra một số hộ nông dân trong vùng đại diện về mặt vị trí địa lý, hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Cách chọn mẫu đơn vịđiều tra gồm 3 bản:
+ Bản 4: Có trụ sở UBND đặt tại bản, có vài hộ buôn bán dịch vụ nhỏ
còn lại đa số là các hộ kiêm nông nghiệp, cây trồng chính là lúa ngoài ra người dân còn trồng thêm ngô, sắn và cây lâm nghiệp. Tổng số hộ là 92 hộ.
+ Bản 7: Là bản có đường quốc lộ 70 đi qua, có chợ phiên nằm trên địa bàn nên có nhiều hộ buôn bán, dịch vụ vừa và nhỏ do vậy có điều kiện để phát triển kinh tế hơn, tổng số hộ là 84 hộ.
+ Bản 9: Là bản nằm ở xa trung tâm xã, nằm dưới chân dãy núi Con voi. Đường đi lại khó khăn, chưa có điện lướng quốc gia, ngoài cây lúa là cây trồng chính thì các hộ còn trồng ngô và sắn cũng rất được chú trọng phát triển.Tổng số hộ là 35 hộ.
- Điều tra nông hộ: Tiến hành điều tra ngẫu nhiên 50 hộ nông dân bao gồm các hộ khá , hộ nghèo và hộ cận nghèo của 3 bản trên. Với hệ thống các câu hỏi đã được định sẵn trong bảng hỏi.
Lập danh sách các hộ khá giả, cận nghèo và nghèo và chọn ngẫu nhiên số hộ trong các danh sách này cụ thể như sau:
+ Danh sách các hộ nghèo chọn ngẫu nhiên 3/12 hộ với khoảng cách 4 hộ chọn ra 1 hộđểđiều tra bảng hỏi.
+ Danh sách các hộ cận nghèo chọn ngẫu nhiên 23/92 hộ với khoảng cách 4 hộ chọn ra 1 hộđểđiều tra bảng hỏi.
+ Danh sách các hộ khá chọn ngẫu nhiên 24/96 hộ với khoảng cách 4 hộ chọn ra 1 hộđểđiều tra bảng hỏi.
- Phỏng vấn bán cấu trúc cán bộ chính quyền xã, cán bộ trong bản xây
dựng NTM.
- CBKN và những người am hiểu trong Hội Phụ nữ, Hội Nông dân.
3.3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
- Từ các số liệu thu thập được qua quá trình điều tra tôi tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu theo từng nội dung.
- Phương pháp đối chiếu so sánh: So sánh những tiêu chí về quy hoạch, về hạ tầng kinh tế xã hội, về kinh tế và tổ chức sản xuất, về văn hóa - xã hội - môi trường và về hệ thống chính trị trước và sau khi có đề án xây dựng xã NTM và chỉ ra những tiêu chí mà xã đã đạt được và chưa đạt được.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Sử dụng phương pháp này
để tổng hợp các số liệu thu thập được sau đó xử lý trên bảng excel, phân tích và
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1.Vị trí địa lý
Long Khánh là xã miền núi nằm ở phía Tây Nam của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm huyện lỵ 20 km theo quốc lộ 70. Phía Đông giáp với sông Chảy và xã Việt Tiến của huyện Bảo Yên. Phía Tây giáp với xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Phía Bắc giáp với xã Lương Sơn và xã Long Phúc của huyện Bảo Yên. Phía Nam giáp với xã An Lạc, xã Khánh Hòa của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
4.1.1.2. Địa hình
Long Khánh là xã có địa hình tương đối phức tạp, có độ dốc lớn, hơn 80% là đồi núi và bị chia cắt mạnh, nhiều núi cao, sườn dốc, khe sâu, vực thẳm, thung lũng hẹp. Điểm cao nhất của xã là dãy núi Con Voi cao 1120m so với mực nước biển (đây là vị trí cao nhất của huyện Bảo Yên). Về tổng thể, Long Khánh có 3 dạng địa hình chính:
-Dạng thứ nhất là địa hình núi cao chiếm trên 50% diện tích.Tiêu biểu cho dạng địa hình này là dãy núi Con Voi với độ cao trên 1000 m, ngoài ra trên địa bàn còn có nhiều đỉnh núi cao nằm rải rác khắp nơi với thảm thực vật phong phú,
nhiều loại cây thuốc nam quý, nhiều loại gỗ có giá trị kinh tế cao như: Lim, sến, táu,... và nhiều loại động vật quý hiếm như: Gấu, khỉ, lợn rừng...
-Dạng thứ hai là đồi núi dốc bắt nguồn từ những dãy núi phía Tây Nam chạy dài sang phía Đông. Ngoài ra còn có các đồi núi thấp, những quả đồi, gò nhỏ có độ cao trung bình trên dưới 50 m so với mặt bằng các cánh đồng. Chân những quả đồi, gò nhỏ này là những cánh đồng tương đối màu mỡ thuận lợi cho phát triển cây lương thực, cây ăn quả như: Lúa, ngô, sắn, cam, quýt...
-Dạng thứ ba là phần đất phù sa do Sông Chảy bồi tụ, tuy diện tích không lớn bởi đoạn Sông Chảy qua địa bàn xã ngắn (3,2 km) nhưng là phần đất tương đối tốt cho phát triển các loại cây màu như: Ngô, lạc, đậu tương...
4.1.1.3. Điều kiện thời tiết khí hậu
Long Khánh là xã nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22oC, tháng nóng nhất lên đến 39oC, tháng có nhiệt độ thấp nhất xuống đến 8oC. Tổng lượng mưa trong năm dao động từ 1300 - 1900 mm. Độ ẩm không khí dao động là 84 - 86% có khi đạt tới 90%. Phía Tây Nam bị che chắn bởi núi Con Voi nên lượng mưa ở đây tương đối lớn. Do địa hình nhiều núi cao, bị chia cắt mạnh, nhiều khe vực sâu nên vào mùa mưa thường xảy ra lũ ống, lũ quét gây thiệt hại về người, tài sản và hoa màu. Do đó người dân địa phương cần nắm chắc diễn biến thời tiết thông qua phương tiện thông tin đại chúng để chủ động có các kế hoạch và giải pháp kịp thời đối phó với diến biến xấu của thời tiết.
4.1.1.4. Sông ngòi thủy văn
Long Khánh có một lượng phù sa đáng kể do có dòng Sông Chảy đi qua, với chiều dài chỉ 3,2 km nhưng nó đã để lại cho xã Long Khánh nhiều tiềm năng đáng kể để phát triển hoa màu, cây ăn quả, các loại rau, cung cấp nguyên vật liệu xây dựng như cát, đất làm gạch...bên cạnh đó xã còn có nguồn nước mặt khá dồi dào do có 2 dòng suối đi qua cung cấp nước cho tưới tiêu nông nghiệp. Tuy nhiên, bản 3 và bản 9 hệ thống kênh mương còn nhỏ lẻ, phân tán, đa phần là kênh mương đất cần phải nạo vét, cải tạo và cứng hóa hệ thống kênh mương để thuận lợi cho tưới tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.5. Tình hình sử dụng đất đai
Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được và nó còn là một phần quan trọng của môi trường quyết
định đến đời sống của con người. Khác với tư liệu sản xuất khác ở chỗ nếu sử
dụng đất đai một cách hợp lý nó không những không bị hao mòn mà ngược lại độ màu mỡ của đất đai còn tăng lên. Vì vậy việc sử dụng đất đai một cách hợp lý là một vấn đề quan trọng có liên quan mật thiết đến hiệu quả của sản xuất nông nghiệp và chất lượng môi trường sống của con người. Để thấy rõ hiện trạng sử dụng đất đai xã Long Khánh ta nghiên cứu bảng sau:
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Long Khánh năm 2013
STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Tổng diện tích đất tự
nhiên
5654,0 100
2
Đất nông nghiệp 827,61 14,64
-Đất sản xuất nông nghiệp 813,11 14,38 -Đất nuôi trồng thủy sản 14,50 0,26
3 Đất lâm nghiệp 4610,70 81,55
4
Đất phi nông nghiệp 97,96 1,73
-Đất ở 17,95 0,31 -Đất chuyên dùng 46,78 0,83 -Đất nghĩa địa 1,06 0,02 -Đất sông suối 32,17 0,57 5 Đất chưa sử dụng 117,73 2,08 -Đất bằng chưa sử dụng 4,00 0,07 -Đất đồi núi chưa sử dụng 75,52 1,33 -Núi đá không có rừng cây 38,21 0,68
(Nguồn: UBND xã Long Khánh )
Xã Long Khánh có tổng diện tích đất tự nhiên là 5654,0 ha. Trong đó đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất là 4610,7 ha chiếm 81,55%, sau đó
đến đất nông nghiệp 827,61 ha chiếm 14,64%, đất phi nông nghiệp là 97,96 ha chiếm 1,73%, đất chưa sử dụng là 2,08%.
Cũng như phần lớn đất đai của huyện Bảo Yên, đất ở xã Long Khánh chủ yếu là loại đất Pheralít màu vàng đỏ phát triển trên nền đá Gráp diệp thạch mica. Thành phần cơ giới đất thịt trung bình đến thịt nặng, đất thường bị khô hạn, xói mòn, rửa trôi mạnh vào mùa mưa lũ. Là xã có diện tích đất lâm nghiệp tương đối lớn với 81,55% đây là tiềm năng thế mạng cũng là thách thức của xã. Do vậy chính quyền cần phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. Đặc biệt là vào mùa khô cần chú ý đến việc phòng cháy chữa cháy rừng.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Trên địa bàn xã có 07 dân tộc sinh sống bao gồm: Kinh, Mường, Dao, Cao Lan, Nùng, Tày, Thái. Trong đó dân tộc Tày chiếm đa số, mỗi dân tộc
đều có phong tục tập quán riêng tạo ra các hoạt động văn hoá phong phú, đa dạng giàu bản sắc văn hoá dân tộc, ngày nay những giá trị văn hoá đó cần duy trì, tôn vinh và phát triển. Tính đến tháng 1 năm 2011, tổng số hộ trên địa bàn xã là 665 hộ và 2.941 nhân khẩu, sau 3 năm số hộ đã tăng lên 711 hộ tăng