Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của khuyến nông trong quá trình xây dựng Nông thôn mới tại xã Long Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 32)

4.1.1.1.Vị trí địa lý

Long Khánh là xã miền núi nằm ở phía Tây Nam của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm huyện lỵ 20 km theo quốc lộ 70. Phía Đông giáp với sông Chảy và xã Việt Tiến của huyện Bảo Yên. Phía Tây giáp với xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Phía Bắc giáp với xã Lương Sơn và xã Long Phúc của huyện Bảo Yên. Phía Nam giáp với xã An Lạc, xã Khánh Hòa của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

4.1.1.2. Địa hình

Long Khánh là xã có địa hình tương đối phức tạp, có độ dốc lớn, hơn 80% là đồi núi và bị chia cắt mạnh, nhiều núi cao, sườn dốc, khe sâu, vực thẳm, thung lũng hẹp. Điểm cao nhất của xã là dãy núi Con Voi cao 1120m so với mực nước biển (đây là vị trí cao nhất của huyện Bảo Yên). Về tổng thể, Long Khánh có 3 dạng địa hình chính:

-Dạng thứ nhất là địa hình núi cao chiếm trên 50% diện tích.Tiêu biểu cho dạng địa hình này là dãy núi Con Voi với độ cao trên 1000 m, ngoài ra trên địa bàn còn có nhiều đỉnh núi cao nằm rải rác khắp nơi với thảm thực vật phong phú,

nhiều loại cây thuốc nam quý, nhiều loại gỗ có giá trị kinh tế cao như: Lim, sến, táu,... và nhiều loại động vật quý hiếm như: Gấu, khỉ, lợn rừng...

-Dạng thứ hai là đồi núi dốc bắt nguồn từ những dãy núi phía Tây Nam chạy dài sang phía Đông. Ngoài ra còn có các đồi núi thấp, những quả đồi, gò nhỏ có độ cao trung bình trên dưới 50 m so với mặt bằng các cánh đồng. Chân những quả đồi, gò nhỏ này là những cánh đồng tương đối màu mỡ thuận lợi cho phát triển cây lương thực, cây ăn quả như: Lúa, ngô, sắn, cam, quýt...

-Dạng thứ ba là phần đất phù sa do Sông Chảy bồi tụ, tuy diện tích không lớn bởi đoạn Sông Chảy qua địa bàn xã ngắn (3,2 km) nhưng là phần đất tương đối tốt cho phát triển các loại cây màu như: Ngô, lạc, đậu tương...

4.1.1.3. Điều kiện thời tiết khí hậu

Long Khánh là xã nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22oC, tháng nóng nhất lên đến 39oC, tháng có nhiệt độ thấp nhất xuống đến 8oC. Tổng lượng mưa trong năm dao động từ 1300 - 1900 mm. Độ ẩm không khí dao động là 84 - 86% có khi đạt tới 90%. Phía Tây Nam bị che chắn bởi núi Con Voi nên lượng mưa ở đây tương đối lớn. Do địa hình nhiều núi cao, bị chia cắt mạnh, nhiều khe vực sâu nên vào mùa mưa thường xảy ra lũ ống, lũ quét gây thiệt hại về người, tài sản và hoa màu. Do đó người dân địa phương cần nắm chắc diễn biến thời tiết thông qua phương tiện thông tin đại chúng để chủ động có các kế hoạch và giải pháp kịp thời đối phó với diến biến xấu của thời tiết.

4.1.1.4. Sông ngòi thủy văn

Long Khánh có một lượng phù sa đáng kể do có dòng Sông Chảy đi qua, với chiều dài chỉ 3,2 km nhưng nó đã để lại cho xã Long Khánh nhiều tiềm năng đáng kể để phát triển hoa màu, cây ăn quả, các loại rau, cung cấp nguyên vật liệu xây dựng như cát, đất làm gạch...bên cạnh đó xã còn có nguồn nước mặt khá dồi dào do có 2 dòng suối đi qua cung cấp nước cho tưới tiêu nông nghiệp. Tuy nhiên, bản 3 và bản 9 hệ thống kênh mương còn nhỏ lẻ, phân tán, đa phần là kênh mương đất cần phải nạo vét, cải tạo và cứng hóa hệ thống kênh mương để thuận lợi cho tưới tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp.

4.1.1.5. Tình hình sử dụng đất đai

Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được và nó còn là một phần quan trọng của môi trường quyết

định đến đời sống của con người. Khác với tư liệu sản xuất khác ở chỗ nếu sử

dụng đất đai một cách hợp lý nó không những không bị hao mòn mà ngược lại độ màu mỡ của đất đai còn tăng lên. Vì vậy việc sử dụng đất đai một cách hợp lý là một vấn đề quan trọng có liên quan mật thiết đến hiệu quả của sản xuất nông nghiệp và chất lượng môi trường sống của con người. Để thấy rõ hiện trạng sử dụng đất đai xã Long Khánh ta nghiên cứu bảng sau:

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Long Khánh năm 2013

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Tổng diện tích đất tự

nhiên

5654,0 100

2

Đất nông nghiệp 827,61 14,64

-Đất sản xuất nông nghiệp 813,11 14,38 -Đất nuôi trồng thủy sản 14,50 0,26

3 Đất lâm nghiệp 4610,70 81,55

4

Đất phi nông nghiệp 97,96 1,73

-Đất ở 17,95 0,31 -Đất chuyên dùng 46,78 0,83 -Đất nghĩa địa 1,06 0,02 -Đất sông suối 32,17 0,57 5 Đất chưa sử dụng 117,73 2,08 -Đất bằng chưa sử dụng 4,00 0,07 -Đất đồi núi chưa sử dụng 75,52 1,33 -Núi đá không có rừng cây 38,21 0,68

(Nguồn: UBND xã Long Khánh )

Xã Long Khánh có tổng diện tích đất tự nhiên là 5654,0 ha. Trong đó đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất là 4610,7 ha chiếm 81,55%, sau đó

đến đất nông nghiệp 827,61 ha chiếm 14,64%, đất phi nông nghiệp là 97,96 ha chiếm 1,73%, đất chưa sử dụng là 2,08%.

Cũng như phần lớn đất đai của huyện Bảo Yên, đất ở xã Long Khánh chủ yếu là loại đất Pheralít màu vàng đỏ phát triển trên nền đá Gráp diệp thạch mica. Thành phần cơ giới đất thịt trung bình đến thịt nặng, đất thường bị khô hạn, xói mòn, rửa trôi mạnh vào mùa mưa lũ. Là xã có diện tích đất lâm nghiệp tương đối lớn với 81,55% đây là tiềm năng thế mạng cũng là thách thức của xã. Do vậy chính quyền cần phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. Đặc biệt là vào mùa khô cần chú ý đến việc phòng cháy chữa cháy rừng.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Trên địa bàn xã có 07 dân tộc sinh sống bao gồm: Kinh, Mường, Dao, Cao Lan, Nùng, Tày, Thái. Trong đó dân tộc Tày chiếm đa số, mỗi dân tộc

đều có phong tục tập quán riêng tạo ra các hoạt động văn hoá phong phú, đa dạng giàu bản sắc văn hoá dân tộc, ngày nay những giá trị văn hoá đó cần duy trì, tôn vinh và phát triển. Tính đến tháng 1 năm 2011, tổng số hộ trên địa bàn xã là 665 hộ và 2.941 nhân khẩu, sau 3 năm số hộ đã tăng lên 711 hộ tăng 106,92% với số nhân khẩu là 3065 tăng 104,22%. Để rõ hơn về tình hình dân số và lao động của xã ta có bảng sau:

Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động xã Long Khánh

STT Hạng mục Đơn vị Năm

2013

Tỷ lệ

(%) 1 Tổng dân số toàn xã Người 3065 100

2 Số lao động trong độ tuổi Người 1692 55,21 3 Số lao động đã qua đào tạo nghề Người 626 20,42 4 Số lao động chưa qua đào tạo nghề Người 1066 34,78 5 Số lao động ngoài độ tuổi Người 1373 44,79

6 Tổng số hộ Hộ 711 -

(Nguồn: UBND xã Long Khánh)

Qua bảng số liệu ta thấy Long Khánh có 711 hộ với 3.065 nhân khẩu, dân cư phân bố không đồng đều giữa các thôn bản, mật độ dân cư trung bình là 56 người/km2. Tổng số lao động trong độ tuổi là 1692 người, chiếm 55,2%, Lao động đã qua đào tạo 626 lao động, chiếm 20,42%, lao động chưa qua đào tạo 1066 lao động, chiếm 34,78%. Số lao động ngoài độ tuổi lao động là 1373 người, chiếm 44,79% tổng số nhân khẩu. Nhìn chung, số lao động trong độ

tuổi lao động của xã cần cù, chịu khó, sáng tạo tiếp thu những kỹ thuật công nghệ mới để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, số lượng lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao 34,78%, số lao động có trình độ lại không gắn bó với địa phương, một phần lao động đi làm xa dẫn đến lao động có chất lượng cao tại địa phương không nhiều, gây khó khăn trong quá trình

phát triển nguồn nhân lực ở địa phương. Thời gian tới cần có cơ chế chính sách thu hút lao động trẻ có trình độ cao, trở thành động lực, nhân tố quyết

định hàng đầu trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa địa phương.

4.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Tình hình phát triển kinh tế năm 2013 của xã Long Khánh có những thuận lợi cơ bản nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn nhất là về vốn, giá cả

tăng cao, thời tiết không thuận lợi đặc biệt là thiên tai liên tục đã gây nhiều thiệt hại cho người nông dân song được sự quan tâm giúp đỡ của UBND Huyện, các phòng ban chức năng của Huyện, Đảng ủy, UBND xã, các Ban nghành Đoàn thể, cùng với toàn thể nhân dân trong xã đã hoàn thành những kết quả chỉ tiêu quan trọng trên các lĩnh vực. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, cơ

sở hạ tầng được tăng cường, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện. Công tác xây dựng Nông thôn mới được tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả.

Kết quả đạt được như sau:

Sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích 813,11 ha trong đó đứng đầu là cây lúa là 286,4 ha, năng suất đạt 50,5 tạ /ha. Đứng thứ 2 là cây ngô với diện tích là 132,5 ha, năng suất đạt 35,5 tạ/ha. Đứng thứ 3 là cây sắn với diện tích là 90,3 ha, năng suất đạt 10 tấn/ha. Ngoài ra người dân trong xã còn trồng nhiều loại cây

như: rau màu các loại, cây đậu tương, cây chè, khoai lang...cũng mang lại cho người dân thu nhập tương đối cao. Sản xuất nông nghiệp đã có nhiều tiến bộ, năng suất, sản lượng luôn tăng. Công tác khuyến nông và ứng dụng khoa học kỹ thuật

vào sản xuất được đẩy mạnh, nhiều loại cây con có năng suất, chất lượng cao

được đưa vào sản xuất. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013 là 15,096 tỷđồng. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2013 đạt 1.900 tấn, lương thực bình quân

đầu người đạt 644 kg/người/năm.

Lâm nghiệp: Khoán rừng bảo vệ của 661 là 1.133,7 ha, trong đó: - Bảo vệ rừng nguyên sinh Trung ương là 345 ha

-Bảo vệ rừng nguyên sinh của tỉnh là 788,7 ha -Trồng tập chung 119 ha

Trong những năm qua người dân đã nâng cao nhận thức và chú trọng đầu tư vào phát triển rừng kinh tế, vừa nâng cao thu nhập vừa phủ xanh đất trống, bảo vệ đất, chống sói mòn, tăng cường công tác phòng chống cháy rừng.

Công tác quản lý lâm sản cũng hết sức quan trọng năm 2013 đã phát hiện và thu giữ được 8 vụ khai thác, vận chuyển trái phép nộp ngân sách nhà nước được 35,5 triệu đồng.

Chăn nuôi: Trong năm 2013 toàn xã đã thực hiên theo đúng kế hoạch đã đề ra, trong đó đàn trâu là 974 con, đàn bò là 24 con, đàn dê là 368 con, đàn lợn là 1.996 con, đàn gia cầm là 12.013 con, nuôi trồng thủy sản với diện tích là 16 ha sản lượng ước đạt 28,4 tấn.

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Trên địa bàn xã chỉ có 01 hộ kinh doanh sản xuất vật liệu xây dựng, 5 cơ sở chế biến lâm sản 53 hộ

kinh doanh dịch vụ xay xát, sản xuất công cụ lao động, sửa chữa, sản xuất chế

biến một số hàng hóa thủ công khác. Tuy nhiên sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả kinh tế còn thấp.

Thương mại - dịch vụ: Trên địa bàn xã hiện có một chợ tạm họp phiên vào chủ nhật, tuy nhiên chưa được đầu tư về cơ sở hạ tầng. Dọc theo Quốc lộ 70 là khu vực bản 8, đa số là các hộ kinh doanh dịch vụ, thương mại chủ yếu phục vụ, trao đổi nhu yếu phẩm của người dân.

4.1.2.3. Tình hình phát triển xã hội

Công tác giáo dục: Năm học 2012 - 2013 tổng số trường học là 5 trường trong đó có 2 trường cấp 2 và 2 trường cấp 1 và 1 trường mầm non.

Tổng số lớp học là 29 với 629 em học sinh và có 67 thầy cô giáo. - Tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi 44/49 đạt 90%. - Tỷ lệ phổ cập trung học cở đạt 93,6%.

Công tác giáo dục trên địa bàn vẫn được đẩy mạnh và củng cố, tỷ lệ huy động trẻ đến trường 98%. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy vẫn được đảm bảo, tổ chức tuyên dương học sinh tiêu biểu xuất sắc năm học 2012 - 2013 là 52 em.

Công tác y tế: Xã có một trạm y tế nằm ở bản 4 với diện tích đất là 0,12 ha, số giường bệnh 05, đội ngũ cán bộ, nhân viên gồm: Y sỹ 2 người, y tá

2 người, dược sỹ 1 người và 9 y tá thôn bản. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 90%. Năm 2008 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế mức độ 1. Ngoài ra còn có 1 phòng khám đa khoa khu vực tại bản 8 được xây dựng kiên cố với 10 giường bệnh, đội ngũ y bác sỹ gồm 1 bác sỹ, 6 y sỹ. Được trang bị đủ thiết bị phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

Công tác phòng chống dịch bệnh: Năm 2013 tại xã sảy ra dịch bệnh chân, tay, miệng mắc 11 ca, tuy nhiên đã kịp thời dập tắt để không xảy ra lây lan toàn xã.

Công tác khám và điều trị: Đa số người dân trong xã là người dân tộc do vậy được cấp thẻ bảo hiểm y tế, giúp người dân khám chữa bệnh miễn phí.

Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình: Toàn xã có 711 hộ thì chỉ có 2 hộ là sinh con thứ 3, cộng tác viên dân số thôn bản luôn thực hiện tốt công tác tuyên truyền sử dụng các biện pháp tránh thai cho các chị em trong độ tuổi sinh đẻ để nâng cao chất lượng dân số và ổn định cuộc sống.

Công tác văn hóa - xã hội - thể dục thể thao:

Công tác văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao vẫn tiếp tục được đẩy mạnh đặc biệt là trong dịp tết nguyên đán và các ngày lễ lớn trong năm

thường tổ chức các môn thi đấu như: Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, giao

lưu văn nghệ, ném còn…

Các thôn bản thực hiện tốt nếp sống văn hóa, năm 2013 có 7 thôn bản đạt thôn bản văn hóa và có 528/711 hộ đạt gia đình văn hóa.

Công tác an ninh quốc phòng: Công tác an ninh trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, xã đã xây dựng và triển khai kế hoạch toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.

Công tác bảo vệ môi trường: Bên cạnh những mặt tích cực về vấn đề xã hội thì vấn đề giữ vệ sinh môi trường còn nhiều hạn chế, do nhận thức không đồng

đều, phong tục còn lạc hậu, môi trường trong khu dân cư nông thôn đang có nguy cơ bịảnh hưởng xấu, cụ thể việc thu gom rác thải chưa được quan tâm, không có bãi xử lý chất thải, rác thải và nước thải sinh hoạt được trực tiếp xả ra ngoài môi trường, nghĩa trang, nghĩa địa chưa được quy hoạch tập trung nên việc mai táng còn tuỳ tiện ảnh hưởng đến mỹ quan và cảnh quan môi trường.

4.2. Công tác xây dựng Nông thôn mới tại xã Long Khánh

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của khuyến nông trong quá trình xây dựng Nông thôn mới tại xã Long Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 32)