Hỗ trợ các hoạt động sản xuất nhằm nâng cao thu nhập

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của khuyến nông trong quá trình xây dựng Nông thôn mới tại xã Long Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 46)

Thu nhập là một trong số những tiêu chí trọng tâm và mang tính cốt lõi trong chương trình xây dựng NTM. Qua 3 năm thực hiện, được sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền xã cùng với các đoàn thể trong đó có cơ quan khuyến nông nên tình hình sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực của xã có những bước tiến đáng kể. Là một xã thuần nông, sống chủ yếu nhờ vào các hoạt sản xuất nông nghiệp thì việc đổi mới sản xuất như chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang chăn nuôi và ngược lại, tăng diện tích sản xuất, đưa giống cây

trồng mới vào sản xuất, áp dụng các kỹ thuật mới và đưa cơ giới hóa vào

đồng ruộng để tăng thêm mùa vụ đó là những giải pháp giúp người dân tăng thu nhập. Và được đạt được kết quả như sau:

Bảng 4.4: Thu nhập bình quân đầu người/năm qua 3 năm 2011 - 2013 Năm

Thu nhập bình quân của tỉnh Lào Cai

(Triệu đồng/người/năm)

Thu nhập bình quân của xã Long Khánh (Triệu đồng/người/năm)

So sánh Xã/tỉnh (%) 2011 9,5 10,2 107,37 2012 10,8 12,8 118,52 2013 12,3 14,3 115,32

(Nguồn UBND xã Long Khánh)

Qua bảng 4.4 ta thấy năm 2011 thu nhập bình quân đầu người của xã Long Khánh gấp 1,07 lần hay 107,37%, đến năm 2012 thu nhập bình quân của xã Long Khánh tăng nhanh hơn của tỉnh Lào cai gấp 1,18 lần hay 118,52%. Nhưng đến năm 2013 thì chỉ tăng hơn 1,15 lần hay 115,32% so với năm 2012. Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Lào Cai nói chung và của xã Long Khánh nói riêng là tương đối thấp, chưa đạt tiêu chí số 10 về thu nhập theo bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng NTM.

Vì vậy, để đạt được tiêu chí này ngành Khuyến nông cần phải tổ chức các hoạt động khuyến nông phù hợp và có hiệu quả, tăng cường các hoạt động

đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ dân trí cho người dân. Mở

rộng các mô hình hoạt động dịch vụ, tư vấn thị trường đáp ứng nhu cầu của người dân. Cụ thể trong các lĩnh vực sau:

4.3.1.1. Sản xuất nông nghiệp

Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013 là 15,096 tỷ đồng, trong đó: Ngành trồng trọt đạt 7,0 tỷ đồng, chiếm 46,37%, chăn nuôi đạt 6,8 tỷ đồng chiếm 45,04%, nuôi trồng thuỷ sản đạt 1,296 tỷđồng chiếm 8,59%. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2013 đạt 1600 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 644 kg/người/năm.

- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 372 ha, trong đó cây lúa cả năm 286,4 ha sản lượng 1446,3 tấn, cây ngô cả năm 132,5 ha sản lượng

470,3 tấn. Cây sắn cả năm là 90,3 ha sản lượng 903 tấn. Ngoài ra người dân trong xã cũng trồn thêm một sô cây rau màu để tăng thêm thu nhập.

- Nuôi trồng thuỷ sản: Tổng sản lượng toàn xã năm 2013 là 24,4 tấn. - Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm năm 2013 là 15.007 con, trong đó: Đàn trâu, bò 998 con, đàn lợn 1996 con, đàn gia cầm 12.013 con. Tốc độ

phát triển đàn gia súc, gia cầm hàng năm bình quân đạt 3 - 4%.

Bảng 4.5: Kết quả sản suất một số sản phẩm nông nghiệp qua 3 năm 2011 - 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) 2012/2011 2013/2012 I.Trồng trọt 1. Cây lúa Diện tích Ha 286,2 289,6 286,4 101,19 98,89

Năng suất Tạ/ha 49,2 49,29 50,5 100,18 102,45

Sản lượng Tấn 1408,1 1423,27 1446,3 101,08 101,62 2.Cây

ngô

Diện tích Ha 135,8 105,3 132,5 77,54 125,83

Năng suất Tạ/ha 30,0 30,2 35,5 100,67 117,55

Sản lượng Tấn 407,4 318 470,3 78,06 147,89

3.Cây sắn

Diện tích Ha 90,9 77,9 90,3 85,7 115,92

Năng suất Tấn/ha 10,0 10,0 10,0 100 100

Sản lượng Tấn 909,0 779,0 903 85,7 115,92

4. Cây rau màu

Diện tích Ha 42,4 46,5 30,5 109,67 65,59

Năng suất Tấn/ha 8,18 9,25 3,08 113,08 33,29

Sản lượng Tấn 346,7 430,0 94,2 124,03 21,91 II.Chăn nuôi Tổng đàn trâu, bò Con 1363 1215 998 89,14 82,14 Tổng đàn lợn Con 1986 2095 1996 105,49 95,27 Tổng đàn gia cầm Con 16.975 12.423 12.013 73,18 96,7 Nuôi trồng thủy sản Tấn 26,8 29,8 28,4 111,19 95,3

Từ kết quả trên ta có biểu đồ sau:

Hình 4.1: Biu đồ năng sut mt s cây trng chính qua 3 năm 2011 - 2013

ca xã Long Khánh

Qua bảng 4.5 và hình 4.1 trên ta thấy diện tích trồng trọt có sự biến động tương đối, cụ thể là từ năm 2012 so với năm 2011 là giảm, đến năm 2013 lại tăng. Còn về năng suất thì biến động rất nhỏ, năm 2013 năng suất cây ngô tăng 117,55% so với năm 2012, cây rau màu thì giảm 33,29% so với năm 2013 còn cây lúa và cây sắn thì dao động không đáng kể. Trong chăn nuôi, tổng số đàn trâu bò có xu hướng giảm theo từng năm. Năm 2012 giảm

89,14% so với năm 2011. Đến năm 2013 giảm 82,14 so với năm 2012. Về đàn lợn có xu hướng tăng năm 2012 tăng 105,49% so với năm 2011 nhưng

đến năm 2013 lại giảm 95,27% so với năm 2012. Về tổng đàn gia cầm thì qua 3 năm đều giảm. Nguyên nhân là do năm 2012 trên địa bàn xã xảy ra nhiều dịch bệnh ngoài ra do thời tiết không thuận lợi có hiện tượng mưa đá, sạt lở gây chết nhiều con gia súc và ảnh hưởng đến diện tích, năng suất một số cây trồng. Tuy

nhiên nhờ sự nỗ lục hết mình của chính quyền địa phương kết hợp với CBKN cùng người dân đã khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định sản xuất.

Long Khánh là xã thuần nông sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Do

đó để xây dựng nông nghiệp, nông thôn và nông dân phát triển với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, tạo bước chuyển dịch về cơ cấu kinh tế một cách

tích cực và đúng hướng thì vai trò của CBKN càng quan trọng. Cần truyền tải các thông tin đến người dân, tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ

thuật, xây dựng các mô hình trình diễn, tổ chức các cuộc tham quan hội thảo giúp họ nâng cao trình độ dân trí, phát triển phương thức sản xuất. Cụ thể

thông qua các hoạt động sau: Thông tin tuyên truyền

Thông tin tuyên truyền là công tác quan trọng nhằm tăng cường phổ biến các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, các thông tin liên quan về nông nghiệp. CBKN cùng cán bộ phụ trách nông nghiệp thường đưa các thông tin tuyên truyền thông qua đài phát thanh xã, bảng tin, băng rôn, áp phích được treo trên các cột điện và những khu vực tâm điểm của xã.

Công tác thông tin tuyên truyền của xã Long Khánh được truyền tải qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Cụ thể ta có bảng sau:

Bảng 4.6: Nguồn tiếp nhận thông tin tuyên truyền của người dân tại xã Long Khánh STT Các phương tiện truyền thông Bản 4 (hộ) Bản 7 (hộ) Bản 9 (hộ) Tổng Số lượng (hộ) cấu (%) 1 Tổng số hộđiểu tra 22 21 7 50 100 2 Đài , ti vi 12 19 5 36/50 72,0 3 Bảng tin, áp phích 15 0 0 15/50 30,0 4 Loa phát thanh 0 21 0 21/50 42,0 5 Tờ bướm, tờ gấp, tờ rơi 18 20 7 45/50 90,0 6 Tài liệu kỹ thuật 16 13 4 33/50 66,0 7 Cấp phát nông lịch 2 1 1 4/50 8,0 8 Tạp chí khuyến nông 5 8 2 15/50 30,0

(Nguồn, Số liệu điều tra, 2014)

Qua bảng 4.6 ta thấy thông tin mà người nông dân tiếp nhận chủ yếu qua các tờ bướm, tờ rơi và tờ gấp chiếm 90%. Ngoài ra còn được truyền qua nhiều hình thức khác như đài, tivi chiếm 72%, bảng tin áp phích chiếm 30%,

tài liệu kỹ thuật chiếm 66% , tạp chí khuyến nông chiếm 30% và ít nhất là cấp phát nông lịch chiếm 8%. Tuy nhiên do các phương tiện này chưa được phân bố đều nên có sự chênh lệch như bảng tin, áp phích thì chỉ có ở Bản 4, loa phát thanh thì chỉ có ở bản 7. Số lượng tạp chí khuyến nông và nông lịch ít nên chỉ phát cho các Trưởng bản lưu lại để truyền tải lại cho người dân.

Qua điều tra, thông tin tuyên truyền của xã Long Khánh chủ yếu vào

đầu vụ gieo trồng gồm các thông tin về kế hoạch sản xuất như lịch gieo cấy, lịch xuống đồng làm đất, mua sản phẩm đầu vào như lúa giống, phân bón... Ngoài ra, theo định kỳ 1 tháng/lần trạm Khuyến nông Huyện phối hợp với phòng Nông nghiệp huyện Bảo Yên đưa thông tin liên quan lĩnh vực nông nghiệp với thời lượng 30 phút thông qua các đài phát thanh của huyện. Sở

Nông nghiệp Lào Cai kết hợp Trung tâm khuyến nông và Đài PT-TH Tỉnh

đưa tin với tần suất 2 lần/tuần, Báo Lào Cai mỗi tháng ít nhất 1 bài đưa các tin tức nông nghiệp, các tấm gương nông dân giỏi, mô hình tiêu biểu…vào chuyên mục bản tin nông nghiệp của tỉnh.

Thông qua nội dung thông tin tuyên truyền, khuyến nông có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin bổ ích, kịp thời cho người dân giúp người dân nâng cao trình độ dân trí, phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập góp phần hoàn thành tiêu chí số 10 về thu nhập. Tuy nhiên trong thời gian tới các cơ quan chức năng cần phải phối hợp với cơ quan khuyến nông tăng cường thêm các “đài phát thanh”, bảng tin ở những nơi đông dân cư với nhiều nội dung phong phú. Tăng cường thêm nguồn đầu tư kinh phí cho các hoạt động thông tin tuyên truyền để CBKN có thể tận dụng tối đa các phương tiện đó đáp ứng nhu cầu của người dân.

Đào tạo tập huấn kỹ thuật

Công tác đào tạo tập huấn chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật là nhiệm vụ

trọng tâm đó là một trong những hoạt động chính của công tác khuyến nông. Qua 3 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, trên địa bàn xã mở được 11 lớp tập huấn với nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có 5 lớp về chăn nuôi, 3 lớp trồng trọt, và 3 về phân bón. Kết quả được thống kê trong bảng sau:

Bảng 4.7: Các lớp tập huấn trên địa bàn xã Long Khánh qua 3 năm 2011 - 2013 STT Tên lớp tập huấn Số lượng (lớp) Số lượt người tham gia (người) Đơn vị tổ chức Thời gian thực hiện 1 Tập huấn về phòng và trị một số bệnh cho gia súc. 1 40 Trạm KN Năm 2011 2 Tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thảo quả. 1 25 Trạm KN Năm 2011 3 Tập huấn về phòng về trị bệnh cho đàn thủy sản. 2 70 Trạm KN Năm 2012 4 Tập huấn về kỹ thuật bón

phân viên nén cho cây lúa. 3 80 Trạm KN Năm 2012

5 Tập huấn về kỹ thuật chăn

nuôi gia cầm. 2 65 Trạm KN Năm 2013

6 Tập huấn về phòng và trị một

số bệnh trên cây lúa. 2 75 Trạm KN Năm 2013

(Nguồn UBND xã Long Khánh)

Long Khánh là xã miền núi, cuộc sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế UBND xã đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị và tổ

chức các lớp tập huấn. Người nông dân tham gia tập huấn không những được thu nhận kiến thức thông qua các buổi thuyết trình, trao đổi lý thuyết, qua tài liệu kỹ thuật mà còn được hướng dẫn thao tác và tận tay thực hành trên đồng ruộng, ao, chuồng “trăm hay không bằng tay quen”, từ đó giúp nông dân tiếp thu nhanh được những kỹ thuật mới, rèn luyện kỹ năng, tay nghề và tự áp dụng vào sản xuất nâng cao thu nhập cho gia đình.

Năm 2011, có 1 lớp tập huấn về phòng và trị một số bệnh cho gia súc tại UBND xã và 1 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thảo quả tại nhà văn hóa bản 9.

Năm 2012, có 2 lớp về phòng và trị bệnh cho đàn thủy sản tại nhà văn hóa bản 5 và bản 9. Có 3 lớp tập huấn về kỹ thuật bón phân viên nén cho cây lúa tại nhà văn hóa bản 4, bản 5 và bản 7.

Năm 2013 có 4 lớp trong đó có 2 lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi gia cầm tại nhà văn hóa bản 2, bản 3 và 2 lớp tập huấn về kỹ thuật phòng và trị

một số bệnh trên cây lúa tại nhà văn hóa bản 4 và bản 6.

Đa số các lớp tập huấn được lồng ghép vào các cuộc họp nông dân, họp phụ nữ…vì kinh phí còn hạn chế, người dân chưa hiểu rõ về sự quan trọng của các lớp tập huấn nên tham gia còn chưa đầy đủ. Trình độ của CBKN xã chưa đúng chuyên môn, kinh phí hạn chế nên chưa tự mở lớp cho bà con còn phụ thuộc vào trạm Khuyến nông để triển khai và đưa các lớp tập huấn về xã. Chính vì thế cần phải tạo điều kiện cho CBKN đi học, nâng cao trình độ để

CBKN xã có thể kết hợp với UBND xã tự mở lớp tập huấn cho người dân.

Qua đây, ta có thể thấy được rằng công tác đào tạo tập huấn trong khuyến nông đã có sự quan tâm, tuy nhiên số lượng các lớp tập huấn vẫn còn hạn chế. Theo đánh giá của CBKN xã, sau các khóa đào tạo, tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT, đại đa số học viên biết áp dụng các kiến thức đã học vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, làm tăng hiệu quả

trên một đơn vị diện tích. Nhiều học viên sau khi được tham gia lớp học đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất, phát triển mô hình nuôi cá, xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn, gà…đạt hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình và địa phương.

Xây dựng mô hình trình diễn

Một trong những vai trò quan trọng của khuyến nông là xây dựng các mô hình trình diễn giúp người dân lựa chọn và xác định được phương thức làm ăn phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao, an toàn và bền vững. Thông qua các mô hình trình diễn, nông dân không những được tận mắt chứng kiến kết quả “trăm nghe không bằng một thấy”, mà còn được thực hành, học tập và trao đổi kỹ thuật với cán bộ khuyến nông, trao đổi kinh nghiệm với hộ nông dân trực tiếp thực hiện mô hình từđó nông dân chủđộng áp dụng và mở rộng mô hình.

Bảng 4.8: Các mô hình trình diễn qua 3 năm 2011 - 2013 Năm Tên mô hình Số lượng mô hình

Số hộ tham gia (hộ) Kết quả Diện tích (ha) Năng suất (Tạ/ha) Khả năng nhân rộng 2011 Mô hình trồng

cây thảo quả. 1 2 2,0 2,1

Vẫn tiếp diễn và được mở rộng quy mô 2012 Mô hình bón phân viên nén. 3 3 0,5 75,6 Đã và đang được nhân rộng 2013 Mô hình ngô lai CPA88. 1 2 0,5 78,0 Đã và đang được nhân rộng

(Nguồn: UBND xã Long Khánh)

Qua bảng 4.8 ta thấy sau 3 năm, Khuyến nông chỉ triển khai được 5 mô hình gồm: 1 mô hình thâm canh thảo quả tại bản 9, 3 mô hình bón phân viên nén tại bản 4, bản 5, bản 7 và mô hình ngô lai CPA88 tại bản 7. Cụ thể như sau:

- Mô hình trồng cây thảo quả được thực hiện bắt đầu từ năm 2011với diện tích ban đầu là 2 ha kết quả bước đầu đã cung ứng giống cho vụ xuân 2012 và đến 2013 đã cho thu hoạch. Tuy nhiên năng suất còn thấp do người dân mới trồng nên còn thiếu kỹ thuật chăm sóc,thiếu kinh nghiệm thu hoạch. Năng suất đạt 210 kg quả khô/ha, giá bán tại nhà là 65.000 đồng/kg quả khô có khi lên tới 120.000 đồng/kg quả khô. Sau thành công bước đầu, năm 2013 Trạm Khuyến nông huyện đã tiếp nhận thêm cây giống cung ứng cho các hộ đồng thời cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật xuống tập huấn cho người dân. Được

đầu tư cây giống, phân bón và được tập huấn kỹ thuật canh tác nên các hộ

tham gia mô hình rất phấn khởi. Người dân tin tưởng rằng cây thảo quả sẽ cho hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân không những thoát nghèo mà còn làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.

-Nhằm giúp nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, giảm chi phí sản

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của khuyến nông trong quá trình xây dựng Nông thôn mới tại xã Long Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)