Trích carotenoid bằng sinh khối tươi của 4 dòng vi tảo với phương pháp nghiền và lọc như mô tả trong phần phương pháp nghiên cứu. Sau khi xử lý số liệu bằng tính toán và thống kê, kết quả cho thấy khả năng sản sinh ra carotenoid tổng số giữa các dòng vi tảo tương đối khá chênh lệch (Bảng 4.7).
Bảng 4.3. Hàm lƣợng carotenoid tổng số của các dòng vi tảo phân lập đƣợc
Dòng vi tảo Hàm lƣợng carotenoid (µg/kg trọng lƣợng khô)
Đ14 1811a M10 M6 B3 3849c 3000b 1797a CV: 11%
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau khác biệt không ý nghĩa (mức độ 95%)
Hình 4.8. Sự khác nhau về hàm lƣợng carotenoid giữa các dòng vi tảo phân lập đƣợc
Các dòng vi tảo M10 và M6 có hàm lượng carotenoid tổng số cao. Trong khi đó, các dòng vi tảo chứa hàm lượng carotenoid thấp hơn như dòng B3 và Đ14. Những dòng có hàm lượng carotenoid cao là những dòng có màu sắc khuẩn lạc đặc trưng hồng đậm, còn những dòng có hàm lượng carotenoid thấp hơn thì khuẩn lạc có màu vàng nhạt hay trắng sữa. Như vậy có thể cho thấy màu sắc khuẩn lạc cũng đã nói lên được khả năng sản sinh ra sắc tố carortenoid của bản thân mỗi dòng vi tảo.
Cụ thể là hàm lượng sắc tố carotenoid tổng số của dòng M10 là cao nhất 3849 (µg/kg), kế đến là dòng M6 với 3000 (µg/kg). Hai dòng có hàm lượng carotenoid thấp hơn Đ14 và B3 lần lượt là 1811 và 1797 (µg/kg).
So với chủng Thraustochytrium sp. TN22 dị dưỡng đã được Hoàng Thị Lan Anh et al. (2010) phân lập từ đầm ngập mặn Thị Nại - Bình Định chứa hàm lượng carotenoid là 5,216 µg/kg trọng lượng khô và là đối tượng tiềm năng trong ứng dụng nuôi trồng thủy sản, thì dòng vi tảo M10 đã được phân lập trong nghiên cứu này chứa hàm lượng tương đối cao và có thể xem đây là dòng tiềm năng.
Tuy nhiên, khi so sánh với các loài vi tảo quang dưỡng được ứng dụng sản xuất carotenoid phổ biến như Dunaliella hay là Haematococcus thì dòng M6 và M10 có hàm lượng carotenoid ít hơn nhiều. Cụ thể là, các vi tảo Dunaliella salina được nuôi cấy trong 15 ngày trên môi trường chứa 16% NaCl và 2,5 mM nitơ (pH 8,5), thêm 1,5% thể tích CO2 trong không khí và được chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang cường độ 200 W.m-2 và đèn UV-B 0,50 W.m-2 có thể sản xuất ra carotenoid tổng số với hàm lượng cao nhất là 115 mg/g trọng lượng khô (trong đó β-carotene chiếm 54%); và Haematococcus pluvialis đạt được hàm lượng astaxanthin cao nhất là 24,5 mg/g trọng lượng khô khi nuôi cấy trên môi trường Basal dưới cường độ ánh sáng 30 µmol.m-2.s-1 với chu kỳ sáng/tối là 16/8 h và sau đó sinh khối tiếp tục được nuôi trên môi trường Basal có thêm 17,1 mM NaCl và 4,4 mM sodium acetate và ủ liên tục dưới cường độ ánh sáng 60 µmol.m-2.s-1 trong 9 ngày (El-Baky et al., 2004; Vidhyavathi et al., 2008). Có thể thấy mặc dù hàm lượng sắc tố carotenoid ở loài vi tảo được nuôi quang dưỡng rất cao nhưng điều kiện nuôi cấy của chúng quá phức tạp và tốn kém hơn rất nhiều so với các dòng dị dưỡng được phân lập trong đề tài này. Đặc biệt là cường độ ánh sáng cho các loài quang dưỡng phải thích hợp (Fazeli et al., 2006).
Qua những kết quả trên cho thấy, hầu hết những dòng vi tảo chứa carotenoid với hàm lượng cao đều là những dòng có khuẩn lạc có màu sắc đặc trưng của sắc tố carotenoid (vàng, vàng cam, hồng). Đặc biệt khi nuôi cấy trong môi trường lỏng, những dòng này đều làm cho môi trường nuôi cấy chuyển sang màu cam vàng hoặc vàng đậm. Các dòng còn lại có khuẩn lạc màu trắng lại cho ra hàm lượng carotenoid không cao. Điều này chứng tỏ sự tích tụ sắc tố carotenoid nội bào làm cho sinh khối vi tảo biểu hiện màu sắc như vậy. Chủng Thraustochytrium sp. TN22 của nghiên cứu trước đó với hàm lượng carotenoid cao cũng sở hữu những khuẩn lạc có màu hồng nhạt và khi nuôi cấy trên môi trường lỏng, tế bào có màu vàng đậm. Tương tự, chủng
Schizochytrium sp. KH105, một nguồn carotenoid tiềm năng trong nghiên cứu của Aki et al. (2003) cũng làm môi trường nuôi cấy lỏng của chúng có màu cam sẫm tới vàng nâu. Trong nghiên cứu này, hai dòng M6, M10 có chứa hàm lượng carotenoid tương đối cao, có thể là những dòng vi tảo thích hợp để làm đối tượng cung cấp cho những ứng dụng trên.
CHƢƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT