Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty: Bảng 5: Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần may Nhà Bè (Trang 32)

P. TỔNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH SX XNK

2.3.3.Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty: Bảng 5: Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty

Đơn vị tính: USD

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%)

KNXK 165,123,369.00 66.61 211,595,655.00 75.14 251,872,830.00 77.67

KNNK 82,782,666.00 33.39 69,996,093.00 24.86 72,421,592.00 23.33

TKNXNK 247,906,035.00 100.00 281,591,748.00 100.00 324,294,422.00 100.00

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)

Biểu đồ 2: Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty

Nhận xét:

Việc xuất khẩu của công ty là chủ đạo, luôn chiếm rất cao, cụ thể như năm 2007 xuất khẩu chỉ đạt 165,123,369.00USD nhưng đến năm 2009 đã đi khá xa là 251,872,830.00USD.

Một điều nhận ra rằng, việc xuất khẩu đối với công ty ngày càng thuận lợi hơn, được nhiều khách hàng trên thế giới tin tưởng và đặt hàng; để được như vậy phải kể đến đội ngũ Ban lãnh đạo cũng như đội ngũ công nhân viên nhà bè.

2.3.3.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu: Bảng 6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu tại công ty

Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Châu Âu 107,632,451.00 51.07 122,563,478.00 52.73 124,402,683.00 49.41 Châu Mỹ 77,137,854.00 36.60 82,651,753.00 35.56 98,961,402.00 39.30 Châu Á 25,967,543.00 12.32 27,223,157.00 11.71 28,415,163.00 11.29 Khác 2,031.00 0.00 2,157.00 0.00 2,438.00 0.00 Tổng 210,739,879.00 100.00 232,440,545.00 100.00 251,781,686.00 100.00 Đơn vị tính: USD

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)

Biểu đồ 3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu Nhận xét:

Nhìn chung xuất khẩu qua các thị trường tăng đều trong các năm và tốc độ tăng trưởng ngày càng cao. Cụ thể năm 2008 so với 2007 tăng bình quân 10.30% , năm 2009 so với năm 2008 tăng 8.32%

Châu Mỹ: đây là thị trường truyền thống và được xem là thị trường quan trọng

của công ty, bởi lẽ thị trường này chiếm khá cao về giá trị lẫn tỷ trọng. Cụ thể, năm 2007 chiếm 77,137,854.00 USD; năm 2008 chiếm 82,651,753.00 USD; năm 2009 chiếm 98,961,402.00 USD. Trong đó thị trường Hoa Kỳ được coi là thị trường chủ lực của công ty, chiếm giá trị khá cao. Mặc dù có sự tăng trưởng kim ngạch từng thị trường qua từng năm, nhưng đặc biệt hơn hết là công ty bắt đầu có những khách hàng mới như Ecuador, Brazil.

Châu Âu: thị trường này đang có chiều hướng gia tăng về giá trị lẫn tỷ trọng kim

ngạch xuất khẩu. Cụ thể năm 2007 chiếm 107,632,451.00 USD; năm 2008 chiếm 122,563,478.00 USD và 2009 chiếm 124,402,683.00 USD; bên cạnh đó công ty cũng đã tìm kiếm được nhiều khách hàng trên thị trường này, như Hy Lạp, Slovenia, Balan, Rumani,…

Châu Á: đây là thị trường láng giềng. Các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc,

Nhật, Đài Loan, Hồng Kông; có thế mạnh về hàng dệt may nhưng công ty vẫn duy trì được kim ngạch xuất khẩu qua các thị trường này.

Các quốc gia khác như Nam Phi, Úc, Newzeland bắt đầu để ý đến ngành hàng xuất khẩu của công ty. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu sang các nước này vẫn còn thấp.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần may Nhà Bè (Trang 32)