Kết quả đánh giá hiệu quả chọn lọc môi trƣờng để tăng sinh khối vi tảo

Một phần của tài liệu phân lập, khảo sát một số đặc điểm sinh học và tuyển chọn môi trường nuôi cấy giúp tăng sinh khối vi tảo thraustochytrid (Trang 42)

Sau khi xử lý bằng phần mềm Excel thu được các biểu đồ sinh trưởng của bốn dòng vi tảo như sau:

B ct A ct , , ,

Hình4.7. Đƣờng sinh trƣởng của 4 dòng vi tảo A:B3; B:M6; C:M10 và D:Đ14

Dựa vào kết quả phân tích TLKTB đã cho thấy sinh khối tế bào của các dòng vi tảo khi được nuôi cấy trong môi trường GYPSct đạt cao nhất vào ngày thứ năm (0,542gTLK/100ml ở dòng B3, 0,578g TLK/100ml ở dòng M6, 0,348gTLK/100ml ở dòng M10 và 0,552gTLK/100ml ở dòng Đ14). Sau đó thì sự phát triển của các dòng tảo bị giảm dần theo thời gian (Hình A, B, C, D). Trong khi đó bốn môi trường còn lại đã gia tăng đáng kể sinh khối tế bào các dòng vi tảo, ở ngày thứ năm thì sinh khối tế

D

ct

C

bào các dòng vi tảo B3 và Đ14 đạt từ 0,9-1gTLK/100ml cao hơn gấp 2 lần so với môi trường GYPSct. Đặc biệt hơn, đỉnh sinh trưởng các dòng vi tảo khi nuôi trên bốn loại môi trường này là vào ngày thứ 10 - 11, mặc dù từ ngày thứ 12 sinh khối tế bào vẫn còn gia tăng nhưng sự gia tăng này khác biệt không ý nghĩa so với ngày thứ 10 (Hình A, B, C và D). Xét tại thời điểm 10 ngày thì sinh khối vi tảo ở môi trường NM-5 cao hơn các môi trường còn lại, cụ thể sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở dòng B3 hay M10. Môi trường NM-8%glucose và môi trường F-8%glucose có các thành phần môi trường như Glucose, cao nấm men và peptone rất giống nhau nhưng môi trường F-8 sử dụng 50% nước biển tự nhiên (có nồng độ muối trung bình 15‰) còn môi trường NM-8 sử dụng NaCl nồng độ 1‰ có bổ sung 10‰ MgSO4 , hai môi trường còn lại

NM-5% glucose và môi trường F-5%glucose cũng có thành phần tương tự như hai môi tường tương quan nhưng nồng độ glucose được sử dụng là 5%. Dựa vào đường tăng trưởng các dòng vi tảo có thể thấy trong giai đoạn 1-10 ngày nuôi cấy cả bốn loại môi trường có hiệu quả gần tương đương nhau (khác biệt không có ý nghĩa thống kê). Tuy nhiên từ ngày 11 đến 12 thì có sự khác biệt về tốc độ phát triển các dòng vi tảo, cụ thể dòng B3 đã tăng sinh khối 2,4g/100ml khi được nuôi cấy trên môi trường NM-5, tiếp theo là 2,0g/100ml khi nuôi trên môi trường NM8 khác biệt có ý nghĩa thống kê, các dòng còn lại mặc dù NM-5 cho sinh khối lớn hơn nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Từ kết quả này môi trường NM-5% glucose được chọn là môi trường thích hợp nhất vì chuẩn bị môi trường đơn giản như không cần sử dụng nước biển mà chỉ sử dụng NaCl 1%o nên rất hiệu quả kinh tế nếu muốn nuôi vi mô công nghiệp trong các bình nuôi bằng kim loại và cũng vì lý do đó NM-5 được dùng làm môi trường nuôi cấy cho các thí nghiệm tiếp theo.

Báo cáo của Matsuura et al. (2012), khi sử dụng môi trường căn bản với nồng độ glucose khác nhau để nuôi cấy dòng vi tảo Auranitochytrium sp đã cho thấy với nồng độ glucose 3-6% sinh khối đạt 0,4-0,5g/10mL ở ngày thứ tư nhưng sau đó thì sinh khối giảm dần theo thời gian. Trong nghiên cứu của Taha et al. (2013) cũng cho thấy môi trường NM-8 cho sinh khối cao nhất 2,5g/100mL đối với chủng Schizochytrium limacinum SR21 khi nuôi đến ngày 5. Sự sản xuất sinh khối của tảo Thraustochytrid thường tỷ lệ thuận với nồng độ glucose (Bowles et al. 1999). Tuy nhiên, Arafiles et al. (2011) cho biết cả hai dòng vi tảo Thraustochytrium sp và Schizochytrium sp được dùng trong nghiên cứu này khi môi trường có nồng độ glucose thấp. Từ đó, nồng độ

glucose thường được dùng để tối ưu hóa điều kiện nuôi cấy biến thiên từ 3-12% và cũng không phải tất cả các dòng vi tảo đều tăng trưởng trong môi trường có nồng độ glucose cao.

Trong nghiên cứu này sinh khối vi tảo đạt 0,5-0,8g/100ml vào ngày thứ tư nhưng cũng cao hơn các nghiên cứu trước đây và sinh khối liên tục tăng cho đến ngày 11-12 gấp 3-4 lần so với ngày thứ tư.

Một phần của tài liệu phân lập, khảo sát một số đặc điểm sinh học và tuyển chọn môi trường nuôi cấy giúp tăng sinh khối vi tảo thraustochytrid (Trang 42)