Chương trình Nông thôn mới tại tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của khuyến nông trong quá trình xây dựng Nông thôn mới tại xã Long Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 25)

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉđạo, tạo điều kiện giúp đỡ của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và sự tập trung lãnh đạo, chỉđạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành và sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng dân cư trong tỉnh, sau 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, đến nay tỉnh Lào Cai đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và công cuộc phát triển Nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân. Đến tháng 11/2013, toàn tỉnh có 4 xã đạt 19 tiêu chí, 7 xã đạt từ 14 -18 tiêu chí (tăng 2 xã so với năm 2012), 26 xã đạt từ 9 -13 tiêu chí (tăng 15 xã), 65 xã đạt từ 5 - 8 tiêu chí (tăng 28 xã), 43 xã đạt dưới 5 tiêu chí (giảm 51 xã), bình quân đạt 7,16 tiêu chí/xã, tăng 2,4 tiêu chí/xã so với năm 2012. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 12 xã đăng ký hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới vào năm 2014 gồm: Cam Đường, Đồng Tuyển (thành phố Lào Cai), Bản Qua, Cốc San, Bản Vược (Bát Xát), Phú Nhuận, Xuân Quang (Bảo Thắng), Việt Tiến (Bảo Yên), Văn Sơn (Văn Bàn), Bản Lầu (Mường Khương), Tà Chải (Bắc Hà), Tả Phìn (Sa Pa) [18].

Bên cạnh những kết quả tích cực thì nông thôn ở Lào Cai còn có rất nhiều hạn chế: Quy hoạch sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, sắp xếp dân cư chưa

đồng bộ và chưa kịp thời, công tác quản lý quy hoạch yếu, nên nhiều nơi nông thôn phát triển chưa đúng quy hoạch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chậm, đời sống nhân dân vùng nông thôn, vùng cao còn nhiều khó khăn, nhiều khu vực, nhất là ở vùng cao rất thiếu đất cho sản xuất, trình độ

lợi thế để tổ chức sản xuất có hiệu quả cao hơn. Do đó, đời sống của cư dân ở

khu vực nông thôn nhìn chung còn có nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo cao, kết cấu hạ tầng kinh tế tuy đã được đầu tư xây dựng tương đối lớn, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn và chưa đồng bộ đặc biệt là giao thông nông thôn và một số hạ tầng kinh tế kỹ thuật khác, khối lượng cần đầu tư, nâng cấp rất lớn, chất lượng giáo dục, đào tạo chưa bền vững, nhiều nơi còn thấp. Hệ

thống trường - lớp học, nhà ở giáo viên và học sinh bán trú, trạm y tế xã, trụ

sở cơ quan hành chính cấp xã nhiều nơi còn nhiều khó khăn, mạng lưới y tế

cơ sở, nhất là thôn bản vừa thiếu, vừa yếu, chất lượng khám - chữa bệnh chưa

đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là ở các xã vùng cao, vùng xa của tỉnh. Các tập tục lạc hậu còn khá phổ biến, phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư

chất lượng chưa cao, nhiều nơi còn nặng về hình thức, khu vực nông thôn ngày càng ô nhiễm. Hệ thống chính trị nhất là ở cơ sở còn nhiều bất cập về

trình độ và chất lượng cán bộ, an ninh nông thôn ở một số nơi tiềm ẩn yếu tố

phức tạp, trật tự an toàn xã hội ở nhiều nơi diễn ra khá phức tạp, tình trạng vi phạm pháp luật và các vụ trọng án vẫn xảy ra ở nhiều nơi.

Xây dựng NTM là một quá trình lâu dài và liên tục, có sự tham gia của toàn xã hội, do đó bên cạnh sự định hướng, chỉ đạo và các cơ chế hỗ trợ của Nhà nước thì vai trò của người dân ở khu vực nông thôn trong tỉnh là đặc biệt quan trọng. Để người dân nhận thức được vấn đề này thì toàn hệ thống chính trị, trong đó có vai trò rất quan trọng của các tổ chức chính trị xã hội toàn tỉnh, các cơ quan tuyên truyền và toàn xã hội cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích và vận động nhân dân chủđộng tích cực tham gia.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của khuyến nông trong quá trình xây dựng Nông thôn mới tại xã Long Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)