- Phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, thân lá ngô,...
3.2. Địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu : Tại xã Phúc Xuân-Thành phố Thái Nguyên. - Thời gian nghiên cứu : Từ ngày 20/01/2014 đến ngày 30/04/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1.Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phúc Xuân.
3.3.3.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý, địa hình - Khí hậu, thủy văn
- Đặc điểm đất đai.
3.3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
- Đặc điểm kinh tế
- Đặc điểm về dân số và lao động - Đặc điểm về y tế văn hóa, gióa giục
3.3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
3.3.2. Đánh giá số lượng và tình hình sử dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp tại xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên. tại xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên.
- Thành phần, khối lượng phế thải nông nghiệp
- Các biện pháp xử lý phế thải nông nghiệp đã được áp dụng ở địa phương - Những tồn tại của các biện pháp xử lý đã được sử dụng
3.3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác thu gom xử lý phế thải nông nghiệp tại xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên.
- Thuận lợi - Khó khăn
3.3.4. Xây dựng đống ủ theo quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp
3.3.5. Đề xuất quy trình kỹ thuật sản xuất phân bón hữu cơ sinh học.
3.3.6. Sử dụng phân hữu cơ sinh học thành phẩm và phân hóa học để trồng cây rau muống, theo dõi khả năng sinh trưởng của cây và so sánh hiệu quả về cây rau muống, theo dõi khả năng sinh trưởng của cây và so sánh hiệu quả về kinh tế và môi trường giữa hai loại phân này.
3.3.7 Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý phế phẩm nông nghiệp - Giải pháp về cơ chế chính sách - Giải pháp về cơ chế chính sách
- Giải pháp về tổ chức, quản lý - Giải pháp về công nghệ
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
* Yêu cầu: Thu thập thông tin số liệu thứ cấp liên quan: - Báo cáo định kỳ về tình hình kinh tế xã hội của xã
- Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Phúc Xuân - TP Thái Nguyên - Hiện trạng phế phẩm nông nghiệp tại địa phương
* Phương pháp thu thập qua:
- Các sách, báo, các văn kiện, các tài liệu công trình nghiên cứu khoa học có liên quan và đã được công bố
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp - Phương pháp quan sát thực địa - Phương pháp quan sát thực địa
- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA): tiến hành làm phiếu điều tra và phỏng vấn 90 hộ. Cách chọn hộ: chọn ngẫu nhiên, chọn những hộ đại diện, những hộ thuần nông. Phỏng vấn bằng những câu hỏi có sẵn và câu hỏi mở.
3.4.3. Xây dựng mô hình thí nghiệm xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ sinh hoc phân hữu cơ sinh hoc
- Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí với 2 công thức
+ Công thức 2: Công thức thực nghiệm (200 kg rơm rạ + nước + chế phẩm vi sinh vật BIO – TMT)
- Tiến hành thí nghiệm7
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
1. Rơm rạ 200 kg cho mỗi đống ủ 2. Chế phẩm vi sinh BIO – TMT 1lít
3. Các chất phụ gia: NPK, phân gia súc, gia cầm
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
+ Dụng cụ gồm dao sắc, vật kê (khúc gỗ)
+ Dùng dao chặt nhỏ nguyên liệu rơm rạ với kích thước càng nhỏ càng tốt (5-10 cm) . Đối với rơm rạ tươi cần ủ trước 25-30 ngày, rơm rạ khô nên tưới ẩm trước khi ủ 12h.
Bước 3: Trộn chế phẩm với nguyên liệu ủ
1. Trộn đều phế phụ phẩm nông nghiệp với phân gia súc, gia cầm 2. Rắc đều NPK vào đống ủ
3. Với đống ủ thí nghiệm: Hòa chế phẩm với nước sạch và tưới đều lên phế phụ phẩm để đống ủ đạt độ ẩm 50-60%
Với đống ủ đối chứng : Bổ sung nước vào phế phụ phẩm để đạt độ ẩm 50-60%
4. Dùng cào, cuốc đánh thành đống rộng khoảng 1m dài 1,5m cao 1m
Bước 4: Che phủđống ủ phân
Sau khi ủ xong ta phải che đậy đống ủ bằng bạt hoặc nilion. Vào mùa đông, cần phải che đậy kỹ để nhiệt độ đống ủ đạt 40- 500
C
Bước 5: Đảo trộn
+ Sau khi ủ vài ngày nhiệt độ tăng lên cao khoảng 40-500C. Nhiệt độ này sẽ làm cho nguyên liệu bị khô và không khí cần cho hoạt động của vi sinh vật cũng ít dần đi. Vì vậy cứ khoảng 10-15 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn và nếu nguyên liệu khô thì bổ sung thêm nước.
Sau 35-50 ngày có thể sử dụng làm phân bón được.
3.4.4. Phương pháp theo dõi thực nghiệm
- Theo dõi diễn biến màu sắc và mùi vị của đống ủ : theo dõi sự thay đổi màu sắc qua các ngày trong tháng. Cứ 10 ngày kết luận sự thay đổi màu sắc của các đống ủ một lần.
- Theo dõi khối lượng : cân khối lượng nguyên liệu ủ ban đầu và sau 10 ngày lại cân lấy kết quả.
- Theo dõi thể tích đống ủ: Để xác định sự suy giảm thể tích của đống ủ tiến hành:
+ Đo thể tích đống ủ ban đầu
+ 15 ngày đầu cách 3 ngày tiến hành đo thể tích đống ủ 1lần, từ sau 15 ngày thì cứ 5 ngày đo 1 lần.
+ Cách đo như sau: đo diện tích đáy đống ủ ( đo chiều dài, chiều rộng đống ủ) và chiều cao đống ủ.
Xác định bằng công thức:
V = 1/3a.b.h
Trong đó :V: thể tích (m3
) h: chiều cao của đống ủ (m) a: chiều rộng của đống ủ (m) b: chiều dài của đống ủ (m) - Đo nhiệt độ :
+Sử dụng nhiệt kế 1000C đo nhiệt độ 2 đống ủ. +Cách đo như sau:
Lấy cây gỗ nhỏ thân cứng đóng vào phần giữa đống ủ sâu 0,4-0,6m sau đó lấy cây ra và đặt nhiệt kế vào khoảng 5 phút lấy ra xem kết quả.
Đo nhiệt độ vào khoảng thời gian nhất định trong ngày là lúc 9 giờ sáng và 4 giờ chiều, sau đó lấy giá trị trung bình.
3.4.5. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm:
Cách lấy mẫu phân tích: Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu hỗn hợp. Nguyên tắc của lấy mẫu hỗn hợp là lấy mẫu riêng biệt ở nhiều điểm khác nhau sau đó hỗn hợp lại. Thông thường lấy từ 5-10 điểm rồi hỗn hợp lại để lấy mẫu trung bình. Khi lấy mẫu riêng biệt cần tránh các vị trí khác biệt không có tính đại diện.
+ Lấy mẫu riêng biệt: Mỗi đống ủ lấy 5 mẫu tại 5 vị trí theo cách lấy mẫu theo đường dích dắc, tại mỗi vị trí lấy khoảng 400g phân bỏ vào 1 túi nilon lớn.
+Trộn mẫu và lấy mẫu hỗn hợp : Các mẫu riêng biệt được băm nhỏ và trộn đều trên nilon. Sau đó dàn mỏng rồi chia làm 4 phần theo đường chéo, lấy 2 phần đối diện nhau rồi trộn lại được mẫu hỗn hợp, lượng mẫu hỗn hợp được bỏ vào túi nilon, ghi phiếu mẫu và đem phân tích tại Viện khoa học sự sống các chỉ tiêu sau:
+ N tổng số: Phân tích bằng phương pháp Kjeldahl + P tổng số: Phân tích bằng phương pháp so màu
+ K tổng số: Phân tích bằng phương pháp quang phổ ngọn lửa + pH: Theo TCVN 5979 - 2000
3.4.6. Theo dõi sinh trưởng của cây rau muống
- Thời gian trồng : từ 30/03 đến 30/04 năm 2014
- Diện tích trồng : 7m2 chia làm 02 luống nhỏ mỗi luống 3m2. Luống thứ nhất gieo rau bằng phân hữu cơ sinh học, luống thứ hai gieo rau bằng phân hóa học. Sau khi gieo trồng 10 ngày thì theo dõi.
3.4.7. Phương pháp thống kê sử lý số liệu: Sử dụng phần mềm thống kê chuyên dụng Excel. chuyên dụng Excel.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lí
Xã Phúc Xuân nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Thái Nguyên cách Trung Tâm thành phố 12 km theo đường Hồ Núi Cốc. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 1.835,88 ha. Địa giới hành chính của xã tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau:
- Phía Bắc giáp xã Cù Vân, xã An Khánh - huyện Đại Từ.
- Phía Nam giáp xã Phúc Tân - huyện Phổ Yên, xã Phúc Trìu - Thành phố Thái Nguyên.
- Phía Đông giáp xã Phúc Hà, xã Quyết Thắng - TP Thái Nguyên. - Phía Tây giáp xã Tân Thái - huyện Đại Từ.
Xã Phúc Xuân được chia thành 15 xóm, đang trong quá trình nghiên cứư đầu tư phát triển mạnh. Cơ sở của xã đã và đang được đầu tư nâng cấp. Cùng với tuyến đường Hồ Núi Cốc là huyết mạch lưu thông đi thành phố và các xã lân cận đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, mở rộng thương mại - du lịch với các xã lân cận và thành phố.[17]
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Phúc Xuân có địa hình dạng đồi núi, xen kẽ là ruộng thấp trũng dễ ngập úng khi có lượng mưa lớn.
Cao độ nền xây dựng từ 26m đến 27m so với mực nước biển. Cao độ tự nhiên thấp nhất từ 20m đến 21m so với mực nước biển. Cao độ cao nhất từ 50m đến 60m so với mực nước biển.
Phúc xuân là một xã miền núi nằm ở phía Tây thành phố, có địa hình tương đối thuận lợi, đồi núi nằm rải rác bao quanh tạo mặt bằng không đồng
đều có chỗ cao và trũng. Chỉ vì lẽ đó gây khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp và bố trí công trình.[17]
4.1.1.3. Khí hậu
Xã Phúc Xuân có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Khí hậu được chia làm bốn mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông, sự thể hiện rõ rệt là mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mang tính chất khí hậu chung của khí hậu miền Bắc nước ta.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình khoảng 22 - 230C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 370C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 30
C.
- Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1.588 giờ. Tháng 5 - 6 có số giờ nắng nhiều nhất (khoảng 170 - 180 giờ)
- Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 2.007 mm/năm, tập chung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9 ) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất.
- Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82%. độ ẩm không khí nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất là tháng 7 (mùa mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 -17%.
- Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do nằm xa biển nên xã Phúc Xuân nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.
+ Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa lạnh, kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau. Gió xuất hiện kèm theo mưa gây ra các hiện tượng rét đậm kéo dài, sương mù đôi khi có sương muối gây ảnh hưởng đến đời sống sản xuất.
+ Gió mùa Đông Nam thổi vào mùa nóng, từ tháng 4 đến tháng 10, vào các tháng 6, 7, 8 đôi khi có xuất hiện gió Tây nam khô và nóng.
Các hiện tượng bất thường của thời tiết như mưa lũ, nắng nóng kéo dài, mưa đá… ít xảy ra.[17]
4.1.1.4. Thực vật
Thảm thực vật: Hệ thực vật ở đây mang đặc tính của khu bản địa Bắc nên chủ yếu là rừng tái sinh trồng keo và bạch đàn.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Dân số
Cơ cấu dân số của xã Phúc Xuân được thể hiện dưới bảng 4.1
Bảng 4.1.Tình hình biến động dân số của xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2012 STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm So sánh 2012 – 2010 2010 2011 2012 Số % 1 Tổng số nhân khẩu Người 6.520 7.456 7.991 1.447 22.6 2 Tổng số hộ Hộ 1.712 1.880 1.978 266 15.7 2.1 Hộ sản xuất PNN Hộ 420 634 890 470 111.9 2.2 Hộ sản xuất NN Hộ 1.292 1.246 1.088 -204 - 15.8 3 Tỷ lệ gia tăng dân số % - 1,14 1,22 0,22
(Nguồn: UBND xã Phúc Xuân)[17]
Qua bảng 4.1 ta thấy tổng số dân trong xã năm 2011 là 7.991 người, trong đó nam giới có 4299 người (chiếm 53,8% tổng số dân toàn xã), nữ giới là 3692 người (chiếm 46,2% tổng số dân toàn xã). Giai đoạn 2009 - 2011, số hộ sản xuất phi nông nghiệp và số hộ sản xuất nông nghiệp tỉ lệ nghịch; số hộ sản xuất phi nông nghiệp tăng dần lên phù hợp với xu thế phát triển công nghiệp, dịch vụ của thành phố cũng như trên địa bàn toàn tỉnh Thái Nguyên.
Năm 2009,tổng só hộ gia đình tham gia sản xuất là 1.712 trong đó số hộ sản xuất PNN là 420 hộ chiếm 24.5%, sản xuất NN của xã lần lượt là 1.292 hộ chiếm 75.5%, đến năm 2011 tổng số hộ gia đình trên địa bàn xã là 1.978 trong đó số hộ sản suất PNN là 890, và 1088 hộ sản xuất NN tương ứng với tỉ lệ là 45% và 55%. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm do quá trình đô thị hóa, chuyển mục đích sử dụng, lực lượng lao động sản xuất nông nghiệp giảm thay vào đó là sự gia tăng lao động trong khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh.
4.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế
* Khu kinh tế nông nghiệp
Xác định vị trí quan trọng sản xuất Nông - Lâm nghiệp là chủ yếu, trong 5 năm qua được sự hỗ trợ của nhà nước và đầu tư các chương trình, dự án, khuyến nông tăng hệ số sử dụng đất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật...kết quả có nhiều chuyển biến tích cực về diện tích, năng suất và sản lượng.
- Về trồng trọt: Tập chung chủ yếu vào các loại cây: Lúa, ngô, đỗ tương, đậu, đặc biệt là cây chè và các loại cây công nghiệp ngắn ngày, các loại rau mầu khác, sản xuất hai vụ lúa là vụ xuân và vụ mùa.
+ Lúa vụ xuân: năm 2013 diện tích đạt 180 ha, năng suất đạt 48,4 tạ/ha, sản lượng đạt 849,6 tấn.
+ Lúa vụ mùa: năm 2013diện tích đạt 277 ha, năng suất đạt 45,1 tạ/ ha, sản lượng 1271,2 tấn
+ Cây ngô: diện tích gieo trồng đạt 72 ha, năng suất bình quân đạt 40,8 tạ/ha, sản lượng đạt 293,1 tấn.
+ Cây đỗ tương diện tích trồng cả năm 25 ha, năng suất 17 tạ/ha, sản lượng 42,6 tấn.
+ Cây lạc diện tích trồng cả năm 30 ha, năng suất 18 tạ/ha, sản lượng 54,0 tấn.
+ Cây khoai lang diện tích trồng cả năm 23 ha, năng suất 53,2 tạ/ha, sản lượng 1.223,6 tấn.
+ Cây chè: tổng diện tích chè hiện có 328,5 ha; trong đó chè kinh doanh 283,5 ha, năng suất 155 tạ/ha, sản lượng đạt 4.394,3 tấn ( riêng chè thâm canh 235 ha, năng suất 155 tạ/ha, sản lượng đạt 3.642,5 tấn búp tươi). Diện tích trồng chè mới là 4 ha, trồng phục hồi là 5 ha.
- Về chăn nuôi: Đàn gia súc chú ý phát triển một số vùng, hộ chăn nuôi năm 2013 tổng số đàn gia súc, gia cầm, trong đó:
+ Đàn trâu, bò 380 con + Đàn lợn 4.000 con
+ Đàn gà, vịt khoảng 50.000 con
Tỷ lệ phòng dịch gia súc, gia cầm được quan tâm và thực hiện theo sự chỉ đạo của UBND thành phố nên trên địa bàn xã không có dịch bệnh xảy ra.