Các biện pháp xử lý phế thải nông nghiệp đã được áp dụng ở địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp tại xã Phúc Xuân - Tp Thái Nguyên. (Trang 48)

Hiện tại trên địa bàn xã công tác thu gom xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp chưa được chú ý và quan tâm của các cấp ủy đảng và người dân chưa nhận thức được hậu quả của việc thải bỏ phế phụ phẩm nông nghiệp ra môi trường. Đại đa phần là người nông dân sau khi thu hoạch chất đống phế phụ phẩm nông nghiệp lên để khô và đốt một cách tự do không có chế độ quản lý biện pháp an toàn nào, cả quá trình này đã thải ra môi trường hàm lượng lớn khí thải CO2 và tro bụi bay gây ô nhiễm không khí khu vực, còn một số ít người dân bỏ tại ruộng hoặc thu gom rơm phơi khô dự trữ cho trâu bò vào mùa đông.

Sau khi tiến hành điều tra 90 hộ dân tại xã Phúc Xuân về hình thức xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp, ta thu được bảng sau:

Bảng 4.6. Hình thức xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp của xã Phúc Xuân TT Hình thức sử dụng Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Ủ làm phân 2 2,22 2 Đốt 53 58,89 3 Làm thức ăn gia súc 21 23,33 4 Phương pháp khác 14 15,56 5 Tổng 90 100,00 (Nguồn: Kết quảđiều tra, phỏng vấn)

Qua bảng trên, ta thấy xã Phúc Xuân có rất nhiều hình thức xử lý phế thải nông nghiệp sau thu hoạch (đốt, ủ làm phân, làm thức ăn gia súc và các phương pháp khác), trong đó phương pháp đốt ngay trên đồng ruộng đặc biệt là rơm rạ được người dân áp dụng nhiều nhất 58,89% (trong tổng số 90 hộ). Sở dĩ như vậy, vì theo họ đốt là phương pháp đơn giản, dễ làm, tiết kiệm sức lao động . Sau khi đốt họ lấy tro để bón ruộng hoặc dùng vào mục đích khác. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là gây mất mát lớn một lượng chất dinh dưỡng, gây ô nhiễm môi trường không khí, gây hiệu ứng nhà kính và các bệnh hô hấp, gây hiện tượng khói mù cản trở tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông. Vì vậy, trong tương lai gần phương pháp này cần phải được loại bỏ.

Biện pháp sử dụng phế thải làm thức ăn gia súc chiếm 23,33% . Đây là biện pháp bền vững hơn so với phương pháp đốt. Các phế phụ phẩm này được giữ lại làm thức ăn cho trâu, bò,…. Tuy nhiên do số lượng gia súc chăn nuôi trong xã không nhiều, trâu bò trước đây chăn nuôi lấy sức kéo thì giờ đây đã được thay thế bằng máy móc.

Biện pháp xử lý phế thải bằng cách ủ để làm phân bón chiếm tỉ lệ thấp 2,2%, do đa số các hộ nông dân cho rằng ủ phân mất khá nhiều thời gian và công sức mà chất lượng phân ủ chưa cao nên hiện nay người dân chủ yếu dùng phân bón hóa học vừa tiết kiệm được thời gian lại có hiệu quả nhanh trong trồng trọt.

Ngoài ra nhiều người dân sử dụng các biện pháp khác nhưlàm chất độn chuồng, vùi trực tiếp vào đất, bỏ phế thải bừa bãi trên đồng ruộng cho nó tự phân hủy, tận dụng làm nguyên liệu che phủ hạn chế cỏ dại cho cây chè hay vứt trên lề đường, sông suối, việc làm này gây mất mỹ quan môi trường và tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.

4.2.4. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác thu gom xử lý phế thải nông nghiệp tại xã Phúc xuân, thành phố Thái Nguyên

* Thuận lợi

- Việc sản xuất đại trà theo mùa vụ giúp cho việc thu gom và xử lý phế thải được dễ dàng.

- Hệ thống giao thông đường làng đều to, rộng và được trải nhựa hoặc bê tông là điều kiện thuận lợi cho việc thu gom và vận chuyển phế thải nông nghiệp sau khi thu hoạch về xử lý.

- Trình độ học vấn ở đây khá cao nên người dân dễ dàng tiếp thu các hướng dẫn về thu gom và xử lý phế thải.

* Khó khăn

- Người dân ngại thay đổi thói quen đốt rơm ra, mặc dù biết nó là biện pháp không hiệu quả nhưng cũng không muốn thay đổi sang hình thức xử lý khác.

- Hiệu quả của phân hữu cơ không nhìn thấy ngay sau khi sử dụng như phân hóa học.

4.3.Kết quả nghiên cứu xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ sinh học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp tại xã Phúc Xuân - Tp Thái Nguyên. (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)