Dựa vào các đặc tính cơ bản của vi tảo, các dòng đã phân lập được xác định bước đầu là nhóm Thraustochuytrid và được miêu tả như bảng 4.2.
Bảng 4.2: Đặc điểm khuẩn lạc và tế bào của các dòng vi tảo phân lập
Dòng vi tảo
Đặc điểm khuẩn lạc trên môi trƣờng thạch GYPS
Đặc điểm hình thái tế bào vi tảo
B1 Tốc độ mọc nhanh khoảng 1 ngày, bề mặt trơn, ướt, khuẩn lạc có màu trắng sữa.
Hình cầu, đường kính khoảng 3-8 µm, sống riêng lẻ.
B3 Tốc độ mọc trung bình khoảng 2 ngày, bề mặt bóng ướt, khi mới phát triển khuẩn lạc có màu trắng đục, khi già chuyển sang vàng cam.
Hình cầu, đường kính khoảng 5 - 20 µm, sống tập đoàn.
B4 Tốc độ mọc trung bình, bề mặt bóng, khi mới phát triển khuẩn lạc màu trắng, khi già chuyển sang vàng nhạt.
Hình elip, đường kính khoảng 4 - 10 µm, sống tập đoàn.
B5 Tốc độ mọc chậm khoảng 3-4 ngày, bề mặt khô, khuẩn lạc có màu vàng nhạt.
Hình elip, đường kính khoảng 10µm, sống riêng lẻ.
B8 Tốc độ mọc trung bình, bề mặt trơn, nhô lên, khuẩn lạc có màu vàng nhạt.
Hình cầu, đường kính khoảng 6 µm, sống tập đoàn
M1 Tốc độ mọc trung bình, bề mặt khô,
khuẩn lạc có màu hồng đậm. Hình cầu, đường kính khoảng 8 - 12 µm, sống thành tập đoàn. M6 Tốc độ mọc nhanh, bề mặt nhẵn, ướt,
khuẩn lạc có màu trắng đục sau đó chuyển sang vàng cam.
Hình cầu, đường kính khoảng 5 - 12 µm, sống riêng lẻ.
M7 Tốc độ mọc nhanh, bề mặt nhẵn, khô, khi mới phát triển khuẩn lạc có màu hồng nhạt, khi già có màu hồng đậm hơn.
Hình bầu dục, đường kính khoảng 3- 7 µm, sống tập đoàn.
M8 Tốc độ mọc nhanh, bề mặt bóng, ướt, khuẩn lạc có màu hồng nhạt sau đó chuyển sang màu hồng đậm.
Hình cầu, đường kính 3 - 8 µm, sống tập đoàn
M9 Tốc độ mọc chậm, bề mặt bóng ướt, khuẩn lạc có màu trắng đục.
Hình elip, đường kính khoảng 4 - 18 µm, sống tập đoàn.
M10 Tốc độ mọc chậm, bề mặt bóng, khi mới phát triển khuẩn lạc màu trắng, khi già có màu hồng đậm.
Hình cầu, đường kính 15 - 20 µm, sống tập đoàn.
Hầu hết các dòng vi tảo này phát triển khá tốt trên môi trường thạch GYPSct, thời gian để khuẩn lạc xuất hiện là từ 2 đến 3 ngày ủ tối ở 28oC±1. Màu sắc khuẩn lạc của các dòng đa số là trắng đục và trắng ngà ngoại trừ một số dòng M10, M1, M6, B8, Đ14 và B3 là khuẩn lạc có màu đặc trưng (hồng, vàng, vàng cam) và có sự thay đổi màu sắc khuẩn lạc theo tuổi của khuẩn lạc. Điều này là do sự tích lũy carotenoid nội bào của vi tảo. Đây cũng là đặc điểm đặc trưng của khuẩn lạc của nhiều dòng vi tảo dị dưỡng như Thraustochytrium và Schizochytrium đã được phân lập trong những
khi già có màu vàng đậm.
M19 Tốc độ mọc nhanh, bề mặt bóng, khi mới phát triển khuẩn lạc màu vàng nhạt, khi già có màu vàng đậm.
Hình cầu, đường kính khoảng 2 - 14 µm, sống riêng lẻ.
M27 Tốc độ mọc trung bình, bề mặt nhẵn,
khô, khuẩn lạc có màu vàng nhạt. Hình bầu dục, đường kính khoảng 3-14 µm, sống tập đoàn.
Đ14 Tốc độ mọc trung bình, bề mặt khô, khi mới phát triển khuẩn lạc màu trắng, khi già có màu hồng nhạt.
Hình cầu, đường kính khoảng 3 - 6 µm, sống tập đoàn
nghiên cứu trước đó (Aki et al., 2003; Chatdumrong et al., 2007; Hoàng Thị Lan Anh et al., 2010; Arafiles et al., 2011).
Hình thái tế bào các của 15 dòng vi tảo cũng đa dạng, đa số dòng có hình cầu, số ít dòng có hình elip và số còn lại có hình bầu dục. Đặc biệt tế bào của dòng Đ14 có khả năng phát triển và phân chia thành từng cụm gồm 2, 4, 8 tế bào hay nhiều hơn. Đây cũng là đặc điểm đặc trưng của các dòng vi tảo thuộc vi tảo Thraustochytrid (Goldstein và Belsky, 1964).
Những dòng vi tảo phân lập được khác nhau về cả hình dạng khuẩn lạc, tế bào và nguồn gốc mẫu phân lập, chứng tỏ rằng hệ vi tảo sống rất đa dạng trên các mẫu lá ở các vùng nước mặn.
Dựa vào các đặc điểm của khuẩn lạc, hình dạng tế bào, 15 dòng vi tảo được nhận diện thuộc nhóm vi tảo Thraustochytrid. Trong đó 4 dòng vi tảo B3, M6, M10 và Đ14
Hình 4.2: Hình thái tế bào của một số dòng vi tảo dƣới kính hiển vi (×1000) (A)M7; (B)B8; (C)M6; (D)M10; (E)B3; (F)Đ14 D C A B E F
có màu vàng hoặc hồng và được phân lập từ các nguồn lá khác nhau như lá bần (B3), lá mắm (M6, M10), lá đước (Đ14) được chọn để thực hiện các thí nghiệm tiếp theo.