nhanh trong 10-15 ngày đầu, đặc biệt đạt ngưỡng cực đại sau khoảng 5-7 ngày. Sự biến thiên của nhiệt độ tùy thuộc vào từng nguyên liệu. Ngoài ra còn có sự ảnh hưởng lớn của yếu tố môi trường và thời tiết.
Trong 2 công thức ủ thì nhiệt độ của đống ủ thí nghiệm tăng nhanh và tăng cao hơn đạt cực đại sau 7 ngày ủ và đạt 620C, trong khi đó ở đống ủ đối chứng nhiệt độ cực đại sau 9 ngày là 550C. Do vậy, thường làm cho độ ẩm thấp (điều này sẽ làm giảm mức độ hoạt động của các VSV) nên cần kiểm tra thường xuyên để bổ sung nước.
Sau khi đạt được nhiệt độ cực đại thì nhiệt độ của 2 đống ủ giảm dần để các VSV ưa ấm tiếp tục hoạt động phân giải các chất hữu cơ trở thành hoai mục có thể dùng làm phân hữu cơ bón cho cây trồng. Nhiệt độ của đống ủ thực nghiệm sau 40 ngày ủ là 280C và nhiệt độ của đống ủ đối chứng là 290
C.
4.3.4. Thành phần các chất dinh dưỡng trong phân bón được chế biến từphế phụ phẩm nông nghiệp phế phụ phẩm nông nghiệp
Hiệu quả của quy trình ủ phế phụ phẩm nông nghiệp còn thể hiện ở hàm lượng photpho, kali, nitơ. Tiến hành đánh giá các tiêu chí trên ở đống ủ rơm rạ trước và sau khi xử lý, số liệu được trình bày ở bảng 4.11
Bảng 4.11. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân ủ
Chỉ tiêu
Thời gian
Trước khi ủ Sau khi ủ
Đống ủĐC Đống ủ TN pH 6,50 7,17 6,85 Tổng P % 0,38 0,7 1,29 Tổng N% 1,1 1,6 1,96 Tổng K % 1,2 1,29 2,29 (Nguồn:Kết quả phân tích mẫu)
0 1 2 3 4 5 6 7 8 Đống ủĐC Đống ủ TN
Trước khi ủ Sau khi ủ Thời gian
pH Tổng P % Tổng N % Tổng K %
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của các chỉ tiêu trước và sau khi ủ phế phụ phẩm nông nghiệp
Sau khi tiến hành ủ được 40 ngày thì hiệu quả của quy trình ủ phế thải rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh vật như sau:
- Đống ủ rơm rạ xử lý bằng chế phẩm VSV có màu nâu đen, tơi xốp, rất dễ vỡ vụn, pH = 6,85 (nằm trong khoảng trung tính) rất phù hợp với khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng không làm chua đất.
-Sau khi ủ 40 ngày, hàm lượng N tổng số tăng từ 1,1% lên 1,6% với đống ủ đối chứng và tăng lên 1,96 % với đống ủ thí nghiệm. Như vậy, N tổng số ở đống ủ thí nghiệm cao hơn so với ở đống ủ đối chứng. Do trong quá trình ủ có các VSV cố định nitơ nên làm tăng hàm lượng N trong đống ủ.
- Hàm lượng Ptổng sốtrước khi ủ là 0,38%, sau khi ủ là 0,7% với đống ủ đối chứng và 1,29% đối với đống ủ thí nghiệm. Hàm lượng K tổng số trong đống ủ thí nghiệm là 2,29% cao gấp 1,7 lần đối với đống ủ đối chứng.
Như vậy, ủ phế phụ nông nghiệp bắng chế phẩm VSV đã rút ngắn thời gian ủ rơm rạ từ 3-4 tháng xuống còn 40- 50 ngày. Điều này rất có ý nghĩa